Trẻ Sơ Sinh Bị Trớ Sữa Lên Mũi Khi Ngủ Là Do đâu? Các Cách Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ sẽ khiến các mẹ cảm thấy thực sự khủng hoảng và lo lắng nếu trẻ liên tiếp xảy ra tình trạng này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhất thông qua bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
- 1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ
- 2/ Trẻ bị trớ sữa lên mũi khi ngủ có sao không
- 3/ Cách xử lý khi trẻ sơ sinh trớ sữa lên mũi khi ngủ
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ
Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ là tình trạng trẻ đang ngủ có biểu hiện ọc sữa, nôn một phần hoặc toàn bộ sữa đã bú trước đó ra ngoài. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do những nguyên nhân phổ biến sau đây:
- Do trẻ còn nhỏ nên các cơ chế hoạt động ở vùng mũi – họng còn yếu, chưa hoạt động đồng bộ dẫn đến việc sữa đưa vào cổ họng chưa kịp nuốt đã bị trào ra ngoài khi bé thở.
- Do trẻ ăn quá no và được đặt ngủ ngay lập tức khiến lượng sữa chưa xuống hệ tiêu hóa mà trào ngược lên đường mũi, họng.
- Do trẻ đang ăn nhưng ngủ quên: lúc này sữa vẫn chảy ra ở miệng núm vú, trẻ vẫn tiếp tục bú nhưng không nuốt dẫn đến việc trẻ có thể vô tình thở mạnh khiến sữa được đưa đến phế quản, khí quản gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ phổ biến.
- Do các dấu hiệu bệnh lý: một số trẻ sơ sinh bị trớ sữa, ọc sữa khi ngủ hoặc ở trạng thái bình thường với tần suất lớn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy, lồng ruột, tắc ruột… nên mẹ cần đặc biệt chú ý, theo dõi các dấu hiệu bất thường của trẻ.
Trẻ bị nôn trớ lúc đang ngủ là biểu hiện của việc trẻ ăn quá no khiến lượng sữa này bị trào ngược ra ngoài
2/ Trẻ bị trớ sữa lên mũi khi ngủ có sao không
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ mặc dù xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi tuy nhiên nếu mẹ thấy điều này xảy ra liên tục và trẻ có dấu hiệu không thở được thì cần đặc biệt quan tâm . chú ý bởi điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Trẻ sặc sữa lên mũi khi ngủ sẽ khiến mũi họng bị kích ứng, vi khuẩn, cặn sữa dễ dàng tích tụ gây ra nhiễm trùng, dần dẫn đến những bệnh lý về tai – mũi – họng nguy hiểm.
- Trẻ nôn trớ sữa với tần suất lớn sẽ khiến trẻ không được đảm bảo lượng sữa cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Theo thời gian, trẻ sẽ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, kém phát triển cả thế chất và trí tuệ.
- Tâm lý của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng khi trẻ luôn cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong lúc ngủ khiến trẻ không có khoảng thời gian để nghỉ ngơi dẫn đến tâm trạng cáu gắt, quấy khóc thường xuyên.
- Trẻ bị sặc sữa nhiều lần trong khi ngủ sẽ khiến trẻ vô thức không kiểm soát được lượng sữa tràn vào đường hô hấp nên trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra ngạt thở, xuất huyết não, thậm chí là tử vong.
- Đây cũng có thể coi như biểu hiện của một số bệnh lý về đường tiêu hóa cần được theo dõi và điều trị kịp thời như viêm đường ruột, lồng ruột, … Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng này sẽ diễn ra liên tục không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là tính mạng của trẻ nữa. Vì vậy, các mẹ không nên chủ quan trong trường hợp thấy trẻ nhà mình có biểu hiện trớ sữa lên mũi khi ngủ.
Nếu trẻ ọc sữa với tần suất nhiều lần thì mẹ không nên bỏ qua bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm
3/ Cách xử lý khi trẻ sơ sinh trớ sữa lên mũi khi ngủ
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ cần phải biết những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ đúng cách như sau:
- Bước 1: Lập tức gọi trẻ dậy và bế trẻ lên theo đường thẳng đứng, đặt cổ của trẻ lên vai của mẹ để từ từ cho sữa từ mũi đi hoàn toàn ra ngoài. Đối với trẻ lớn hơn và đã có thể ngồi được, mẹ nên cho trẻ ngồi dậy để thực hiện thao tác này. Sau khi trẻ đã trớ hoàn toàn sữa ra bên ngoài, mẹ lấy khăn lau sạch các bộ phận của trẻ như mũi, miệng …
- Bước 2: Khi thấy trẻ có biểu hiện chưa đẩy được hoàn toàn sữa từ họng, mũi ra bên ngoài, mẹ cần thực hiện bước 2 là hút sữa từ mũi và miệng trẻ ra ngoài ngay lập tức. Đây có thể coi là bước quan trọng trong quá trình sơ cứu trẻ khi trẻ bị ngạt thở do trớ sữa lên mũi.
