Tìm Hiểu Cấu Trúc Và Chức Năng Của Nhiễm Sắc Thể
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm sắc thể có cấu trúc như thế nào và chức năng của nhiễm sắc thể như thế nào? Có lẽ đây là thắc mắc của không ít người khi quan tâm tới lĩnh vực sinh học. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Nhiễm sắc thể là gì?
Có thể hiểu đơn giản nhiễm sắc thể chính là cơ sở vật chất quy định tính di truyền ở cấp tế bào. Chúng tồn tại trong nhân tế bào và được tập trung thành các sợi ngắn, có số lượng nhất định. Hình dạng và kích thước của chúng được đặc trưng theo từng loài.
Nhiễm sắc thể có thể tạo ra các đặc trưng di truyền mới khi bị đột biến cấu trúc. Đồng thời chúng có khả năng tự nhân đôi hoặc phân li ổn định qua các thế hệ.
Xem thêm: Giải trình tự gen là gì? Nguyên lý và những ứng dụng
Phân loại nhiễm sắc thể
Hiện tại nhiễm sắc thể được chia làm hai loại là nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Hai loại nhiễm sắc thể này có đặc điểm giống và khác nhau như sau:
Giống nhau
Điểm giống nhau lớn nhất chính là chúng đều được cấu tạo từ ADN và Protein. Mỗi loại đều mang tính đặc trưng riêng theo loài và tồn tại thành từng cặp. Ngoài ra chúng đều mang gen quy định tính trạng cơ thể. Đều xảy ra hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn và sắp xếp, phân li trong mỗi kì.
Khác nhau
Đối với nhiễm sắc thể thường chúng sẽ có nhiều cặp hơn trong tế bào lưỡng bội và hoàn toàn là cặp tương đồng. Chúng không có khả năng quy định giới tính mà chỉ mang gen quy định các tính trạng thường.
Đối với nhiễm sắc thể giới tính chúng chỉ có 1 cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội. Các cặp này có thể là tương đồng hoặc không tương đồng. Ở mỗi giới đực và cái cặp nhiễm sắc thể sẽ là khác nhau và chúng quy định các tính trạng về giới tính.
Ở người và động vật có vú, nhiễm sắc thể giới tính ở con cái là XX, chúng có thể truyền lại một trong hai nhiễm sắc thể X, và con đực là XY chúng có thể truyền lại hoặc là X hoặc là Y.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nếu là nữ hoặc con cái thì cần phải nhận một nhiễm sắc thể X từ cả hai bố mẹ, trong khi đó để là nam hoặc con đực thì phải nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha. Do vậy tinh trùng của người đàn ông chính là thứ quyết định giới tính của con đối với con người.
Đặc biệt các trường hợp đột biến gen khi xảy ra trên nhiễm sắc thể thường sẽ có tính trạng chậm hơn. Còn đối với nhiễm sắc thể giới tính kiểu hình sẽ được biểu hiện ngay và có thể di truyền tới các thế hệ sau. Và các khả năng đột biến đều có thể xảy ra trên cả hai loại nhiễm sắc thể.
Cấu tạo của nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể có các hình dạng khác nhau như hình que, hình chữ V, hình hạt hay hình móc. Hình dạng của chúng được quy định tùy thuộc vào từng loài sinh vật.
Cấu tạo của nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể được cấu tạo chính từ ADN và Protein. Protein có dạng hình khối cầu và được phân tử ADN quấn quanh tạo nên các đơn vị cấu trúc nhiễm sắc thể.
Đối với những nhiễm sắc thể đơn chúng được cấu tạo từ một sợi ADN kép. Thế nhưng với nhiễm sắc thể kép thì chúng được tạo thành do quá trình nhân đôi. Nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 cromatit giống hệt nhau và được đính tại tâm động. Đặc biệt chúng còn có cùng nguồn gốc từ mẹ hoặc bố.
Đối với các cặp nhiễm sắc thể tương đồng chúng lại được tạo ra sau quá trình tổ hợp. Chúng là hai nhiễm sắc thể giống hệt nhau nhưng không có cùng nguồn gốc.
Bài viết liên quan: Công thức ADN – Cấu tạo hóa học của ADN và các kiến thức cần biết
Chức năng của nhiễm sắc thể
Qua những thông tin kể trên chắc hẳn bạn đã hiểu được về nhiễm sắc thể phải không nào. Thế nhưng trong thực tế chúng có chức năng như thế nào? Cùng tìm hiểu chức năng của nhiễm sắc thể dưới đây nhé.
- Lưu trữ thông tin di truyền: Như đã nói ở trên nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất quy định tính di truyền. Chính vì thế mà nó mang trong mình loại gen chứa thông tin di truyền. Mỗi gen sẽ được nằm trên một vị trí khác nhau trên nhiễm sắc thể.
- Bảo quản thông tin di truyền: Không chỉ đảm nhiệm chức năng lưu trữ mà nhiễm sắc thể còn là nơi giúp bảo quản thông tin di truyền. Nhờ có cấu trúc đặc biệt mà thông tin trên nhiễm sắc thể sẽ được bảo quản rất tốt.
- Truyền đạt thông tin di truyền: Các thông tin di truyền nằm trên nhiễm sắc thể sẽ được truyền đạt qua các thế hệ. Chúng được truyền đạt bằng cách nhân đôi, phân li, tổ hợp. Để quá trình này được diễn ra chúng phải trải qua các giai đoạn nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Ngoài các khả năng liên quan đến thông tin di truyền thì nhiễm sắc thể còn giúp điều hòa hoạt động của gen. Cụ thể khi các hoạt động đóng xoắn, tháo xoắn trên nhiễm sắc thể diễn ra thì ADN sẽ trở thành dạng mạch thẳng. Đặc biệt thông tin di truyền từ nhiễm sắc thể chỉ được truyền quá ARN nhờ quá trình phiên mã và dịch mã. Mà hai quá trình này chỉ diễn ra khi nhiễm sắc thể có sự tháo xoắn.
- Trong quá trình phân bào thì nhiễm sắc thể còn giúp phân chia vật chất di truyền đồng đều cho các tế bào con.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc các vấn đề liên quan cũng như chức năng của nhiễm sắc thể. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc về nhiễm sắc thể.
Từ khóa » Chức Năng Của Nst đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng
-
Nêu Chức Năng Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng? - Hoc247
-
Nêu Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng
-
Nêu Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng. | Tech12h
-
Nêu Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Của Tính Trạng ? Câu Hỏi 41730
-
Nêu Chức Năng Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng? - Monica
-
Chức Năng Của Nhiễm Sắc Thể - Sinh Học - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Nếu Chức Năng Của NST đối Với Sự Di Truyền Tính Trạng
-
Nêu Chức Năng Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng?
-
Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng Là Gì?
-
Nêu Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng.
-
Câu 3: Nêu Vai Trò Của NST đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng. - Hoc24
-
Bài 3, Trang 22, SGK Sinh 9, Nêu Vai Trò Của NST đổi Với Sự Di Truyền ...
-
Nhiễm Sắc Thể Là Gì? | Vinmec
-
Top 10 Nêu Vai Trò Của Nst đối Với Sự Di Truyền Các Tính Trạng 2022