Tìm Hiểu Về Chất Liệu Vải Gấm Trong Sản Xuất Chăn Ga Gối đệm

Gấm là mặt hàng quý hiếm, tinh tế và phải trải qua quá trình dệt vô cùng công phu. Hãy cùng tìm hiểu đặc tính và ứng dụng của vải gấm trong sản xuất chăn ga gối đệm tại bài viết dưới đây.

Vải gấm là gì?

Từ xa xưa, vải gấm đã là chất liệu quen thuộc trong trong đời sống người Việt. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng vải gấm đã có tuổi đời hơn 5000 năm. Vải lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc và được truyền bá sang các nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,... Quá trình giao thương chính là tiền đề cho sự du nhập của gấm vào các quốc gia phương Tây.

Sự dày dặn, sang trọng có phần cổ điển của chúng khá kén người mặc và môi trường mặc. Không có gì kỳ lạ khi chúng trở thành loại vải xa xỉ mà chỉ có tầng lớp vua chúa, quan lại mới có thể sử dụng. Theo sự phát triển của xã hội, chất liệu gấm dần được ứng dụng rộng rãi. Thay vì gói gọn mình trong các bộ trang phục truyền thống như áo dài, áo bà ba, gấm được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực khác trong đó có sản xuất chăn ga gối đệm.

Đặc điểm nổi bật nhất của vải gấm là hoa văn được dệt trực tiếp lên mặt vải. Trong thời kỳ trung đại, gấm thường được làm từ sợi tơ tằm nguyên chất. Tơ có nhiều tính chất đặc biệt, độ bền cao, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả và có vẻ đẹp óng ánh. Đây là một trong những chất liệu vải gấm tự nhiên nhất với độ giữ nước khoảng 25%.

Hiện nay, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều biến thể gấm khác nhau để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các dòng vải gấm phổ biến trên thị trường có thể kể tới như gấm cotton, gấm polyster, gấm nylon,... Tùy theo ý đồ sản xuất, thương hiệu có thể gia giảm thêm chất phụ gia hay sợi vải khác để tối ưu tính năng và điều chỉnh mức giá bán ra.

>>> Tham khảo một số mẫu chăn ga gối đệm chất liệu vải gấm:

[Products:1997,1998,3119,3344,4750,3717]

 

Quy trình sản xuất chất liệu vải gấm

Quá trình dệt vải gấm vô cùng phức tạp đòi hỏi người thợ dệt phải có tay nghề cao cùng thẩm mỹ tốt. Công đoạn này cũng cần rất nhiều sức lực và sự tỉ mẩn.

Khâu dệt vải gấm được tiến hành trên khung cửi 2 tầng hay còn gọi là khung hoa. Để hoạt động khung cần có 2 người điều khiển. Thợ ngồi trên làm nhiệm vụ kéo hoa và thợ ngồi dưới có nhiệm vụ dệt đúng nhịp sau khi con thoi kêu 2 tiếng. Quá trình này đòi hỏi sự chuẩn xác, nhịp nhàng từ cả 2 phía.

Với sự ra đời của máy móc, quá trình dệt thủ công dần được thay thế bằng công nghệ dệt hiện đại. Tuy nhiên, kỹ thuật dệt bằng tay phức tạp vẫn là giá trị văn hóa quan trọng mà không máy móc nào có thể thay thế được.  

Đặc tính của chất liệu vải gấm

Ưu điểm

Màu sắc phong phú

Khó có thể nào kể hết được mẫu mã, màu sắc của vải gấm trên thị trường. Từ trắng sữa, vàng chanh, hồng tươi đến màu lam, hồng cánh sen, xanh lục đều mang đặc trưng riêng tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, cuốn hút người xem.

