Tích Phân Từng Phần – Wikipedia Tiếng Việt
Một phần của loạt bài về | ||||||
Vi tích phân | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|
| ||||||
Vi phân
| ||||||
Tích phân
| ||||||
Chuỗi
| ||||||
Vectơ
| ||||||
Nhiều biến
| ||||||
Chuyên ngành
| ||||||
Thuật ngữ
| ||||||
|
Trong vi tích phân nói riêng, và trong giải tích toán học nói chung, tích phân từng phần là quá trình tìm tích phân của tích các hàm dựa trên tích phân các đạo hàm và nguyên hàm của chúng. Nó thường được sử dụng để biến đổi nguyên hàm của tích các hàm thành một nguyên hàm mà đáp án có thể được tìm thấy dễ dàng hơn. Quy tắc có thể suy ra bằng cách tích hợp quy tắc nhân của đạo hàm.
Nếu u = u(x) và du = u′(x) dx, trong đó v = v(x) và dv = v′(x) dx, thì tích phân từng phần phát biểu rằng:
hay gọn hơn:
Có các công thức tổng quát hơn của tích phân từng phần cho tích phân Riemann-Stieltjes và tích phân Lebesgue-Stieltjes. Chuỗi số cũng có mô hình rời rạc tương tự gọi là tổng từng phần.
Định lý
[sửa | sửa mã nguồn]Tích của hai hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Định lý có thể được suy ra như sau. Giả sử u(x) và v(x) là hai hàm khả vi liên tục. Quy tắc nhân phát biểu rằng (theo ký hiệu của Leibniz):
Tích phân cả hai vế đối với x,
sau đó áp dụng định nghĩa của nguyên hàm,
cho ta công thức tích phân từng phần.
Bởi vì du và dv là các vi phân của một hàm một biến x,
Tích phân gốc ∫uv′ dx chứa v′ (đạo hàm của v); để áp dụng định lý, phải tim nguyên hàm v (của v′), và tính tích phân ∫vu′ dx.
Mở rộng cho các trường hợp khác
[sửa | sửa mã nguồn]Điều kiện u và v khả vi liên tục là không thực cần thiết. Tích phân từng phần chỉ được áp dụng nếu u là liên tục tuyệt đối và hàm được chọn v' phải khả tích Lebesgue (nhưng không nhất thiết là liên tục).[1] (Nếu v' có một điểm gián đoạn thì nguyên hàm v của nó có thể không có đạo hàm tại điểm đó.)
Nếu khoảng tích phân không phải là không gian compact thì u không cần thiết phải hoàn toàn liên tục trong toàn khoảng hoặc v ' không cần thiết phải là khả tích Lebesgue trong khoảng, như một vài ví dụ sẽ cho thấy, trong đó u và v là liên tục và khả vi liên tục. Ví dụ nếu
u không liên tục hoàn toàn trên khoảng [1, +∞), tuy nhiên
miễn là có nghĩa là giới hạn khi và miễn là hai số hạng ở vế phải hữu hạn. Điều này chỉ đúng khi chúng ta chọn Tương tự, nếu
v' không khả vi Lebesgue trên khoảng [1, +∞), tuy nhiên
với giải thích tương tự.
Người ta cũng có thể dễ dàng đưa ra những ví dụ như thế này nhưng trong đó u và v không khả vi liên tục.
Tích của nhiều hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Áp dụng quy tắc tích để tìm tích phần cho ba hàm nhân nhau, u(x), v(x), w(x), cho kết quả tương tự:
Tổng quát với n thừa số
dẫn đến
trong đó tích thuộc tất cả các hàm ngoại trừ một hàm được lấy đạo hàm trong cùng số hạng.
Sự hình dung
[sửa | sửa mã nguồn]Xem xét đường cong tham số bởi (x, y) = (f(t), g(t)). Giả sử rằng đường cong là đơn ánh cục bộ và khả tích cục bộ, ta định nghĩa
Diện tích vùng màu xanh là
Tương tự như vậy, diện tích của vùng màu đỏ là
Tổng diện tích A1 + A2 bằng diện tích của hình chữ nhật lớn hơn, x2y2, trừ đi diện tích của hình chữ nhật nhỏ hơn, x1y1:
Hoặc theo tham số t
Hoặc biễu diễn theo nguyên hàm:
Chỉnh lại:
Từ đó tích phân từng phần có thể coi là diện tích của vùng màu xanh trong tổng diện tích và diện tích của vùng đỏ.
