Vai Trò Của Các Cơ Quan Hiến định độc Lập Trong Kiểm Soát Quyền Lực ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Luật
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 99 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ TƢ PHÁPTRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIĐỖ HỒNG NHUNGVAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN HIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬPTRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚCỞ VIỆT NAM HIỆN NAYLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌCChuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chínhMã số: 60380102Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tô Văn HòaHÀ NỘI - NĂM 2016LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi; cácphân tích và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốcrõ ràng.Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫnTác giảĐỗ Hồng NhungDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTCHXHCNVNCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCQHĐĐLCơ quan hiến định độc lậpĐBQHĐại biểu Quốc hộiHĐNDHội đồng nhân dânKTNNKiểm toán nhà nướcMTTQVNMặt trận tổ quốc Việt NamNSNNNgân sách nhà nướcQLNNQuyền lực nhà nướcUBNDỦy ban nhân dânUBTVQHỦy ban thường vụ Quốc hộiMỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠQUAN HIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬP TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀNƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………………...121.1. Nhận thức chung về kiểm soát quyền lực nhà nước……………………………..121.1.1. Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nước……………………………..121.1.2. Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước………………………….151.1.3. Nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nước………………………….161.2. Các cơ quan hiến định độc lập trong kiểm soát quyền lực nhànước…………………………………………………………………………………..191.2.1. Khái quát về cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước hiệnđại…………………………………………………………………………………………..191.2.2. Vai trò của các cơ quan hiến định độc lập trong kiểm soát quyền lựcnhà nước…………………………………………………………………………………..271.2.3. Yêu cầu bảo đảm vai trò của cơ quan hiến định độc lập trong kiểmsoát quyền lực nhà nước tại Việt Nam…………………………………………………….32CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNGBẦU CỬ QUỐC GIA TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC ỞVIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………………………412.1. Khái quát về sự ra đời của Hội đồng bầu cử quốc gia…………………………..412.2. Đánh giá về vai trò của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc kiểm soát quyềnlực nhà nước theo pháp luật hiện hành………………………………………………2.2.1. Sự ghi nhận trong Hiến pháp về địa vị pháp lý của Hội đồng bầu cửquốc gia………………………………………………………………………………2.2.2. Tính độc lập về tổ chức, chức năng - nhiệm vụ và tài chính của Hội đồng4243bầu cử quốc gia……………………………………………………………………………….452.2.3. Quan hệ phối hợp giữa Hội đồng bầu cử quốc gia với các thiết chế cơbản của quyền lực nhà nước và các tổ chức khác.......................................................53CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁNNHÀ NƢỚC TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC Ở VIỆTNAM HIỆN NAY…………………………………………………………………...633.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước……………………..633.2. Đánh giá về vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc kiểm soát quyền lựcnhà nước theo pháp luật hiện hành…….......................................................................683.2.1. Sự ghi nhận trong Hiến pháp về địa vị pháp lý của Kiểm toán nhànước……………………………………………………………………………………………..693.2.2. Tính độc lập về tổ chức, chức năng- nhiệm vụ và tài chính của Kiểm toánnhà nước……………………………………………………………………………...713.2.3. Quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các thiết chế cơ bản củaquyền lực nhà nước và các tổ chức khác......................................................................78KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………….89DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTư tưởng về quyền lực và kiểm soát QLNN có lịch sử cùng với sự tồn tại củabản thân QLNN. Về mặt lịch sử, kiểm soát QLNN là quan trọng, vì:Thứ nhất, quyền lực trong xã hội cơ bản và tập trung ở QLNN. Tổ chứcQLNN như thế nào cho hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện của xã hội để việcsử dụng nó có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra ở mọi thời đại, là chủ đề quan tâmnghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị. Mặc dù có những điểm khác nhau về cácmô hình nhà nước, song điều cốt lõi xuyên suốt trong việc thiết kế, tổ chức, vậnhành của bộ máy nhà nước đều là tuân theo những nguyên tắc căn bản để đảm bảoQLNN được thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả. Một trong những nguyên tắc đó lànguyên tắc kiểm soát QLNN.Thứ hai, QLNN luôn có xu hướng bị tha hóa. Ngay từ thời Cổ đại, Aristotleđã nói đến sự biến chất, chuyển hóa của các chính phủ, sự chuyển hóa về hình thứccủa chính phủ này sang chính phủ khác là một sự chuyển hóa tự nhiên, có nguyênnhân từ trong chính tổ chức của mỗi một hình thức nhà nước. Thời kỳ cận hiện đại,các nhà tư tưởng chính trị nổi tiếng như Machiavelli, Hobbes, Locke, Montesquieu,Mill, Rousseau, Dalh, Madison… đều đề cập đến một nguy cơ của QLNN là dễ bịtha hóa, dẫn tới sự chuyên quyền, độc đoán, xâm phạm tới tự do của con người. Vìvậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của thiết kế tổ chức nhà nước là phảithiết lập được các cơ chế kiểm soát QLNN để chống chuyên chế, đảm bảo tự do củacon người.Bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, ở nhiều quốc gia đã xuất hiện