Mẹ cần sử dụng miệng để hút thật nhanh lượng sữa bên trong ra cho trẻ đồng thời gọi xe cấp cứu.
- Bước 3: Nếu tình hình vẫn chưa khả quan, trẻ vẫn chưa thể thở được thì mẹ nên đặt bé lên cánh tay, để đầu của bé hướng xuống đất và thực hiện vỗ nhẹ vào lưng bé 5 cái một. Tiếp tục theo dõi xem trẻ đã có thể hô hấp được bình thường trở lại hay vẫn tiếp tục khó thở, da tím tái.
- Bước 4: Hô hấp nhân tạo
Đặt bé nằm thẳng và ngửa ra, giữ đầu và ấn nhẹ vào vùng ngực của trẻ để lượng cặn sữa còn sót lại trôi ra hoàn toàn.
Khi phải thực hiện đến bước sơ cứu này, cách tốt nhất đó là mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị cụ thể nhất.
Sau khi vỗ ợ cho trẻ theo chiều thẳng đứng và trẻ không có dấu hiệu khó thở, mẹ có thể bỏ qua các bước sau đó
Để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ, mẹ cần:
- Cho trẻ bú lượng vừa đủ, chú ý không nên để trẻ ngủ ngay sau khi bú quá no.
- Không nên để trẻ vừa ngủ vừa bú bởi điều này có thể dễ dàng khiến trẻ bị sặc sữa.
- Bú đúng tư thế giúp trẻ hấp thụ tốt hơn, bú bên trái sau đó chuyển sang bên phải.
- Chú ý thời gian bú của trẻ, không để trẻ bú trong thời gian quá lâu.
- Vệ sinh đường hô hấp của trẻ giúp trẻ hô hấp dễ dàng đồng thời loại bỏ hoàn toàn cặn sữa còn đọng lại có nguy cơ gây bệnh cho trẻ.
Mẹ có thể cho trẻ sử dụng Nebial 3% KIT được sản xuất từ Italy với 20 ống nước muối ưu trương Nebial và 1 thiết bị xịt xông mũi họng chuyên dụng Spray-sol để giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn còn sót lại giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp hiệu quả. Với công nghệ độc đáo, sản phẩm có thể thẩm thấu sâu vào niêm mạc mũi, giúp trẻ hô hấp dễ dàng đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nebial 3% KIT được sử dụng để vệ sinh mũi họng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả
Mong rằng bài viết về trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ đã đem đến cho các mẹ những điều hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến hotline 0974.402.860 để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Tham khảo thêm:
– Trẻ sơ sinh hay bị sặc nước bọt do nguyên nhân gì? Mẹo xử lý
– Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không? Cần phải làm gì?
– Cặn sữa trong miệng trẻ sơ sinh do nguyên nhân nào? Cách vệ sinh
Dược Sĩ Trần Thị Quỳnh ChiDược sĩ Trần Thị Quỳnh Chi – giám đốc phụ trách chuyên môn của hãng Buona Italy với rất nhiều nhãn hàng dành cho nhi khoa hàng đầu Italy.
buonavn.com/duoc-si-tran-thi-quynh-chi/Từ khóa » Con Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Hướng Dẫn Xử Lý Và Phòng Ngừa Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi
-
Xử Lý Khi Trẻ Bị Trớ Xộc Lên Mũi | Vinmec
-
Các Yếu Tố Dễ Gây Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Cách Xử Lý Nhanh Tại Nhà Khi Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi - Eva
-
Cách Xử Trí Khi Bé Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vietnamnet
-
Trẻ Sơ Sinh Hay ọc Sữa Lên Mũi Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị Sặc Sữa Lên Mũi - Vì Thế Mẹ Cần Lưu ý!
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Bị ọc Sữa Lên Mũi, Nôn Trớ Sữa Liên Tục Phải Làm Sao ...
-
Bé Bị ọc Sữa Lên Mũi - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Bị ọc Sữa Lên Mũi Có Nguy Hiểm Không? CHUYÊN GIA TRẢ LỜI
-
Trẻ Sơ Sinh Bị ọc Sữa Lên Mũi: Cách Xử Lý Nhanh Mẹ Cần Biết
-
Trẻ Bị Sặc Sữa Lên Mũi, Mẹ Nên Xử Lý Thế Nào để Con Thoải Mái Hơn?
-
Hướng Dẫn Xử Lý Sặc Sữa ở Trẻ Sơ Sinh - YouTube
-
6 Mẹo Trị ọc Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Hiệu Quả - Fitobimbi