Thông Tin Về Cây Gừng đen (Ngải đen) - Tra Cứu Dược Liệu
Có thể bạn quan tâm
Củ gừng thì đã quá quen thuộc với mọi người và ai cũng biết rằng nó có màu vàng nhạt với mùi vị cay thơm đặc trưng. Thế nhưng, củ gừng đen (ngải đen) thì không phải ai cũng từng thấy qua và ngay từ cái tên của nó cũng đã gây ra không ít nhầm lẫn.
Mục lục
- Vậy, Gừng đen thực chất là tên gọi của loài cây nào?
- Nghiên cứu sơ bộ về hàm lượng tinh dầu trong các loài Gừng đen đặc hữu của Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu về cây gừng đen (ngải đen) Thái Lan (Kaempferia parviflora)
- Bài thuốc quý từ Gừng đen
- Trị thương
- Giảm viêm
- Giảm nguy cơ sỏi thận
- Loại bỏ mụn, máu độc
- Giảm buồn nôn
- Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ tiêu hóa
- Cách ngâm rượu gừng đen dễ và hiệu quả
Có người cho rằng củ gừng đen chính là củ Ngải tím (nga truật) nhưng Ngải tím (nga truật) lại là tên gọi thông dụng để chỉ củ Nghệ đen (Curcuma caesia). Có người lấy tên Gừng đen để gọi củ Tam thất rừng (Rhizoma Stahlianthi thoreli) nhưng đây cũng là một loài khác.
Vậy, Gừng đen thực chất là tên gọi của loài cây nào?
Theo quan điểm thứ nhất, Gừng đen là cây Kaempferia parviflora (hay gọi là cây Ngải đen), có tên tiếng Anh là Thai black ginger (gừng đen Thái Lan), Thai ginseng (nhân sâm Thái Lan). Loại này có giá trị dược liệu cao (chúng tôi sẽ nói thêm ở phần sau) nên được bán với giá đắt đỏ, được săn lùng như “thần dược” và đương nhiên, còn bị làm giả để trục lợi.
Theo quan điểm thứ hai, Gừng đen là tên gọi của một nhóm các loài cây đặc hữu được phát hiện ở Việt Nam, bao gồm ít nhất 4 loài thuộc chi Gừng đen đã được phát hiện, đó là:
- Distichochlamys citrea, được gọi là gừng đen, loài này có thể trồng làm thuốc và lấy tinh dầu, phân bố ở vườn quốc gia Pù Mát (VQG Pù Mát), VQG Bạch Mã và VQG Cúc Phương. Loại này có lá màu xanh, hoa màu vàng, nụ hoa có vệt đỏ và là loài điển hình của chi Gừng đen.
- Distichochlamys orlowii, được gọi là gừng Orlow (gừng đen Orlow), loài này phân bố ở VQG Pù Mát (Nghệ An) và một vùng nhỏ ở Gia Lai. Gừng Orlow là loại cung cấp tinh dầu.
- Distichochlammys benenica, loài GĐ này được tìm thấy ở VQG Bến En, Thanh Hóa.
- Distichochlammys rubrostriata, hay còn gọi là gừng đen khía đỏ, được tìm thấy ở VQG Cúc Phương, có tán lá xanh nhạt và hoa màu vàng tươi (2) (3).
Hiện tại, các nghiên cứu về 4 loại GĐ trên đây vẫn còn ít ỏi (riêng cây gừng đen Thái Lan – Kaempferia parviflora thì đã được nghiên cứu rất nhiều).
Nghiên cứu sơ bộ về hàm lượng tinh dầu trong các loài Gừng đen đặc hữu của Việt Nam
Năm 2015, kết quả nghiên cứu về lượng tinh dầu trong củ Gừng đen được công bố trên Tạp chí Khoa học Đại học An Giang. Đối tượng của nghiên cứu này là củ Gừng đen Distichochlamys citrea (củ tươi, ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình và Quảng Trị). Theo đó, hàm lượng tinh dầu trong củ gừng đen ở những nơi này đều trên 0, 4 %.
Năm 2016, một kết quả nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Journal of Medicinal Plants Research. Theo đó, thành phần chính của tinh dầu gừng đen Distichochlamys citrea là các hoạt chất (E)-citral, 1,8-cineole và (Z)-citral. Với gừng đen Distichochlamys orlowii, các hoạt chất chính được tìm thấy lại là geranyl acetate, β-pinene, βcaryophyllene và β-elemene .
Kết quả nghiên cứu về cây gừng đen (ngải đen) Thái Lan (Kaempferia parviflora)
Mặc dù được gọi là Gừng đen Thái Lan (hay còn gọi là cây ngải đen) nhưng loài cây này vẫn được tìm thấy ở nhiều nơi như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… và cả Việt Nam (các tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai, Dak Lak…).
Trong y học cổ truyền Thái Lan, nước sắc của loài này với rượu có tác dụng tăng cường sinh lý, điều trị dị ứng, hen suyễn, tiêu chảy, bệnh gút, loét dạ dày, tiểu đường… và nhiều bệnh khác.
