Thi Công Sàn Bê Tông Nhẹ Cách Nhiệt Chống Thấm
Có thể bạn quan tâm
Thi công tấm sàn bê tông nhẹ và thi công đổ sàn bê tông nhẹ là 2 giải pháp chống thấm cách nhiệt cho sàn nhà giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ.
Thi công sàn bê tông nhẹ là một trong những bước quan trọng trong dự án xây dựng ngôi nhà cùng với thi công tường bê tông nhẹ, bao gồm xây mới hoặc cải tạo nâng sàn. Đây là lựa chọn mang tính tối ưu về kinh tế, thi công nhanh và khả năng về đặc tính cách nhiệt chống nóng, cách âm và chống thấm cho ngôi nhà.
Sàn bê tông được biết tới là đổ sàn bê tông cốt thép, bê tông đặc thông thường và cốt thép được sử dụng trong trường hợp này, ưu điểm là chắc và bền, tuy nhiên tải trọng lớn đồng nghĩa kết cấu nền móng phải chịu tải lớn, do đó chi phí cao gấp lên nhiều lần. Để giảm tải trọng cho công trình và chi phí, một giải pháp được lựa chọn là sàn bê tông nhẹ.
Sàn bê tông nhẹ là gì?
Sàn bê tông nhẹ còn được gọi là sàn bê tông siêu nhẹ là sàn có tỷ trọng thấp giúp giảm tải trọng lên kết cấu nền móng của ngôi nhà, là sản phẩm được làm từ bê tông nhẹ, bao gồm thi công đổ sàn bê tông nhẹ và lắp ghép tấm sàn bê tông nhẹ.
Bê tông nhẹ chứa hỗn hợp các vật liệu nhẹ vô cơ tỷ trọng thấp, là bê tông có tỷ trọng khô không quá 1800kg/m3, tỷ trọng này thấp hơn 1/5 so với bê tông đặc thông thường. Đặc tính của bê tông nhẹ là cách nhiệt, chống nóng, cách âm và chống thấm nước. Do đó sàn bê tông nhẹ sẽ có độ đặc tính kỹ thuật và nhẹ hơn sàn bê tông thông thường.
Giải pháp thi công sàn bê tông nhẹ
Thi công tấm sàn bê tông nhẹ và thi công đổ sàn bê tông nhẹ là 2 giải pháp khi thi công sàn bê tông nhẹ sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên mát mẻ, chống thấm, chống nóng và cách nhiệt.
1. Thi công lắp ghép tấm sàn bê tông nhẹ
Tấm sàn bê tông nhẹ là sản phẩm dạng tấm panel đúc sẵn từ bê tông nhẹ, bao gồm tấm sàn bê tông bọt CLC, tấm sàn bê tông nhẹ EPS và tấm sàn bê tông khí chưng áp AAC ALC (tấm panel lót sàn).
Kích thước tấm sàn bê tông nhẹ có chiều dày từ 75 - 200mm, chiều rộng 600mm, chiều dài từ 1200-4800mm, được củ thể hóa như sau:
- 1200 x 600 x 75 mm, 2 lớp thép.
- 1200 x 600 x 100 mm, 2 lớp thép
- 1200 x 600 x 150 mm, 2 lớp thép.
- 1500 x 600 x 75 mm, 2 lớp thép
- 1500 x 600 x 100 mm, 2 lớp thép
- 1500 x 600 x 150 mm, 2 lớp thép
- 2200 x 600 x 75 mm - 3000 x 600 x 75 mm, 2 lớp thép
- 2200 x 600 x 100 mm - 4800 x 600 x 100 mm, 2 lớp thép
- 2200 x 600 x 150 mm - 4800 x 600 x 150 mm, 2 lớp thép
- 2200 x 600 x 200 mm - 4800 x 600 x 200 mm, 2 lớp thép
Thiết kết dạng tấm panel có ngàm âm dương dễ dàng lắp ghép, kết cấu 2 lớp thép đan chịu lực có khả năng chiu tải 300kg/m2, được xem là giải pháp thi công nhanh và tiết kiệm tổng chi phí cho dự án.
Tấm sàn bê tông nhẹ giúp sàn giảm tải lên kết cấu nền móng, có thể được thi công sàn mái, sàn nhà lắp ghép hoặc sàn nhà tường gạch và nâng cấp sàn lên tầng. Giúp giảm tới 35%-40% tổng chi phí vật liệu của cả công trình.
Cách thi công tấm sàn bê tông nhẹ như sau: Việc đâu tiên lắp đặt kết cấu thép, dầm thép và đà ngang (xà gồ thép), cần làm đúng theo kết cấu độ chịu lực của các tấm sàn với khoảng cách 400mm hoặc 600mm mỗi nhịp đà. Đảm bảo được việc vững chắc và không có độ nhún của đà. Lắp đặt các tấm sàn bê tông nhẹ theo chiều ngang với đà và hàng trên so le với hàng dưới, sử dụng vữa xi măng hoặc vữa trộn sẵn hoặc keo AB dán tấm bê tông trám trét vào các mạch ngàm âm dương để liên kết lắp ghép các tấm lại với nhau. Sau đó đổ thêm một lớp lót bằng vữa xi măng hoặc bê tông có độ dày từ 3-4cm. Thi công sàn bằng tấm sàn bê tông nhẹ vô cùng đơn giản, dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm vữa (hoặc keo ab lắp ghép), rút ngắn tiến độ dự án thi công. Sàn sau khi được thi công xong sẽ có đặc tính chống thấm, chống nóng, cách nhiệt, cách âm.