những loại hìnhthiết chế thực hiện QLNN trong bối cảnh của sự tiến hóa chính thể hiện hữu. Đó làthiết chế Tổng thống trong chính thể cộng hòa nửa tổng thống, sự ra đời của cácNgân hàng trung ương (NHTW) độc lập, các cơ quan công tố, Viện kiểm sát ở cácnước xã hội chủ nghĩa và các nước Mỹ La‐tinh, các tòa án Hiến pháp, cơ quan kiểmtoán, cơ quan bảo vệ nhân quyền v.v. Có người còn gọi đó là các thiết chế, các cơ2quan QLNN “có vị trí đặc thù”. Cũng bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, ở nhiều nước đãhình thành các ngân hàng trung ương với vị thế pháp lý độc lập, khác với quyền củanhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp truyền thống. Điều đó đã dẫn đến ý kiến chorằng, đã xuất hiện một thứ quyền lực mới của nhà nước – quyền lực tiền tệ, hay làquyền lực ngân hàng. Có ý kiến nói đến “quyền lực thông tin”, “quyền lực bầucử”.v.v. Hiến pháp 1976 của Algeria quy định các quyền: quyền lực chính trị (dođảng cầm quyền thực hiện), quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền kiểm soát.Hiến pháp Quốc dân đảng của Trung Hoa trước đây (1946) quy định có quyền lậppháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, giám sát quyền khảo thí (thẩm quyền thituyển và bổ nhiệm công chức các cơ quan công quyền) và quyền kiểm sát.Như vậy, có thể kết luận rằng, trong thời đại ngày nay QLNN trong một nhànước dân chủ và văn minh thì cơ chế QLNN không chỉ được đóng khung theothuyết phân quyền. Sự phát triển và tiến hóa của Nhà nước và xã hội với sự ra đờicủa những quan hệ mới và theo đó là sự hiện hữu của những cấu trúc cầm quyềnmới chưa từng có trong thời đại của Montesquieu và của những người sang lập ranước Mỹ đã dẫn đến nhu cầu về một sự kiểm soát và về sự quản trị đặc biệt hơn sovới trước đây. Đó là những thành tựu phát triển khoa học và công nghệ, là quá trìnhtoàn cầu hóa, là những thay đổi của các yếu tố đã và đang tác động đến an ninh củaxã hội, của con người.Ở Việt Nam, trong mấy chục năm qua, từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa ra đời (nay là CHXHCNVN), mô hình bộ máy nhà nước qua bốn bản Hiến pháp(1946, 1959, 1980, 1992), trừ Hiến pháp 1946 chưa được tổ chức thực hiện, tuy cónhững khác biệt về tên gọi, hình thức tổ chức, nhưng nhìn chung được tổ chức theomô hình Xô viết, với các cơ quan thực hiện ba nhóm quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các hoạt độngnhư bầu cử, ngân hàng, kiểm toán, phòng chống tham nhũng… cơ chế bảo hộ Hiếnpháp thì được giao cho các cơ quan, tổ chức hữu quan mà chủ yếu là Chính phủhoặc gắn với hoạt động của các cơ quan này, hoặc chưa hoàn thiện kể cả về tổ chức3bộ máy cũng như chức năng, nhiệm vụ. Lý giải cho tình hình này có thể có nhiều lýdo: Thứ nhất, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã bị cuốn vào cuộcchiến đấu giành độc lập, giải phóng đất nước; vì thế, trong tổ chức và quản trị xãhội không đặt ra nhiều vấn đề, kể cả hoạt động lập pháp; Thứ hai, trong một thờigian dài, với mô hình nhà nước chuyên chính vô sản, chức năng cai trị thường đượcchú trọng hơn nhiệm vụ tổ chức và quản trị xã hội. Ngay cả khi bắt tay xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thìnhững tư tưởng, thói quen của nhà nước chuyên chính vô sản vẫn còn chi phốinhiều hoạt động của bộ máy nhà nước. Những nguyên nhân trên dẫn đến tình trạnghạn chế nhận thức của chúng ta trong việc tổ chức và quản trị xã hội, mà biểu hiệncủa nó chính là trong hệ thống chính trị nước ta, với tư cách là một bộ phận, bộ máynhà nước vẫn chỉ gồm những cơ quan truyền thống thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp.Cùng với tư tưởng đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước cả vềkinh tế và chính trị, trong điều kiện dân chủ hóa xã hội cũng như hội nhập quốc tế,rõ ràng bộ máy nhà nước, với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng bịchi phối và quy định bởi hạ tầng cơ sở kinh tế với đa thành phần sở hữu về tư liệusản xuất, cũng cần được tổ chức, hoàn thiện, kể cả đa dạng hóa các loại hình cơquan chuyên biệt hoạt động độc lập. Điều quan trọng là cần phải hiến định nhữngcơ quan đó làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động sau này.Hiến pháp 2013, bản hiến pháp mới của nước CHXHCNVN với nhiều điểmmới mẻ, thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và củachế độ, có những sửa đổi, bổ sung căn bản, sâu sắc và đồng bộ, một trong số đó làđưa ra nội dung quy định về các thiết chế hiến định độc lập tại chương X gồmHĐBCQG và KTNN.Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận “quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, đó là nội dung đã được hoàn4chỉnh và trở thành nguyên tắc trụ cột cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế QLNN ởViệt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Như vậy, để kiểm soát quyền lực có hiệu quả,không thể không đồng thời hoàn thiện cơ chế tự kiểm soát của bộ ba quyền lực lậppháp, hành pháp, tư pháp thông qua việc tạo ra những cơ sở hiến định nhằm phânđịnh rõ hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn địa vị pháp lý của các thiết chế QLNN; quyđịnh mối liên hệ pháp lý về chức năng và thẩm quyền giữa các thiết chế đó. Mặtkhác, tuân theo lý thuyết về tính chất của kiểm soát quyền lực, cơ chế kiểm soát nộitại nhất thiết phải được hỗ trợ bởi những cơ chế kiểm soát quyền lực từ phía ngoàicó tính độc lập cao nhằm “bảo đảm sự khách quan và tạo sự thống nhất và sự phốihợp của QLNN”. Đây chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, thiết kế mô hìnhhiến định độc lập một số thiết chế ở nước ta.Với sự ghi nhận lần đầu tiên hai thiết chế độc lập trong bộ máy nhà nước tạiHiến pháp 2013 và sự cụ thể hóa về tổ chức, hoạt động của HĐBCQG trong LuậtBầu cử ĐBQH và bầu cử HĐND năm 2015 (Luật Bầu cử 2015) cũng như nhữngđiểm mới trong Luật KTNN 2015 chính thức có hiệu lực, việc nghiên cứu vai tròcủa hai thiết chế này trong kiểm soát QLNN theo quy định của pháp luật hiện hànhlà nhiệm vụ cần thiết. Bên cạnh đó, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, bầu cử đại biểuHĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 diễn ra với sự có mặt lần đầu tiên củaHĐBCQG, việc theo dõi, xem xét quá trình hoạt động thực tiễn của HĐBCQG cũngsẽ là yếu tố quan trọng để đưa ra những nhận định xác thực về hiệu quả hoạt độngcủa thiết chế mới này. Có thể nói, xem xét pháp luật thực định về HĐBCQG vàKTNN khi những quy định bắt đầu được áp dụng sẽ là cơ sở chính để đánh giá vềmức độ kiểm soát QLNN của các thiết chế hiến định độc lập tại Việt Nam hiện nay.Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của các cơ quan hiến định độc lậptrong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận vănthạc sỹ của mình.52. Tình hình nghiên cứu đề tàiVới việc Hiến pháp 2013 lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện HĐBCQG vàKTNN như là những thiết chế độc lập, có chức năng pháp lý và đặc điểm tổ chứcriêng, những công trình nghiên cứu, bài viết khoa học liên quan đến vấn đề này cònkhá ít ỏi.Ở Việt Nam, cuộc thảo luận về các thiết chế hiến định độc lập mới trở nênsôi nổi gần đây, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 (sửađổi, bổ sung năm 2001). Tham gia và đóng góp vào cuộc thảo luận đó, Viện Chínhsách công & Pháp luật đã tổ chức một cuộc hội thảo riêng về các thiết chế hiến địnhđộc lập vào tháng 12 năm 2012. Nhằm lưu giữ những tri thức thu được trong cuộchội thảo, cuốn sách “Các thiết chế hiến định độc lập – Kinh nghiệm quốc tế và triểnvọng ở Việt Nam” đã được xuất bản trên cơ sở tập hợp các tham luận và bổ sungmột số nghiên cứu có liên quan.Bên cạnh đó, ngày 31/12/2013, Viện nghiên cứu lập pháp phối hợp vớiThường trực Ban biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tổ chức Hội thảo“Những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) năm2013". Hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra diễn đàn trao đổi, thảo luận để làm rõnhững nội dung mới trong Hiến pháp 2013. Trên cơ sở đó, kết quả của Hội thảo sẽnhằm góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bản Hiến pháp sửa đổi tạicác cơ quan, ban ngành ở Trung ương và nhân dân cả nước, đưa Hiến pháp vàocuộc sống. Tại Hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận, tập trung vàonhững điểm mới của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam về chế độ chính trị;quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa,giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; tổ chức bộ máy nhà nước; trong đó,có đề cập tới thiết chế HĐBCQG và KTNN là hai thiết chế hoàn toàn mới trongHiến pháp, đều do Quốc hội thành lập. Việc hiến định các thiết chế này trong Hiếnpháp cho thấy các nhà lập hiến mong muốn sẽ khắc phục những hạn chế của côngtác bầu cử trong thời gian qua, chuyên nghiệp hóa hoạt động tổ chức bầu cử trong6thời gian tới; phát triển kiểm toán nhà nước thực sự trở thành công cụ quan trọng vàđủ mạnh của nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát việc quản lý và sửdụng NSNN, tài sản quốc gia.Ngày 6/5/2014, tại Hà Nội, Viện Chính sách công và pháp luật phối hợp Tạpchí Nghiên cứu lập pháp - Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã khai mạc Hộithảo khoa học “Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”. Tại Hội thảo,Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: “Hiến pháp năm 2013 đã địnhdanh và làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõhơn chức năng, thẩm quyền của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sungmột số thiết chế hiến định độc lập là HĐBCQG và KTNN”.Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến HĐBCQG và KTNN cũng được đềcập trong nhiều bài viết nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành luật hoặc cáccuốn sách chuyên khảo:-Kiểm toán nhà nước một thiết chế đảm bảo thực hiện tính dân chủ trongHiến pháp / Nguyễn Hữu Vạn // Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội,Số 5/2014, tr. 3 – 9.-Mối quan hệ giữa quốc hội và kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp năm2013 / Hoàng Văn Tú // Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số7/2014, tr. 3 – 7.-Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 /Nguyễn Mạnh Hùng // Khoa học pháp lý. Trường Đại học Luật Thành phốHồ Chí Minh, Số 1/2014, tr. 57 – 61.-Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động kiểm toán nhà nước- những vấn đề đặt ra và việc sửa đổi, bổ sung luật kiểm toán nhà nước năm2005 / Hoàng Văn Tú // Nhà nước và Pháp luật. Viện Nhà nước và Pháp luật,Số 8/2014, tr. 3 – 6.7-Kiểm toán Nhà nước: Một thiết chế độc lập trong Hiến pháp nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam / Đặng Văn Hải // Luật học. Trường Đại học LuậtHà Nội, Số Đặc san Hiến pháp năm 2013 /2014, tr. 19 – 24.-Số chuyên đề về Kiểm toán nhà nước. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. ViệnNghiên cứu lập pháp số 9/2015 với nhiều bài viết liên quan.-Cần xây dựng Luật tổ chức Hội đồng bầu cử quốc gia / Vũ Đức Khiển //Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số 10/2014, tr. 12 – 15.-Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Hội đồngbầu cử quốc gia / Vũ Hồng Anh // Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốchội, Số 13/2014, tr. 18 – 20.-Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia và việc sửa đổi Luậtbầu cử đại biểu quốc hội / Ngô Đức Mạnh // Nghiên cứu lập pháp. Vănphòng Quốc hội, Số 14/2014, tr. 26 – 31.-Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 /Nguyễn Mạnh Hùng // Khoa học pháp lý. Trường Đại học Luật Thành phốHồ Chí Minh, Số 1/2014, tr. 57 – 61.-Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia một số nội dung quan trọng của Luậtbầu cử / Phan Văn Ngọc // Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, Số15/2014, tr. 38 – 42.-Thiết kế bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Hiến phápnăm 2013 / Vũ Công Giao // Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và Phápluật, Số 11/2014, tr. 15 – 21.-Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học thuộc Viện Nghiên cứu lậppháp với tiêu đề “Tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử ở một số nướctrên thế giới”, năm 2013.-Mục “Cơ quan bầu cử quốc gia” (Mục 3, IX Chương V) của TS. Vũ VănNhiêm, trong cuốn Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế8giới (sách chuyên khảo), NXB. CTQG, Hà Nội, 2012, do Ban Biên tập Dựthảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ấn hành.-Bài viết của GS.TS. Thái Vĩnh Thắng với tiêu đề “Những bất cập của chế độbầu cử ở Việt Nam hiện nay”, đăng trong cuốn Hiến pháp: Những vấn đề lýluận và thực tiễn, NXB. ĐHQG Hà Nội, 2013, do Khoa Luật ĐHQG Hà Nộivà Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòngQuốc hội ấn hành.Như vậy, các nội dung nghiên cứu trong thời gian từ trước sửa đổi Hiến phápnăm 1992 (Sửa đổi, bổ sung năm 2001) cho đến nay liên quan đến HĐBCQG vàKTNN đều rải rác ở nhiều bài viết xoay quanh các khía cạnh khác nhau và chưa cómột công trình nghiên cứu nào tập trung, cụ thể, đi sâu tìm hiểu về hai thiết chế độclập kể từ khi nó chính thức được hiến định tại Hiến pháp năm 2013. Hơn thế nữaviệc xem xét vấn đề kiểm soát QLNN từ phía các thiết chế hiến định độc lập củaViệt Nam là nội dung hoàn toàn mới mẻ, mà chưa một bài viết nào khai thác, hoặccó chăng cũng chỉ nêu lên ở tầm khái quát, chưa đi vào trực diện vấn đề.3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích, đánh giá về vị trí, vaitrò, tổ chức hoạt động, chức năng – nhiệm vụ của hai cơ quan hiến định độclập được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là HĐBCQG và KTNN để làmnổi bật lên vai trò kiểm soát QLNN của hai thiết chế này trong giai đoạn hiệnnay.-Phạm vi nghiên cứu: Việc tìm hiểu các cơ quan hiến định độc lập này sẽ chủyếu dựa trên những quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Bầu cử 2015 vàLuật KTNN 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan nhằm đưa ra nhữngnhận định, đánh giá về hiệu quả của những quy định đó đối với vai trò kiểmsoát QLNN của hai cơ quan này kể từ khi ban hành.94. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn-Mục đích nghiên cứu: xây dựng cơ sở lý luận và tìm hiểu các quy định hiệnhành về HĐBCQG và KTNN để thấy được vai trò của các cơ quan này trongkiểm soát QLNN và đánh giá được mức độ của việc kiểm soát quyền lực ởmỗi cơ quan đến đâu. Từ đó, cũng nhằm mục đích bảo đảm hiệu lực, hiệuquả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong bộmáy nhà nước, đặc biệt là trong việc tổ chức bầu cử và sử dụng tài chính, tàisản công; phù hợp nguyên tắc QLNN là thống nhất, có sự phân công, phốihợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế.-Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên Luận văn có những nhiệmvụ sau:Một: Nêu lên một số vấn đề lý luận về kiểm soát QLNN và CQHĐĐL; xáclập các tiêu chí thể hiện vai trò kiểm soát QLNN của các CQHĐĐL và đưa ra cácđiều kiện bảo đảm vai trò kiểm soát QLNN của các CQHĐĐL;Hai: Trình bày về sự hình thành phát triển của HĐBCQG tại Việt Nam, đặcđiểm về tổ chức, chức năng - nhiệm vụ và tài chính của cơ quan này theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành; từ đó đưa ra đánh giá về vai trò kiểm soát QLNN của nó;Ba: Trình bày về sự hình thành phát triển của KTNN tại Việt Nam, đặc điểmvề tổ chức, chức năng - nhiệm vụ và tài chính của cơ quan này theo quy định củapháp luật hiện hành; từ đó đưa ra đánh giá về vai trò kiểm soát QLNN của nó.5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận vănVới đề tài lựa chọn nghiên cứu về vai trò của các CQHĐĐL trong việc kiểmsoát QLNN tại Việt Nam, Luận văn sẽ trả lời hai câu hỏi:-Một là câu hỏi phân tích: Sự thể hiện vai trò của các CQHĐĐL trong việckiểm soát QLNN tại Việt Nam theo pháp luật hiện hành như thế nào?10-Hai là câu hỏi đánh giá: Với từng CQHĐĐL đang có tại Việt Nam, với tổchức, chức năng - nhiệm vụ và tài chính theo pháp luật hiện hành thì mức độthể hiện vai trò kiểm soát QLNN của nó như thế nào?6. Các phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận vănĐề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác – Lênin về phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoàira, đề tài còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: phương pháp phân tích, phươngpháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh và phươngpháp thống kê…7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn-Về ý nghĩa khoa học: Đây là công trình mới mẻ mang tính chất chuyên khảokhai thác vấn đề kiểm soát quyền lực của các CQHĐĐL lần đầu tiên đượcghi nhận trong bản Hiến pháp mới 2013 của Việt Nam. Vì thế, Luận văn cónhững đóng góp về mặt khoa học như sau:Thứ nhất, Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận vềCQHĐĐL, nhằm thống nhất nhận thức về lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểmvà phân loại các CQHĐĐL;Thứ hai, Luận văn nghiên cứu đưa ra các tiêu chí thể hiện vai trò kiểm soátQLNN của các CQHĐĐL, làm cơ sở cho quá trình phân tích vai trò này của từngthiết chế hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước.Thứ ba, Luận văn xây dựng các yếu tố nhằm bảo đảm vai trò kiểm soátQLNN của các CQHĐĐL làm căn cứ để đánh giá mức độ kiểm soát QLNN của cácCQHĐĐL cũng như hoàn thiện và nâng cao vai trò kiểm soát QLNN của các cơquan này.