Sự hình dung này cũng lý giải việc tích phân từng phần có thể tính tích phân của hàm nghịch đảo f−1(x) khi đã biết tích phân của f(x). Thật vậy, nếu hàm x(y) và y(x) là nghịch đảo của nhau thì có thể tìm tích phân ∫x dy khi đã biết tích phân ∫y dx. Cụ thể, điều này giải thích việc kết hợp sử dụng tích phân từng phần với hàm logarithm và hàm lượng giác nghịch đảo.
Ứng dụng để tìm nguyên hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Kịch bản
[sửa | sửa mã nguồn]Tích phân từng phần là một quá trình suy nghiệm hơn là một quá trình máy móc thuần tuý để tính toán tích phân; cho một hàm đơn để tích phân, các chiến lược điển hình là cẩn thận tách nó thành tích của hai hàm u(x)v(x) sao cho tích phân được tạo bởi công thức tích phân từng phần dễ tính toán hơn so với tích phân gốc. Công thức sau minh họa kịch bản trường hợp tốt nhất:
Lưu ý rằng ở vế phải, u được lấy đạo hàm và v được lấy tích phân; do đó sẽ hữu ích khi chọn u là một hàm có thể giản hóa khi lấy đạo hàm, hoặc khi chọn v là hàm đơn giản hóa được khi được lấy tích phân. Xét ví dụ đơn giản sau:
Do đạo hàm của ln(x) là 1/x, ta chọn (ln(x)) là u; do nguyên hàm của1/x2 là -1/x, chọn 1/x2dx làm dv. Từ đó ta có:
Nguyên hàm của có thể được tìm thấy bằng quy tắc luỹ thừa và bằng .
Ngoài ra, người ta có thể chọn u và v sao cho tích u' (∫v dx) triệt tiêu nhau. Ví dụ, giả sử ta muốn tích phân:
Nếu chúng ta chọn u(x) = ln(|sin(x)|) và v(x) = sec2x, thì u được lấy vi phân tới 1/ tan x bằng cách sử dụng quy tắc chuỗi và v được lấy tích phân tan x; do đó công thức cho:
Hàm lấy tích phân trở thành 1 và có nguyên hàm là x. Tìm ra sự kết hợp co thể giản hóa thường cần thử sai.
Trong một số trường hợp, không đảm bảo rằng tích phân tạo bởi tích phân từng phần sẽ có dạng đơn giản; Ví dụ, trong giải tích số, ta có thể chấp nhận khi chỉ tạo ra một số sai sót nhỏ. Một số kỹ thuật đặc biệt khác được chứng minh trong các ví dụ dưới đây.
Hàm đa thức và hàm lượng giácĐể tính
đặt:
thì:
với C là hằng số tích phân.
Đối với bậc cao hơn của x trong dạng
sử dụng nhiều lần tích phân từng phần có thể tính các tích phân thuộc loại này; mỗi lần sử dụng sẽ giảm một bậc của x.
Hàm mũ và hàm lượng giácMột ví dụ thường dùng để tính tích phân từng phần là
Ở đây, ta thực hiện tích phân từng phần hai lần. Đầu tiên đặt
thì:
Giờ, để tính tích phân còn lại, chúng ta sử dụng tích phân từng phần một lần nữa, với:
thì:
Kết hợp lại,
Tích phân giống nhau xuất hiện trên cả hai vế của phương trình này. Thêm tích phân cần tính vào 2 vế, ta có
mà trở thành:
trong đó C (và C' = C/2) là các hằng số tích phân.
Phương pháp tương tự được sử dụng để tìm tích phân của hàm sec bậc ba.
Các hàm được nhân với phần tử đơn vịHai ví dụ nổi tiếng khác khi áp dụng tích phân từng phần cho một hàm được biểu diễn là tích của 1 và chính nó. Có thể tính tích phân này nếu biết đạo hàm của hàm đó và tích phân của đạo hàm này nhân x.
