Tìm Hiểu Về Cây Cừ Tràm Và Những ứng Dụng Của Chúng Trong đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cây cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp lâu năm. Chúng đem lại rất nhiều lợi ích trong đời sống. Được ứng dụng rộng rãi trong y học, xây dựng, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái… Trong xây dựng cừ tràm là một trong những loại vật liệu xây dựng kinh tế nhất hiện nay.
Mục lục nội dung
- Giới thiệu về Cây cừ tràm
- Cây cừ tràm là gì?
- Phân biệt các loại cây tràm
- Tràm lá dài
- Tràm bông vàng
- Đặc tính nổi bật
- Cách trồng và nhân giống
- Danh sách rừng tràm hiện nay tại nước ta.
- Ứng dụng của cây cừ tràm
- Trong y học
- Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp
- Trong xây dựng
- Trong du lịch, hệ sinh thái
- Ứng dụng khác
- Lời kết
Giới thiệu về Cây cừ tràm
Cây cừ tràm là gì?
Cây cừ tràm là một loại cây thân gỗ, có vỏ mềm xốp, lá dẹt màu xanh. Cây tràm có hoa và hạt nhỏ. Cây tràm là một loài thuộc Chi Tràm .Theo ước tính có khoảng 220-236 loài tràm khác nhau. Đa số được phân bố ở Australia, một số ít còn lại có mặt tại một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Phân biệt các loại cây tràm
Tràm lá dài
Tràm lá dài (cây tràm gió) là một loại cây thuộc họ Tràm có tên khoa học là Melaleuca. Được miêu tả khoa học chính thức vào năm 1767 bởi một nhà thực vật học có tên Carl Linnaeus (Carl von Linné). Cây cừ tràm là loại cây thân gỗ, có vỏ mềm xốp, khi cao 3-5 mét thì vỏ cây nứt ra từng miếng mảng dễ bị tróc. Lá cây tràm có mày xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1 – 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa mọc thành cụm dày hoặc dọc theo thân, hoa có các cánh nhỏ và một chùm nhị dày ở giữa, hoa có màu vàng nhạt. Quả cừ tràm nhỏ có chứa nhiều hạt.
Được phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á, phía Bắc Australia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta cây cừ tràm được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và một số tỉnh duyên hải miền Trung.
Tràm bông vàng
Tràm bông vàng (keo lá tràm) có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis là một loài cây thuộc chi Keo (Acacia). Tràm bông vàng được phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea. Hiện tại được trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới.
Lá có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu.
Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa.
Ngoài ra còn có loại tràm mà hiện tại đang được trồng rất nhiều vì đem lại giá trị kinh tế cao đó là giống tràm cao sản hay còn gọi là tràm úc.
Đặc tính nổi bật
Là loại cây dễ trồng, không kén đất. Có thể sống tốt tại những nơi đất bị nhiễm mặn nặng ( có độ chua ph>3). Tốc độ sinh trưởng nhanh có để đạt 2,3 mét một năm.
Cây cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp lâu năm. Cây ưa sáng và có bộ tán thưa, tràm có thể tái sinh lại từ hạt, gốc hoặc rễ. Có thể cho thu hoạch sau khi trồng từ 5-6 năm.
Đặc biệt cừ tràm là loại cây chịu nước tốt. Cọc cừ tràm ở trong đất có độ bền rất tốt khi ở trong môi trường ngập nước hoặc độ ẩm cao. Ngoài ra cũng phải nhắc tới khả năng chịu tải của cừ tràm. Theo tính toán thì sức chịu tải của cừ tràm có thể xây nhà 4-5 tầng.
Cách trồng và nhân giống
Cây tràm được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Hạt nó rất nhỏ có tới 2.700.000 hạt/1kg. Có thể gieo hạt trên luống đã chuẩn bị sẵn hoặc gieo vào bầu đất. Ở điều kiện thích hợp hạt sẽ nảy mầm sau 5-7 ngày.
Mật độ gieo tiêu chuẩn khoảng 7000 hạt/m2. Cây sau khi nảy mầm dễ bị chất nếu gặp mưa lớn hoặc ngập úng, khô hạn. Cần xử lý hạt bằng thuốc chống nấm mốc và che mưa nắng, giữ độ ẩm cho cây. Khi 4-5 tháng có thể đưa đi trồng.