-Về ý nghĩa thực tiễn:Trước Hiến pháp năm 2013, sự xuất hiện của các thiết chế hiến định độc lậpkhông còn xa lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, song tại Việt Nam, việc nghiên cứu,tổ chức, sắp xếp các cơ quan này còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Vì thế, sự ra đời11của hai thiết chế hiến định độc lập là HĐBCQG và KTNN trong Hiến pháp năm2013 là một điểm mới nổi bật, thể hiện phần nào bản chất dân chủ, tiến bộ của nhànước và của chế độ. Vì là nội dung mới, nên sự cụ thể hóa quy định của Hiến pháptrong luật cũng không tránh khỏi những hạn chế, do đó việc lựa chọn nghiên cứu vềhai thiết chế này của luận văn sẽ có nhiều khía cạnh để khai thác và đánh giá.Hơn thế nữa, xem xét tổ chức và hoạt động của HĐBCQG và KTNN trên cơsở quy định của pháp luật sẽ là điều kiện đánh giá tính hiệu quả, hợp lý của các quyđịnh về HĐBCQG tại Luật Bầu cử 2015 khi Luật này được vận dụng trực tiếp trongquá trình diễn ra cuộc bầu cử toàn dân năm 2016, khi mà lần đầu tiên HĐBCQGchính thức xuất hiện và thực thi nhiệm vụ của mình; cũng như các quy định liênquan đến KTNN trong Luật KTNN 2015 mới có hiệu lực thi hành.Ngoài ra, xem xét khía cạnh kiểm soát QLNN đối với hoạt động của cácCQHĐĐL rõ ràng là một nội dung mới mẻ, lần đầu tiên có một công trình nghiêncứu đi sâu khai thác. Đây sẽ là cơ hội để đánh giá một yếu tố kiểm soát mới tácđộng lên QLNN khi mà trước nay chúng ta vẫn chủ yếu nhìn nhận kiểm soát QLNNchủ yếu ở sự kiểm soát giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp cũngnhư giữa trung ương và địa phương hay trong chính bản thân các nhánh quyền lực.Có thể nói, việc xem xét vai trò kiểm soát QLNN của hai thiết chế hiến định độc lậphiện tại ở Việt Nam sẽ là tiền đề cho việc ra đời, ghi nhận một số thiết chế độc lậpkhác trong tương lai.8. Bố cục của luận văn-CHƢƠNG I: Một số vấn đề lý luận về vai trò của các cơ quan hiến định độclập trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.-CHƢƠNG II: Thực trạng pháp luật về vai trò của Hội đồng bầu cử quốc giatrong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.-CHƢƠNG III: Thực trạng pháp luật về vai trò của Kiểm toán nhà nướctrong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.12CHƢƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUANHIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬP TRONG KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚCỞ VIỆT NAM HIỆN NAY1.1.Nhận thức chung về kiểm soát quyền lực nhà nƣớcQLNN và kiểm soát QLNN là những vấn đề trung tâm của đời sống chínhtrị hiện đại. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, QLNN luôn có xu hướng tự mở rộng vàtự tăng cường vai trò của mình. Nhìn chung các chủ thể khi nắm giữ quyền lực đềucó xu hướng sử dụng nó phục vụ cho những lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ nhómcủa mình, làm cho quyền lực bị tha hóa và hậu quả dẫn đến quyền lực bị suy thoái,mất tác dụng điều tiết các quan hệ xã hội, hệ thống quyền lực bị tê liệt.Do nhận thức được quyền lực luôn có xu hướng bị lạm dụng và những hậuquả mà nó mang lại nên kể từ khi xã hội loài người được tổ chức thành xã hội chínhtrị, con người đã không ngừng quan tâm tìm kiếm những phương thức khác nhau đểkiểm soát quyền lực, để tạo ra một cơ chế đủ sức ngăn chặn việc tiếm quyền và sửdụng quyền lực trái với mong muốn của chủ thể cầm quyền.Dưới đây sẽ trình bày về khái niệm, mục đích và nội dung của kiểm soátQLNN.1.1.1. Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nướcKiểm soát QLNN là một vấn đề phức tạp. Sự phức tạp của kiểm soát QLNNxuất phát từ đặc tính của QLNN. Các đặc tính này làm cho QLNN vừa có thể kiểmsoát được nhưng không thể kiểm soát hết toàn bộ QLNN. Hơn nữa, QLNN khôngphải là quyền lực cá nhân ủy thác cho cá nhân mà là tập thể ủy thác cho cá nhân. Vìvậy, tập thể kiểm soát những người được ủy quyền như thế nào cũng là một vấn đềnan giải. Do tính hệ thống và cấp độ của QLNN, do tính chất phức tạp của kiểmsoát quyền lực nên kiểm soát QLNN phải được triển khai thành hệ thống.Từ cách tiếp cận hệ thống có thể chia kiểm soát QLNN thành: kiểm soát từbên ngoài và kiểm soát từ bên trong nhà nước. Trong đó, kiểm soát từ bên ngoài nhà13nước là sự kiểm soát từ phía nhân dân và xã hội; còn kiểm soát từ bên trong nhànước là sự kiểm soát do các cơ quan nhà nước thực hiện hay còn gọi là sự kiểm soátcủa nhà nước.Ở một cách tiếp cận khác, kiểm soát QLNN được thực hiện bởi sự tự kiểmsoát và kiểm soát bằng thể chế pháp lý. Tự kiểm soát là sự kiểm soát của các chủthể quyền lực, dựa trên cơ sở nhận thức của chủ thể thấy được sự cần thiết, “tính tấtyếu”, tính chuẩn mực, đạo đức của việc kiểm soát nên tự giác thực hiện, nó khôngcần cưỡng chế nên tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, trên thực tế sự tự kiểm soát nàykhông thể bao quát hết phạm vi quyền lực và cũng không đủ chi phí. Mặt khác, sựtự kiểm soát khó có thể ước lượng xác định do thường bị phụ thuộc, chi phối bởicác yếu tố chủ quan của chủ thể kiểm soát, vì vậy, xã hội cần đến sự kiểm soát bằngthể chế. Đó là sự áp đặt, chi phối từ bên ngoài đối với chủ thể quyền lực. Thể chếpháp lý về kiểm soát QLNN là những khuôn khổ pháp lý được tạo ra bởi Hiến phápvà pháp luật nhằm giới hạn quyền lực nhà nước, định hướng và tạo chuẩn mực chohành vi của các tổ chức, cá nhân tham gia kiểm soát quá trình tổ chức và thực thiquyền lực nhà nước. Đó là tổng thể những quy tắc, thể thức, chuẩn mực, phạm vi,giới hạn, quy trình, thủ tục, xác lập quyền và trách nhiệm của các chủ thể, các biệnpháp, hậu quả pháp lý... được hàm chứa trong nội dung các quy phạm của pháp luậtthực định, hướng đến việc kiểm soát QLNN.1 Thể chế pháp lý về kiểm soát QLNNlà yếu tố nền tảng, cốt lõi cùng với các yếu tố khác (thiết