Ví dụ đầu tiên là ∫ ln(x) dx. Chúng ta viết tích phân này như:
Đặt:
thì:
trong đó C là hằng số tích phân.
Ví dụ thứ hai là hàm tan nghịch arctan(x):
Viết lại
Đặt:
thì
sử dụng kết hợp giữa phương pháp quy tắc chuỗi đảo và điều kiện tích phân của hàm logarit tự nhiên.
Quy tắc LIATE
[sửa | sửa mã nguồn]Ứng dụng trong toán học thuần tuý
[sửa | sửa mã nguồn]Tích phân từng phần thường được sử dụng như một công cụ để chứng minh các định lý trong giải tích toán học. Phần này đưa ra vài ví dụ.
Dùng trong các hàm đặc biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Dùng trong giải tích điều hòa
[sửa | sửa mã nguồn] Biến đổi Fourier của đạo hàm Phân rã của biến đổi FourierDùng trong lý thuyết toán tử
[sửa | sửa mã nguồn]Các ứng dụng khác
[sửa | sửa mã nguồn]- Để xác định điều kiện biên trong lý thuyết Sturm-Liouville
- Đạo hàm của phương trình Euler-Lagrange trong giải tích của biến thể
Tích phân đệ quy từng phần
[sửa | sửa mã nguồn]Bảng tích phân từng phần
[sửa | sửa mã nguồn]Các chiều cao hơn
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Integration by parts for the Lebesgue–Stieltjes integral
- Integration by parts for semimartingales, involving their quadratic covariation.
- Integration by substitution
- Legendre transformation
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Integration by parts”. Encyclopedia of Mathematics.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Evans, Lawrence C. (1998). Partial Differential Equations. Providence, Rhode Island: American Mathematical Society. ISBN 0-8218-0772-2.
- Arbogast, Todd; Bona, Jerry (2005). Methods of Applied Mathematics (PDF).
- Horowitz, David (tháng 9 năm 1990). “Tabular Integration by Parts”. The College Mathematics Journal. 21 (4): 307–311. doi:10.2307/2686368. JSTOR 2686368."Tabular Integration by Parts". The College Mathematics Journal 21 (4): 307–311. doi:10.2307/2686368.JSTOR 2686368.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Hazewinkel, Michiel biên tập (2001), “Integration by parts”, Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4
- Integration by parts—from MathWorld
| |
---|---|
Các loại tích phân |
|
Kĩ thuật tính |
|
Tích phân bất định |
|
Vi phân ngẫu nhiên |
|
Liên quan |
|
| |
---|---|
Tiền vi tích phân |
|
Giới hạn (toán học) |
|
Vi phân |
|
Tích phân |
|
Tích phân vectơ |
|
Vi tích phân đa biến |
|
Dãy và chuỗi |
|
Các hàm và số đặc biệt |
|
Lịch sử vi tích phân |
|
Danh sách |
|
Chủ đề khác |
|
Từ khóa » Dx đạo Hàm
-
Đạo Hàm Dy/Dx Là Gì ? Ứng Dụng Vi Phân Vào Phép Tính Gần ...
-
Dy/Dx Là Gì? Tìm Hiểu Về Công Thức Tổng Quát Tính Toán đạo Hàm
-
Đạo Hàm Dy/Dx Là Gì ? Tìm Hiểu Về Công Thức Tổng Quát Tính ...
-
Tìm Dy/Dx Là Gì ? Ứng Dụng Vi Phân Vào Phép Tính Gần Đúng Tìm ...
-
Tìm Đạo Hàm - D/dx (dy)/(dx) | Mathway
-
Đạo Hàm Dy/dx(derivative) - Math 4 Vina
-
Đạo Hàm Dy/Dx Là Gì ? Ứng Dụng Vi Phân Vào Phép Tính Gần ...
-
Đạo Hàm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đạo Hàm Dy/ Dx Là Gì
-
Đạo Hàm Dy/Dx Là Gì
-
Đạo Hàm Hàm Số ẩn | Maths 4 Physics & More...
-
Đạo Hàm Là Gì? Ý Nghĩa Và Các Công Thức Tính Đạo ... - Marathon
-
Bảng đạo Hàm Cơ Bản Và Nâng Cao đầy đủ Nhất