Đối với thi công sàn mái bằng tấm sàn bê tông nhẹ giải pháp hiện nay sử dụng lắp ghép tấm bê tông nhẹ EPS kích thước 2000x500x30mm 2 lớp lưới thủy tinh chịu lực, trọng lượng tấm 35 - 40kg/m2, có khả năng chống thấm, cách nhiệt và tiết kiệm chi phí.
2. Thi công đổ sàn bê tông nhẹ
Thi công đổ sàn bê tông nhẹ còn được gọi là đổ sàn bê tông bọt là quá trình thi công đổ sàn bê tông bọt trực tiếp tại công trình, bao gồm đổ sàn mái nhà và bù sàn nâng sàn, có ưu điểm chống nóng cách nhiệt và chống thấm.
Thi công đổ sàn bê tông nhẹ có tỷ trọng đạt 650kg /m3 đến 800kg /m3, Mác 150, đảm bảo được độ rắn bề mặt và chống nóng cho ngôi nhà. Giúp sàn giảm tải trọng kết cấu mà không ảnh hưởng đến kết cấu của móng nhà.
Cách thi công đổ sàn bê tông nhẹ như sau: Trước tiền cần vệ sinh tại điểm cần đổ sạch sẽ và tưới một lượng nước vừa đủ để tạo độ ẩm cho sàn. Dùng máy trộn bê tông bọt trộn hỗn hợp vữa xi măng, cát, tro bay, nước thành vữa sệt lỏng, sau đó bơm chất tạo bọt bê tông nhẹ vào cối trộn tới khi hỗn hợp này hòa vào nhau và giãn nở, cho tiếp sợi PP vào tiếp tục trộn đều tạo thành vữa bê tông bọt hoàn chỉnh.
Đối với đổ sàn mái bằng bê tông bọt, thực hiện quy trình thi công đổ sàn bê tông bọt với độ dày từ 5-7cm, vừa bê tông bọt có tính năng tự dàn đều dễ chảy mà không cần tới thiết bị máy đầm rung, bề mặt phủ lưới thủy tinh gia cường. Sau khi đổ xong nên gia cố bề mặt bê tông bằng phụ gia chống nứt bề mặt chân chim, tránh trường hợp bê tông đang non phải chịu trực tiếp với ánh nắng, sẽ sinh ra hiện tượng nứt chân chim bề mặt.
Đối với đổ bù sàn và nâng sàn bằng bê tông bọt mà không ảnh hưởng đến kết cấu chúng ta có thể sử dụng bê tông bọt với tỷ trọng 650kg/m3, sau đó lót gạch sàn nhà. Với đổ bù sàn này không cần dùng lưới thủy tinh và xử lý bề mặt chân chim như đổ sàn mái.
Lời kết.
Để giải quyết về độ chống thấm và cách nhiệt cho ngôi nhà, cần giải pháp thi công sàn bê tông nhẹ, tỷ trọng nhẹ giúp sàn giảm tải lên kết cấu nền móng. Hơn thế giải pháp này giúp bạn tiết kiệm tới gần 40% tổng chi phí và tiến độ thi công nhanh hơn, cho phép bạn làm được nhiều thứ.
Trong trường hợp bạn cần tới tư vấn thi công đổ sàn và mua tấm sàn bê tông nhẹ. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline/Zalo 0877 904 787 để biết thêm chi tiết.
Từ khóa » Có Nên Làm Sàn Bê Tông Nhẹ
-
Có Nên Làm Sàn Bê Tông Nhẹ? Ưu, Nhược điểm Của Sàn Panel Siêu Nhẹ
-
Có Nên Làm Nhà Bằng Bê Tông Siêu Nhẹ Không? - Webtretho
-
Xây Nhà Bằng Bê Tông Siêu Nhẹ - Nên Hay Không? | HOMY.VN
-
Bê Tông Nhẹ Là Gì? Có Nên Sử Dụng Bê Tông Nhẹ Hay Không?
-
Có Nên Xây Nhà Bằng Bê Tông Siêu Nhẹ Không? - Ưu Nhược điểm
-
Có Nên Dùng Sàn Bê Tông Siêu Nhẹ Làm Trần Nhà Không?
-
Có Thể Dùng Sàn Bê Tông Siêu Nhẹ để Làm Sàn Nhà Hay Không ?
-
Có Nên Sử Dụng Tấm Bê Tông Nhẹ để Xây Nhà Không?
-
Bê Tông Nhẹ Là Gì, ưu điểm Nổi Bật So Với Bê Tông Truyền Thống
-
Có Nên Xây Nhà Bằng Bê Tông Nhẹ
-
Các Vấn đề Thắc Mắc Khi Sử Dụng Bê Tông Nhẹ
-
Xây Nhà Lắp Ghép Bằng Bê Tông Nhẹ: Nên Hay Không? - Homedy
-
Đổ Sàn Bê Tông Nhẹ DURAflex Khác Gì Với Sàn Bê Tông Truyền Thống?
-
Có Nên Dùng Tấm Bê Tông Khí Chưng áp Làm Sàn Nâng Không ?