Ngoài nhân giống bằng hạt thì cây tràm có khả năng nhân giống bằng chồi từ gốc hoặc rễ theo biện pháp giâm cành. Xong qua nhiều nghiên cứu cho thấy rằng biện pháp nhân giống cây tràm từ hạt là hiệu quả hơn cả và mang lại nhiều kinh tế nhất.
Danh sách rừng tràm hiện nay tại nước ta.
– Rừng tràm U Minh thường được nhắc đến với hai cái tên U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Rừng tràm U Minh Thượng với diện tích khoảng 8.053 hécta. Rừng tràm U Minh Hạ có tổng diện tích khoảng 8.286 hécta.
– Rừng tràm Trà Sư thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm trên 10 tuổi, cao 5 – 8 m.
– Rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Diện tích vào khoảng 135 ha.
– Rừng tràm Xẻo Quýt là tên gọi dân dã của khu du lịch (KDL) sinh thái Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng diện tích 50 hécta, trong đó 20 hécta rừng tràm.
– Rừng tràm Gáo Giồng thuộc KDL sinh thái Gáo Giồng, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với tổng diện tích 1.657 hécta, trong đó khoảng 300 ha rừng tràm trên 10 năm tuổi.
– Ngoài ra còn rất nhiều các rừng tràm lớn nhỏ khác nữa.
Ứng dụng của cây cừ tràm
Trong y học
– Trong lá và cành non của loại Tràm lá dài có chứa hàm lượng tinh dầu tràm khá lớn. Cần khoảng 150 kg lá tràm tươi để chiết xuất ra được 100ml tinh dầu tràm tinh khiết. Loại dầu này có hương thơm nhẹ và mùi dễ chịu. Những công dụng của tinh dầu tràm phải kể đến như: trị ho, làm thuốc sát khuẩn và nấm bằng cách bôi trực tiếp. Đặc biệt dầu tràm dùng để phòng ngừa bệnh cảm, có thể sử dụng được cho mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.
Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp
Với những cây cừ tràm lâu năm có thể sử dụng gỗ cây tràm để phục vụ cho các xưởng mộc, xưởng thủ công mỹ nghệ. Gỗ tràm sau khi trải qua bàn tay của các nghệ nhân sẽ trở thành những vật dụng có giá trị như bàn, ghế… Gỗ cây cừ tràm còn được cung cấp cho các nhà máy chế biến bột giấy gỗ tràm.
Trong xây dựng
Cây cừ tràm trong xây dựng để làm nhà cửa, làm cột chống giàn giáo, làm cốp pha. Đặc biệt cừ tràm được dùng để xử lý những vị trí nền đất yếu, gia cố nền móng cho những công trình xây dựng. Gia cố bờ kè, bờ bao chống sạt lở đất trong các công trình thủy lợi.
Trong du lịch, hệ sinh thái
Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn.
Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử. Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch.
Ứng dụng khác
Đối với những người dân miền tây thì người ta còn sử dụng cừ tràm để làm củi, vỏ cây cừ tràm để trám ghe, thùng, dựng cầu khỉ, cầu tạm…
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về những đặc tính và ứng dụng của các loại cây cừ tràm hiện nay. Nếu bạn có những thắc mắc về loại cây này thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0888.666.511. Cừ Tràm Đại Nam rất sẵn lòng tư vấn giải đáp về vẫn vấn đề liên quan tới cây cừ tràm.
Từ khóa » Trồng Cây Cừ Tràm
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm
-
Giá Cây Tràm Cừ Giống - Làm Giàu Từ Trồng Cây Tràm Cừ
-
Kỹ Thuật Trồng Tràm Ta - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Và Cách Phân Biệt
-
Tất Tần Tật Những điều Cần Biết Về Cây Cừ Tràm - Dolatrees
-
Cây Tràm - Đặc điểm, Phân Loại, Cách Trồng Rừng Tràm
-
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG CÂY TRÀM CỪ - TaiLieu.VN
-
Đời Sống đi Lên Nhờ Cừ Tràm | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Cây Tràm Là Cây Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Cây Tràm Tại Nước Ta
-
Xem Những Công Dụng Của Cừ Tràm Trong Xây Dựng Và đời Sống Con ...
-
Kỹ Thuật Trồng Rừng Tràm
-
Cừ Tràm Dùng để Làm Gì ? Những Tác Dụng Của Cừ Tràm Không Phải ...