Thành Phần Của Không Khí - Sự Cháy Và Sự Oxi Hóa Chậm
Có thể bạn quan tâm
Như chúng ta biết, trong không khí có rất nhiều chất khí. Vậy thành phần của không khí gồm những chất khí nào? Không khí có liên quan gì đến sự cháy và sự oxi hóa chậm trong không khí là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin này các bạn nhé!
Tóm tắt nội dung
- Thành phần của không khí – Sự cháy và sự oxi hóa chậm
- 1. Thành phần của không khí
- 2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
- Bài tập về sự cháy và oxi hóa chậm trong không khí
Thành phần của không khí – Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Thành phần của không khí
– Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nhiều nhất là khí N2 chiếm khoảng 78% thể tích và O2 chiếm 21% thể tích.
Thành phần của không khí
– Ngoài nito và oxi, không khí còn chứa nhiều chất khí khác như: khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm (như Neon Ne, agon Ar…). Các khí này chỉ chiếm 1% thể tích không khí.
2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
a) Sự cháy
Định nghĩa: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ:
- Lưu huỳnh cháy trong oxi: S + O2 → SO2
- Photpho cháy trong oxi: 4P + 5O2 → 2P2O5
b) Sự oxi hóa chậm
Định nghĩa: Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó là sự tự bốc cháy.
Ví dụ:
- Các đồ vật bằng gang, thép để lâu trong không khí bị rỉ sét.
- Sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể.
c) Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy
– Điều kiện phát sinh sự cháy:
- Các chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy
– Biện pháp dập tắt sự cháy (thực hiện 1 hay đồng thời cả 2 biện pháp sau):
- Hạ nhiệt độ chất đang cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách li chất cháy với oxi
Bài tập về sự cháy và oxi hóa chậm trong không khí
Câu 1. Chọn đáp án đúng về thành phần theo thể tích của không khí:
- 21% khí N2, 78% khí O2, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…)
- 21% các khí khác, 78% khí N2, 1% khí O2
- 21% khí O2, 78% khí N2, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,…)
- 21% khí O2, 78% các khí khác, 1% khí N2
Trả lời: Đáp án C đúng.
Câu 2. Không khí ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Trả lời:
– Không khí ô nhiễm có thể gây ra những tác hại:
- Gây hại đến sức khỏe con người, đời sống động và thực vật
- Phá hủy các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu cống, di tích lịch sử…
– Để bảo vệ không khí trong lành, chúng ta cần:
- Xử lý khí thải của các nhà máy, xí nghiệp, các lò đốt, phương tiện giao thông…
- Bảo vệ rừng và trồng rừng
- Trồng nhiều cây xanh
Câu 3. Vì sao sự cháy trong không khí chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy trong oxi.
Trả lời:
Vì trong không khí, O2 chỉ chiếm khoảng 21% thể tích, còn lại chủ yếu là khí N2 nhiều gấp 4 lần thể tích khí oxi. Do đó, diện tích tiếp xúc của chất cháy với O2 ít hơn nhiều lần nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt của quá trình cháy bị tiêu hao để đốt nóng khí N2 nên nhiệt độ đạt thấp hơn.
Câu 4. Nêu sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm?
Trả lời:
Điểm giống nhau: đều là sự oxi hóa
Điểm khác nhau:
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Câu 5. Những điều kiện để một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là gì?
Trả lời:
Điều kiện để một vật có thể cháy và tiếp tục cháy được là:
- Vật đó phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải có đủ oxi cho sự cháy và duy trì sự cháy
Câu 6. Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường dùng vải dày trùm lên hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Tại sao?
Trả lời:
Do xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước để dập tắt đám cháy, xăng dầu sẽ lan ra theo nước làm cho ngọn lửa lan rộng ra càng khó dập tắt. Thay vào đó, người ta dùng vải dày trùm lên đám cháy hoặc dùng cát phủ lên để cách li đám cháy với oxi. Từ đó kiểm soát và dập tắt được đám cháy dễ dàng hơn.
Câu 7. Một người lớn trung bình mỗi giờ hít vào 0,5 m3 không khí và được cơ thể giữ lại 1/3 lượng O2 có trong lượng không khí đó. Vậy trung bình mỗi người một ngày đêm cần:
a) Một thể tích không khí là bao nhiêu?
b) Một thể tích khí O2 là bao nhiêu?
Trả lời:
a) Thể tích không khí cần cho một người một ngày đêm:
Vkk = 0,5 x 24 = 12 m3
b) Thể tích O2 cần cho một người một ngày đêm:
VO2 = 1/5 x 24 = 4,8 m3
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Thành Phần Của Kk
-
Thành Phần Không Khí, Tầm Quan Trọng Và ô Nhiễm | Khí Tượng Mạng
-
Nêu Thành Phần Chính Của Không Khí - Hoàng My
-
Không Khí Có Thành Phần Như Thế Nào ? - Hoc24
-
KH - TUẦN 16- Bài 32 KK Gồm Những Thành Phần Nào - 123doc
-
KH - TUẦN 16- Bài 32 KK Gồm Những Thành Phần Nào - Tài Liệu Text
-
Thí Nghiệm Xác định Thành Phần Không Khí - YouTube
-
Không Khí - Sự Cháy
-
Ô Nhiễm Không Khí Là Gì? Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Không Khí
-
Trình Bày Thí Nghiệm Chứng Minh Thành Phần Của Không Khí
-
Kk
-
Không Khí Là Hỗn Hợp Gồm Nhiều Chất Khí. Thành Phần Theo Thể Tích ...
-
ô Nhiễm Kk Flashcards | Quizlet