chế, điều kiện, mối quanhệ tương tác giữa thể chế, thiết chế, các điều kiện...) hình thành cơ chế pháp lý kiểm1Hiện nay có một số cách định nghĩa khác nhau về thể chế pháp lý về kiểm soát QLNN, như: “Thể chế kiểmsoát QLNN là các quy định của Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật liên quan đến việc tổ chức, thựchiện và kiểm soát QLNN, bao gồm các quy định của Hiến pháp, pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; cácquy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát; các quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, nội dung, hìnhthức, trình tự kiểm soát QLNN được ghi nhận trong Hiến pháp, các luật tổ chức bộ máy nhà nước, trong luậtbầu cử, luật giám sát, thanh tra, phản biện xã hội, trong các điều ước và tập quán quốc tế...” (xem: NguyễnMinh Đoan,Vũ Thu Hạnh (2014), “Các yếu tố cấu thành của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chíNhà nước và pháp luật, số 7); hay “Thể chế kiểm soát QLNN là tổng thể các quy phạm pháp luật xác lập cáccơ quan, tổ chức, cá nhân, quyền và nghĩa vụ, phương thức và các điều kiện bảo đảm để các chủ thể khácnhau kiểm soát QLNN” (xem: Trần Ngọc Đường, Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài: Cơ sở lý luận và thựctiễn xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp ở nước ta, Văn phòng Quốc hội đã nghiệm thu năm 2015). Trong Luận văn này, tác giả xin nêu ngắngọn quan niệm về thể chế pháp lý kiểm soát QLNN.14soát QLNN. Thể chế pháp lý có vai trò quyết định, bởi phải có các quy định củapháp luật thì mới tạo nên cơ chế pháp lý về kiểm soát QLNN.Mỗi cơ chế kiểm soát đều có ưu điểm nhất định và có tác dụng bổ sung, hỗtrợ cho nhau. Tự kiểm soát quyền lực là quan trọng trong dài hạn, nhưng trong ngắnhạn, khi chưa có đủ các điều kiện cho tự kiểm soát thì kiểm soát bằng thể chế là cầnthiết và hiệu quả. Kiểm soát bằng thể chế có tính chất ngăn chặn, hạn chế đồng thờicũng có tính chất giáo dục đối với đối tượng kiểm soát. Do đó, theo tác giả TrịnhThị Xuyến, kiểm soát QLNN là một hệ thống những cơ chế được thực hiện vởi nhànước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi QLNN đúng mục đích, hiệu quả.2Xét theo nghĩa rộng, kiểm soát QLNN chính là việc thiết kế tổ chức và thựcthi QLNN đúng mục đích, hiệu quả nhất. Chính việc kiểm soát QLNN thống nhấttrên cơ sở các nguyên tắc nhất định trong tổ chức và thực hiện QLNN giúp chokiểm soát quyền lực đạt mục tiêu, chẳng hạn như các nguyên tắc: QLNN thuộc vềnhân dân, nguyên tắc pháp quyền, nguyên tắc công khai, minh bạch, nguyên tắc tamquyền phân lập…Xét theo nghĩa hẹp, kiểm soát QLNN là toàn bộ những cách thức, quy trình,quy định mà dựa vào đó nhà nước và xã hội có thể ngăn chặn, loại bỏ những hànhđộng sai trái của nhà nước, phát hiện và điều chỉnh việc thực thi quyền lực đảm bảomục đích và hiệu quả của quyền lực nhà nước.Kiểm soát QLNN theo nghĩa thông thường là một khái niệm rộng. Phạm vicủa nó là tất cả các hoạt động kiểm soát QLNN, từ sự kiểm soát của cá nhân đến sựkiểm soát của các nhóm, tổ chức, xã hội và nhà nước bằng các hình thức, biện pháp,phương tiện khác nhau với mục đích, nội dung khác nhau, các hoạt động kiểm soátngầm, không chính thống cho đến hoạt động kiểm soát chính thống, hợp pháp trongxã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn thì việc kiểm soát QLNN nên đươchiểu theo nghĩa hẹp, kiểm soát QLNN là tổng thể các cơ chế, biện pháp được thực2Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Namhiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.36.15hiện bởi các cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm QLNN được thực hiện đúng đắn. Mỗimột cơ chế có cách thức, quy trình vận hành cụ thể để kiểm soát QLNN trên mộtlĩnh vực, phạm vi nhất định.1.1.2. Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nướcTheo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, mục tiêu lâu dài và triệt để củakiểm soát QLNN là loại bỏ những điều kiện xã hội đã sản sinh ra nhà nước, giaicấp.3 Đây cũng chính là quá trình khắc phục sự tha hóa của quyền lực, đưa QLNNtrở về với đúng nghĩa chân chính là quyền lực của nhân dân, quyền lực công thựchiện chức năng công quản của xã hội.Như vậy, mục đích của việc kiểm soát QLNN nhằm đảm bảo các yếu tố sau:-Kiểm soát phạm vi, giới hạn hoạt động của nhà nước, buộc nhà nước phải tổchức và hoạt động tuân thủ phạm vi, giới hạn mà nhân dân đã ủy quyền,hành động đúng theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, tránh được sựlạm quyền hay lộng quyền của các cơ quan hay công chức nhà nước, đảmbảo nhà nước hoạt động trong vòng trật tự, ổn định.-Làm tăng trách nhiệm và tính hiệu quả của việc thực thi QLNN. Trách nhiệmnày, một mặt hạn chế quyền lực nhà nước để bảo vệ quyền làm chủ của nhândân; mặt khác, nó còn là nghĩa vụ của nhà nước trong nỗ lực cải thiện xã hội,làm cho cuộc sống của người dân được tốt hơn.-Đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân. Cơ sở để đảm bảo quyền tựdo của công dân ở đây chính là pháp luật. Chính vì vậy mà công dân cóquyền làm tất cả những gì luật pháp không cấm và nhà nước chỉ được làmnhững gì mà pháp luật cho phép. Do đó, luật pháp chính là cơ sở pháp lýquan trọng nhất để người dân thực hiện sự kiểm soát của mình đối với chínhphủ. Nếu không bảo đảm được điều này thì nhà nước khó có thể được tổchức và vận hành một cách hiệu quả.3Trịnh Thị Xuyến, tlđd Chú thích số 2, Tr. 37.16Kiểm soát quyền lực là làm cho quyền lực được thực thi một cách tối ưu, đạtmục đích cao nhất, hiệu quả và an toàn nhất. Kiểm soát quyền lực hợp lý, đúng đắnsẽ tạo điều kiện cho các chủ thể quyền lực hoạt động tốt. Trong quá trình đó, kiểmsoát quyền lực ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực.1.1.3. Nội dung của kiểm soát quyền lực nhà nướcNhằm