Hầu hết thiết kế vải gấm đều được kết hợp từ nhiều màu sắc khác nhau như 2 màu, 3 màu, 4 màu, thậm chí là 7 màu. Người ta thường dùng từ Hán Việt như gấm nhị thể, gấm tam thể để phân biệt chúng song loại vải phổ biến nhất trên thị trường vẫn là gấm nhị thể và gấm tam thể.

Khâu nhuộm vải gấm được tiến hành sau khi kéo sợi thay vì đã hoàn thành tấm vải. Nền chìm của vải được dệt từ sợi dọc còn hoa văn nổi trên mặt vải được dệt từ sợi ngang. Chính điều này đã tạo nên hiệu ứng thị giác mạnh mẽ thay đổi dưới mọi góc nhìn. Điều kiện lý tưởng nhất để thưởng thức vẻ đẹp này là khi có đủ ánh sáng. Hãy đặt vải gấm dưới nguồn ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng, vẻ lóng lánh, sinh động ánh lên sẽ tạo nên những sắc màu riêng, không pha trộn lẫn nhau.

Họa tiết sang trọng, tinh tế

Nghệ thuật bố cục hoa văn trên vải gấm được xem là chuẩn mực tạo hình của chất liệu vải dày. Vì là mặt hàng khó dệt, phức tập, chúng thường được tạo nên từ bàn tay của những nghệ nhân dân gian. Để tạo ra vải gấm, người thợ không chỉ cần kỹ thuật dệt hoàn hảo mà còn cần có một bộ óc thẩm mỹ tuyệt vời. Dưới thời Lê, khắp cả nước chỉ có duy nhất làng Vạn Phúc là sản xuất được gấm.

Nghệ thuật đỉnh cao tạo cho chất liệu này nét đẹp sáng tạo khó có thể gặp ở mẫu sản phẩm công nghiệp. Họa tiết trang trí thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, động vật, hoa lá mang ý nghĩa tốt lành, chúc phúc. Các chủ đề quen thuộc có thể kể tới nhu tứ linh, quần ngư vọng nguyệt, sóng nước, quả trám, cúc vạn thọ, hình kỷ hà,...

Nguyên đối xứng, cân bằng là bắt buộc trên họa tiết vải gấm. Các đường nét của chúng không quá cầu kỳ, phức tạp mà vẫn đảm bảo được sự phóng khoáng, sắc sảo. Những khoảng trống vừa phải sẽ tạo nên vẻ đẹp khoáng đạt cho chất liệu.  

Độ bền cao

Nhờ vào độ dày ấn tượng, vải gấm rất bền chắc, cứng cáp. Các sợi vải được liên kết chặt chẽ với mật độ phân bố cao. Tinh thần quí phái, lịch sử luôn được đảm bảo chính là điểm thu hút đối với nhiều đối tượng khách hàng yêu thích dòng vải này.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vải gấm vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khó khắc phục. Thực tế, điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sợi làm ra.  

  • Do có độ dày lớn, vải gấm khá nóng, bí so với nhiều chất liệu cùng loại.
  • Độ cứng cáp mang lại trọng lượng lớn hơn, kém mềm mại hơn vải lụa, vải đũi,...
  • Vải gấm lụa có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điệm khá kém. Khi ướt, tuổi thọ vải sẽ giảm khoảng 20%. Khi phơi dưới nắng, vải không bền và dễ bị sâu bọ ăn. Vải dễ bị vết ố vàng do mồ hôi.
  • Vải gấm polyster dễ bắt bụi, gây bí hơi, độ thân thiện với môi trường không thực sự ấn tượng.

Ứng dụng vải gấm trong sản xuất chăn ga gối đệm

Nhờ vào ưu điểm vượt trội, chất liệu vải gấm dễ dàng chiếm được cảm tình của các nhà sản xuất chăn ga gối đệm. Gấm không chỉ an toàn cho sức khỏe, kiểm soát độ ẩm, thân nhiệt mà còn tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp, quí phái cho mọi không gian nội thất.