Từ các kết quả nghiên cứu, có thể nói củ gừng đen Thái Lan – Kaempferia parviflora (hay còn gọi là ngải đen) là cây dược liệu quý hiếm với các hoạt tính đáng chú ý như:
- Kháng khuẩn và kháng nấm (theo tạp chí Fitoterapia).
- Chống loét dạ dày (theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology).
- Chống béo phì (theo tạp chí Journal of Natural Medicines).
- Giúp cải thiện sinh lý, tăng cường khả năng cương dương (đối với chiết xuất rượu ethanol hoặc thức uống có cồn).
- Chống trầm cảm.
- Chống lại tế bào ung thư phổi NCIH187 một cách mạnh mẽ (theo tạp chí Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters).
- Chống lại tế bào ung thư biểu mô KB (theo tạp chí Archives of Pharmacal Research).
- Ngăn ngừa bệnh Alzheimer (theo tạp chí Journal of Functional Foods).
- Chống dị ứng.
- Tăng cường sức mạnh thể lực ở đôi tay của vận động viên (không tác dụng ở các bộ phận khác).
- Hoạt tính bảo vệ gan (theo tạp chí Chemical and Pharmaceutical Bulletin).
- Chống loãng xương và chống oxy hóa (theo Natural Product Sciences).
- … và nhiều hoạt tính khác.
Bài thuốc quý từ Gừng đen
Trị thương
- Các vết thương lớn, dễ nhiễm trùng có thể dùng củ gừng đen tươi đem giã nát đắp lên vết thương. Dùng băng gạc quấn băng lại từ 5 – 6 tiếng phải thay một lần.
- Gừng đen giúp vết thương nhanh lên da non và không để lại sẹo.
Giảm viêm
Tính chất kháng viêm, giảm viêm có trong gừng đen cực kỳ phù hợp để chữa các bệnh liên quan như đau lưng, đau cơ, viêm…
Giảm nguy cơ sỏi thận
Theo nghiên cứu những người có sử dụng gừng đen ít nguy cơ bị sỏi thận hơn người không dùng. Dùng vài lát gừng đen thái lát, phơi khô sắc nước uống 1 ngày 1 lần để cải thiện tình trạng sỏi thận.
Loại bỏ mụn, máu độc
- Mụn nhọt hay phỏng thường tích tụ mủ hoặc máu độc trong đó khó lấy ra và dễ bị nhiễm trùng.
- Dùng củ gừng đen bôi lên vết thương để hút hết mủ ra ngoài. Thành phần có trong gừng đen sẽ giúp vết thương nhanh lành, mau lên da non.
Giảm buồn nôn
Phụ nữ mang thai uống nước nấu từ gừng đen sẽ làm giảm các cơn nghén hay những người bị say tàu xe cũng sẽ làm giảm cơn buồn nôn.
Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường
Nước sắc từ gừng đen giúp tăng nồng độ insulin trong cơ thể, kiểm soát lượng đường huyết trong máu.
Hỗ trợ tiêu hóa
- Nếu bạn ăn quá nhiều, ăn nhanh hoặc các chất có trong thực phẩm kỵ với nhau dễ gây khó tiêu, chướng bụng.
- Uống 1 tách trà gừng đen sẽ làm giảm cảm giác khó chịu.
Cách ngâm rượu gừng đen dễ và hiệu quả
- Củ gừng đen tươi đem rửa sạch phơi ráo nước, có thể để nguyên vỏ hoặc cạo sạch đi.
- Đem ngâm cùng rượu ngập gừng đen, nên dừng rượu nếp, tốt nhất sau từ 6 tháng có thể sử mỗi 1 ly nhỏ trước bữa ăn.
Từ khóa » Gừng đen Cách Dùng
-
Top 10 Cách Sử Dụng Gừng Đen Hỗ Trợ Chăm Sóc Sức Khỏe ...
-
Gừng đen - Vị Thuốc Quý Của Dân Tộc - Những Tác Dụng Tuyệt đỉnh
-
Gừng Đen Khô - Thần Dược Cải Thiện Sức Khỏe, Rối Loạn Cương ...
-
Gừng đen Chữa Vết Thương Lớn Ngoài Da, Tăng Cường Miễn Dịch ...
-
GỪNG ĐEN +8 Mẹo Chữa Bệnh Y HỌC CỔ TRUYỀN - Thuốc Hay
-
Gừng đen - Vị Thuốc Vàng Giúp Cải Thiện Sức Khỏe
-
Tìm Hiểu Về Gừng đen Và Gừng đen Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì?
-
Công Dụng Của Gừng Đen Ngâm Mật Ong - Bếp Cô Tấm
-
Những Tác Dụng Kỳ Diệu Của " Thần Dược " Gừng đen . @phan Lâm ...
-
Gừng đen Có Tác Dụng Gì? Thảo Dược Hoàng Gia
-
Tác Dụng Của Gừng Đen Ngâm Mật Ong - The Moshav Farm
-
13 Công Dụng Của Gừng Đen - Đặc điểm Nhận Dạng Gừng đen
-
Công Dụng Của Gừng đen
-
Gừng Dùng Thế Nào Là Tốt Nhất, đọc Ngay Mà Tránh Khi ăn Kẻo 'rước ...