bảo đảm cho QLNN được thực thi đúng mục đích, hiệu quả, kiểm soátQLNN bao hàm các nội dung sau:4Thứ nhất, kiểm soát phạm vi hoạt động của QLNN. Vì QLNN là quyền lựcủy thác nên trước hết chủ thể quyền lực có quyền kiểm soát đối với QLNN về phạmvi tác động của quyền lực. Nhân dân chỉ ủy quyền cho nhà nước trong một phạm vixác định, vì thế QLNN chỉ được sử dụng cho những phạm vi đã được ủy quyền này.Nội dung kiểm soát này giữ cho QLNN hoạt động theo đúng quy định.Thứ hai, kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp, bao gồm: cáchthức, quy trình hình thành Hiến pháp, điều chỉnh, sửa đổi Hiến pháp. Vì Hiến phápđược coi là bản khế ước giao kèo của nhân dân với nhà nước khi nhân dân ủy quyềncho nhà nước thực thi quyền lực của mình nên nhân dân có quyền kiểm soát bảnkhế ước này để: đảm bảo việc thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp theo đúngquy trình dân chủ; đảm bảo Hiến pháp phản ánh được ý nguyện, lợi ích của nhândân; không có điều khoản nào đi ngược lại, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, nhândân trong xã hội. Sự xuất hiện của Hiến pháp được xác định là bước khởi đầu chosự giới hạn QLNN, đánh dấu sự phân chia đời sống xã hội thành xã hội chính trị(nhà nước) và xã hội dân sự (hay còn gọi là xã hội công dân). Đồng thời, nó cũngđặt ra cơ sở cho việc hình thành và phát triển lý luận và thực tiễn về nhà nước phápquyền mà tinh thần chung của nó là nhà nước chỉ được làm những gì mà luật phápquy định và công dân được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm.Ngoài ra, việc ghi nhận các quyền và tự do cơ bản của con người và quy địnhnhững vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước4Trịnh Thị Xuyến, tlđ d Chú tích số 2, Tr. 39-44.17trong Hiến pháp giúp cho Hiến pháp là đạo luật có tính tối cao trong giới hạn quyềnlực nhà nước. Vì thế, đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất của Hiến pháp là một nộidung trong kiểm soát QLNN.Thứ ba, kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên cácphương diện sau:-Kiểm soát cách thức tổ chức bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo sự tuân thủđúng các quy định của Hiến pháp và khả năng vận hành hiệu quả trên thựctế.-Kiểm soát hoạt động hoạch định chính sách của nhà nước, đảm bảo quá trìnhban hành chính sách của nhà nước tuân thủ những quy trình, thủ tục quy địnhtrong Hiến pháp và các đạo luật: đảm bảo hiệu quả của hoạt động ban hànhchính sách.-Kiểm soát các chính sách, quy định của nhà nước nhằm ngăn chặn, loại bỏchính sách, quy định trái với Hiến pháp và các đạo luật, vi phạm đến quyềnvà lợi ích của công dân; các chính sách không phù hợp với thực tiễn, khôngcó tính khả thi hoặc hiệu quả kém cũng phải được điều chỉnh, sửa đổi hoặcloại bỏ.-Kiểm soát hoạt động thực thi chính sách của nhà nước nhằm đảm bảo hoạtđộng đó tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đó còn là sự kiểm soát củacác cơ quan chức năng của nhà nước để ngăn chặn, loại bỏ những hoạt động,hành vi trái pháp luật hoặc kém hiệu quả của nhà nước.Thứ tư, kiểm soát những người thực thi QLNN dưới hai khía cạnh:-Kiểm soát quy trình lựa chọn những người đảm nhiệm các công việc của nhànước.-Kiểm soát hoạt động của các chủ thể thực thi QLNN theo quy định của Hiếnpháp, các đạo luật, những cam kết chính trị, đạo đức khi ở cương vị là ngườithực thi QLNN.18Có thể thấy, tùy thuộc vào cấp độ, cấu trúc quyền lực mà chủ thể kiểm soátcó thể là từng cá nhân hoặc tập thể, tổ chức. Trong các chế độ dân chủ, nhân dân làchủ thể của QLNN nên nhân dân kiểm soát QLNN – các nhánh QLNN; hoặc nhândân ủy quyền cho các đại diện, các cơ quan nhà nước kiểm soát những phạm vi nhấtđịnh của QLNN.Một khía cạnh nữa cần nói tới khi mà kiểm soát QLNN là một công việc khókhăn và phức tạp thì muốn kiếm soát phải sử dụng kết hợp nhiều cách thức, biệnpháp cũng như các công cụ kiểm soát khác nhau. Hai công cụ kiểm soát QLNN cănbản nhất là đạo đức và thể chế. Sự kiểm soát QLNN bằng đạo đức chủ yếu dựa vàosự nhận thức của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước. Đó có thể là sự nhậnthức về các chuẩn mực, giá trị đạo đức của con người, xã hội, hoặc là nhận thức vềtính hợp lý, cần thiết của kiểm soát nên tự giác thực hiện kiểm soát của mình. Sựkiểm soát QLNN bằng thể chế là sự kiểm soát bằng các thiết chế, tổ chức, quy định,luật lệ đã được thiết lập trong xã hội. Các công cụ này có thể tồn tại dưới hình thứcbất thành văn và thành văn.Một yếu tố khác nữa phải nhắc tới trong nội dung của kiểm soát QLNN làthủ tục kiểm soát. Thủ tục kiểm soát bao gồm những quy định pháp lý cho phép chủthể kiếm soát trong một không gian và thời gian nhất định được phép thực hiệnquyền lực của mình theo những trình tự nhất định. Ví dụ, Điều 54, Hiến pháp năm1946 của Việt Nam quy định: “trong vòng 48 tiếng đồng hồ, Chủ tịch nước cóquyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại việc bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ”. Nếukiểm soát quyền lực không được định chế rành mạch về mặt thủ tục, về mặt thờihiệu, không gian, thời gian thì một mặt, kiểm soát quyền lực sẽ vô nghĩa. Mặt khácsẽ tạo nên một sự kiểm soát quyền lực tùy tiện mới.191.2.Cơ quan hiến định độc lập trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc1.2.1. Khái quát về cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước hiện đại1.2.1.1.Sự ra đời của cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nướcTrong tiến trình tổ chức và quản trị xã hội, ngày nay ở các nước dân chủ trênthế giới, bên cạnh các thiết chế truyền thống như Nghị viện (cơ quan lập pháp),Tổng thống, Chính phủ (cơ quan hành pháp), Tòa án (cơ quan tư pháp), ngày càngxuất hiện nhiều loại hình cơ quan chuyên biệt hoạt động độc lập theo luật do nghịviện đặt ra. Chẳng hạn, Ủy ban bầu cử, cơ quan bảo hiến, kiểm toán, ngân hàngtrung ương, Ủy ban chống tham nhũng, Thanh tra quốc hội (Ombudsman), Cơ quannhân quyền quốc gia (National Human Rights Institution), Ủy ban công vụ (PublicService Commission) .v.v. Số lượng, những loại hình cụ thể tùy thuộc vào từngquốc gia. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân,nguyên tắc chủ quyền nhân dân. Nhân dân đặt ra Hiến pháp và trao quyền cho cácthiết chế nhà nước để tổ chức và quản trị xã hội. Theo đó, QLNN trên các phươngdiện lập pháp, hành pháp, tư pháp được trao cho các thiết chế tương ứng đảmnhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, luôn có xu hướng lạm quyền, tha hóa và thamnhũng quyền lực, cho dù giữa các thiết chế này được tổ chức theo nguyên tắc phânquyền, kiềm chế và đối trọng với những cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể. Đồngthời, điều này cũng xuất phát từ xu thế dân chủ hóa xã hội, yêu cầu công khai, minhbạch trong hoạt động của mỗi thiết chế cũng như trong việc tổ chức và quản trị xãhội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, chính nhân dân và xã hội đặt rayêu cầu, đòi hỏi cần đa dạng hóa các loại hình cơ quan, thiết chế bên cạnh các thiếtchế truyền thống thực hiện tốt hơn chủ quyền nhân dân trong việc kiểm soát hoạtđộng của bộ máy nhà nước kiểm soát quyền lực, cũng như thực hiện quyền dân chủtruyền thống của mình. Và nhóm các CQHĐĐL hay nhóm các thiết chế hiến địnhđộc lập đã ra đời (tùy từng ngữ cảnh nghiên cứu mà các cơ quan này có thể có têngọi khác nhau).20Trong lịch sử hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước CHXHCN ViệtNam, CQHĐĐL là một khái niệm mới. Bản thân thuật ngữ “CQHĐĐL” cũng mớiđược chính thức sử dụng bởi Uỷ ban dự thảo Hiến pháp 2013 khi uỷ ban này giảitrình trước Quốc hội khoá XIII về dự thảo hiến pháp.5 Hiến pháp năm 2013 cũng làhiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam có quy định về CQHĐĐL,bao gồm hai cơ quan là HĐBCQG, được quy định tại Điều 117, và KTNN, đượcquy định tại Điều 118. Tuy lần đầu tiên được quy định trong hiến pháp và chínhthức có đầy đủ đặc điểm của CQHĐĐL song HĐBCQG và KTNN không phải lànhững cơ quan hoàn toàn mới trong bộ máy nhà nước Việt Nam. HĐBCQG có thểđược coi là phiên bản được hiến định và nâng cấp từ Hội đồng bầu cử trung ương,cơ quan vẫn thường được thành lập trong thời gian trước đây mỗi khi tiến hành bầucử ĐBQH khoá mới. KTNN đã được thành lập từ năm 1994, được nâng cấp trởthành cơ quan của Quốc hội năm 2005 và đến năm 2013 được chính thức quy địnhtrong hiến pháp và qua đó mang đầy đủ đặc điểm của một CQHĐĐL. Hai cơ quanHĐBCQG và KTNN sẽ được giới thiệu chi tiết ở các phần cụ thể sau này.Có thể nói, việc thành lập các CQHĐĐL là xu thế chung đáp ứng yêu cầuxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường sự kiểm soátQLNN. Các cơ chế hiến định hiện hành cho thấy còn nhiều hạn chế trong việcchống lạm quyền, kiềm chế tham nhũng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.1.2.1.2.Khái niệm cơ quan hiến định độc lậpThiết chế hiến định độc lập kiểm soát QLNN là những cơ quan nhà nướcđược quy định cụ thể về việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong hiếnpháp. Đây là những cơ quan nhà nước tồn tại độc lập với nhánh quyền lực lập pháp,hành pháp hay tư pháp. Các thiết chế hiến pháp này có thực hiện một số QLNN nhấtđịnh, tuy nhiên thứ QLNN mà các cơ quan này thực hiện nhắm trực tiếp tới bảnthân việc hình thành và thực hiện các QLNN chứ không phải nhắm tới việc điều5Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2013), Báo cáo số 287/BC-UBDTSĐHP về việc giải trình,tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân.
Tài liệu liên quan
- Phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
- 11
- 4
- 6
- phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính
- 13
- 2
- 6
- Tài liệu Báo cáo " Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam " pptx
- 7
- 3
- 27
- vai trò của các cơ quan trực thuộc quốc hội trong việc bảo đảm tính thống nhất của pháp luật
- 77
- 427
- 0
- PHÂN TÍCH VAI TRÒ của các cơ QUAN HÀNH CHÍNH
- 10
- 386
- 0
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
- 171
- 909
- 8
- Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (TT)
- 27
- 607
- 1
- Luận án tiến sĩ Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở việt nam (full)
- 175
- 810
- 12
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam (TT)
- 27
- 877
- 6
- Vai trò của tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước
- 106
- 893
- 9
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.22 MB - 99 trang) - Vai trò của các cơ quan hiến định độc lập trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Thiết Chế Hiến định độc Lập Là Gì
-
Cơ Quan Hiến định độc Lập Là Gì ? Đặc điểm Của ... - Luật Minh Khuê
-
Về Các Thiết Chế Hiến định độc Lập Trong Hiến Pháp Năm 2013
-
Khái Quát Về Cơ Quan Hiến định độc Lập Trong Bộ Máy Nhà Nước
-
[PDF] 1 Các Thiết Chế Hiến định độc Lập Kinh Nghiệm Quốc Tế… 2
-
Thiết Chế Chính Trị - Pháp Luật Về Kiểm Soát Quyền Lực Trong điều Kiện ...
-
Cơ Quan Hiến định độc Lập: Quan Trọng Nhưng Dễ Thành "vật Trang Trí"
-
Kiểm Toán Nhà Nước Là Một Chế định độc Lập
-
Hoàn Thiện Cơ Chế Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước ở Việt Nam Hiện Nay
-
Cảm Nghĩ Về Bảo Hiến Theo Tư Tưởng Pháp Quyền Dân Chủ Của Hồ ...
-
[PDF] Thiết Chế Hiến định độc Lập Trong Hoạt động Kiểm Soát Quyền Lực Nhà ...
-
Hoàn Thiện Cơ Chế Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước - Chi Tiết Tin Tức
-
[DOC] Quyền Lực Nhà Nước Là Thống Nhất, Có Sự Phân Công, Phối Hợp, Kiểm ...
-
[DOC] Thiết Chế; Thanh Tra Quốc Hội; Hiến định độc Lập
-
Tuyên Truyền, Phổ Biến Hiến Pháp - Ban Quản Lý Các Khu Chế Xuất Và ...