Vỏ bọc đệm bông ép

Chất liệu vải gấm được ứng dụng rộng rãi nhất trong dòng đệm bông ép. Đây là phụ kiện không thể thiếu để bảo vệ đệm trước sự xâm nhập của nấm mốc, côn trùng, vi sinh vật và bụi bẩn bên ngoài, gia tăng tuổi thọ cho đệm.

Vỏ bọc đệm bông ép gấm thường có nguồn gốc tự nhiên, bền chắc, co giãn tốt. Vải có độ thoáng khí hợp lý, giữ cho lõi sản phẩm luôn khô ráo, thoáng mát. Điều kiện vệ sinh đơn giản giúp vỏ bọc nhanh khô, thuận tiện cho quá trình vệ sinh của người sử dụng. Đặc biệt, vỏ bọc đệm bông ép thường được thiết kế thêm khóa kéo để tiện cho việc tháo rời.

Chất liệu này được sử dụng rộng rãi trên các sản phẩm nổi tiếng như đệm bông ép Queen Sweet, đệm bông ép Singapore, đệm bông ép Everon,... Bạn hoàn toàn toàn thể mua lẻ chúng nếu có nhu cầu.

Vỏ bọc đệm lò xo

Với dòng đệm lò xo truyền thống, không còn gì tuyệt vời hơn vải gấm để tôn lên nét đẹp cao quí, sang trọng. Nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng vỏ bọc đệm lò xo gấm có thể kể tới như đệm lò xo Hanvico, đệm lò xo Hanvico, đệm lò xo Tuấn Anh, đệm lò xo Everhome,....

Chăn ga gối vải gấm

Hướng tới dòng sản phẩm cao cấp, vải gấm chính là sự lựa chọn hoàn hảo của thương hiệu Singapore. Độ dày dặn cùng hoa văn nổi bật, sống động sẽ mang tới cho chăn ga gối Singapore vẻ đẹp có tính thẩm mỹ cao, khẳng định được vị thế chủ sở hữu.

Ngoài ra, vải gấm còn được ứng dụng trên nhiều sản phẩm chăn ga gối đệm khác như vỏ bọc đệm cao su, vỏ bọc đệm bông ép mặt cao su,... Để sở hữu mặt hàng chất lượng này, bạn có thể ghé thăm địa chỉ showroom gần nhất của hệ thống Đệm Xanh.

Cách vệ sinh, bảo quản vải gấm

  • Vệ sinh sản phẩm vải gấm trước khi sử dụng lần đầu.
  • Bạn có thể giặt vải gấm theo cả 2 cách thức là bằng tay hoặc bằng máy. Tuy nhiên, giặt bằng tay vẫn là phương pháp tốt nhất để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.
  • Sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa trung tính có độ PH thấp, ít bọt, kiềm thấp.
  • Sử dụng nước ấm khoảng 30 độ C để giặt vải gấm. Nhiệt độ quá cao có thể khiến vải co rút, mất độ bóng.
  • Lộn trái mặt vải gấm để không làm phai màu, sờn rách mặt phải.
  • Phơi vải ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ảnh hưởng trực tiếp của mặt trời.
  • Không đâm, chọc vật cứng lên bề mặt vải.
  • Không đặt thiết bị tỏa nhiệt lên vải gấm.
  • Không đặt sản phẩm gấm cạnh nơi có nhiệt lượng cao.

Mời bạn tham khảo một số chất liệu vải khác:

Vải Đũi Vải không dệt Vải thô
Vải Nỉ Vải Spandex Vải ren
Vải Voan Vải Jean Vải Cotton
Vải Chiffon Vải Kaki Vải Kate
Vải Satin Vải Viscose Vải Jacquard
Vải Polyester Vải Tencel Vải nylon
Vải Acrylic Vải Modal Vải lụa
Vải lanh Vải Thun  Foam
Vải Denim Vải Len  
Vải Bamboo Vải Microfiber  

Từ khóa » Gấm Meaning