Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì? Gợi ý Cách Tính Vốn Chủ Sở Hữu

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu chắc hẳn không còn quá xa lạ với chúng ta, sở hữu ở đây được hiểu là nó thuộc quyền của người đó, vậy vốn chủ sở hữu có nghĩa là số tiền mà khi công ty giải thể, công ty đóng cửa… số tiền này sẽ được trả lại cho các cổ đông của công ty. Nhưng với điều kiện là tất cả các khoản nợ của công ty, tất cả những tài sản thanh lý đó đều được trả hết.

Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu của các công ty có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt và kiểm soát tình hình sức khỏe về tài chính của công ty, nó được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty và là  một thước đo tài chính phổ biến.

Nguồn vốn chủ sở hữu này không phải là những khoản nợ chính vì vậy mà nó không có nghĩa vụ phải thanh toán.

Đối với những công ty nhà nước thì vốn chủ sở hữu có những điểm đặc biệt hơn một chút đó chính là với những công ty nhà nước thì vốn hoạt động do nhà nước giao hoặc đầu từ thì nhà nước là chủ sở hữu vốn. Còn đối với những công ty tư nhân, doanh nghiệp liên doanh… thì vốn chủ sở hữu là các cá nhân, tổ chức tham gia hùn vốn.

2. Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Đã có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai khái niệm và không biết phân biệt đâu là vốn điều lệ đâu là vốn sở hữu. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn có được những hiểu biết tổng quát nhất về hai khái niệm này.

Để hiểu và phân biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu chúng ta cùng đi phân tích định nghĩa về chúng.

Vốn điều lệ là số vốn do cá nhân, thành viên trong công ty trực tiếp đóng vào khi thành lập công ty, số vốn này được quy định. Tài khoản để góp vốn có thể là vàng, tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… đều có thể dùng để góp vốn điều lệ.

Trong các bản báo cáo tài chính vốn này được gọi là vốn cổ phần, từ số vốn điều lệ này nó là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp.Từ số vốn điều lệ đó để xác định được tỉ lệ phần vốn góp để làm cơ sở cho việc phân chia quyền lợi và lợi ích cũng như nghĩa vụ của các cổ đông.

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Những giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có những khác biệt cơ bản sau đó chính là vốn điều lệ là số vốn trên giấy tờ, đó chỉ là con số mà khi thành lập doanh nghiệp người thành lập kê khai số vốn điều lệ của công ty, nó chỉ mang tính chất đăng ký, trong trường hợp cổ đông chưa góp đủ số vốn như đã cam kết thì khi đó doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh toán và có thể phải giải thể, các cổ đông có trách nhiệm trong phạm vi vốn góp đã đăng ký.

Qua quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm khi đó làm cho vốn chủ sở hữu thay đổi và trên thực tế thì vốn chủ sở hữu qua quá trình hoạt động thường sẽ lớn hơn vốn cổ phần.

3. Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

3.1. Vốn  đầu tư của chủ sở hữu

Được hiểu là vốn đóng góp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, những vốn đóng góp này có thể là cá nhân, tổ chức. Đây là số vốn thực tế của cổ đông, và số vốn này sẽ được quy định theo điều lệ của công ty. Số vốn này được góp và ghi nhận theo giá cổ phiếu.

3.2. Từ lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hàng năm công ty sẽ có phần lợi nhuận do sản xuất kinh doanh có được, những phần lợi nhuận này sẽ được bổ sung vào phần vốn chủ sở hữu hàng năm theo quy định của công ty, như vậy công ty kinh doanh có nhiều lợi nhuận thì số vốn chủ sở hữu của các người góp vốn trong công ty càng tăng.

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

3.3. Chênh lệch đánh giá tài sản

Nguồn vốn chủ sở hữu còn xuất hiện khi chênh lệch đánh giá tài sản, điều này phản ánh việc chênh lệch do đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Từ những tài sản hiện có của doanh nghiệp từ bất động sản, hàng tồn kho, giá trị nhà đất của doanh nghiệp.

3.4. Nguồn khác

 Ngoài những nguồn vốn chủ sở hữu trên thì nhiều công ty, doanh nghiệp còn có nhiều hình thức kêu gọi vốn khác như: vốn chủ sở hữu từ các nguồn như tặng, tài trợ,.. những nguồn này được ghi rõ là chủ sở hữu.

4. Công thức tính vốn chủ sở hữu

Để tính được vốn chủ sở hữu bạn cần phải hiểu rõ được định nghĩa, hiểu rõ được đâu là vốn chủ sở hữu để từ đó áp dụng công thức sau đây bạn có thể đơn giản:

Bạn cần xác định rõ một số tài sản sau đây:

- Dựa vào bảng cân đối kế toán bạn có cần xác định tổng tài sản công ty

Công thức tính vốn chủ sở hữu
Công thức tính vốn chủ sở hữu

- Xác định tổng nợ phải trả

Khi bạn đã xác định đúng hai số tiền trên sau đó thực hiện phép trừ bạn sẽ ra được vốn chủ sở hữu.

Công thức tính vốn chủ sở hữu = Tài sản – nợ phải trả

5. Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu

Như những phân tích ở trên chúng ta thấy được vốn chủ sở hữu rất quan trọng ví nó đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư. 

Mỗi công ty, doanh nghiệp, đơn vị cần phải nắm rõ vốn chủ sở hữu để có những hướng phát triển, vốn cổ đông có thể âm hoặc dương, nếu dương công ty có đủ tài sản để hoạt động kinh doanh và thanh toán các khoản nợ của mình, nhưng nếu công ty khoản vốn chủ sở hữu âm nếu kéo dài thì mất khả năng thanh toán chính vì vậy mà công ty có thể phá sản .

Với những công ty có vốn cổ đông âm là đầu tư rủi ro hoặc không an toàn, nếu chỉ tính riêng về cổ đông thì không phải là một quyết định về tính hình sức khỏe tài chính của công ty, để đánh giá tình hình tài chính của công ty, các nhà hoạch định đánh giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, để có những kết quả cuối cùng.

6. Vốn chủ sở hữu giảm thể hiện điều gì?

 Vốn chủ sở hữu có thể nói là một nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình hoạt động của công ty, và khi đó khả năng quay vòng vốn và đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường sẽ giảm, điều này khiến cho công ty sẽ bị thu hẹp quy mô. Khi đó nếu doanh nghiệp muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh để mở rộng thị trường thì doanh nghiệp bắt buộc phải đi vay nợ. Nguồn vay vốn của các doanh nghiệp hiện nay chính là các ngân hàng thương mại thuộc Trọn bộ cách download mẫu CV tiếng Anh đẹp file word. Nếu tình trạng này diễn ra dài không có cách khắc phục số nợ ngày càng tăng sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và việc đó sẽ dẫn đến nguy cơ bị phá sản.

Các chuyên viên phân tích đầu tư sẽ thực hiện các phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu như chỉ số ROA, chỉ số ICOR, ROE, ROS... để đánh giá mức độ khả quan. Các nhà đầu tư cũng không bỏ qua những chỉ tiêu này trong quá trình ra quyết định thực hiện các giao dịch sàn chứng khoán như mua hay bán cổ phiếu, trái phiếu... doanh nghiệp đó bán hàng.

 Vốn chủ sở hữu giảm thể hiện điều gì?
 Vốn chủ sở hữu giảm thể hiện điều gì?

Và một điều quan trọng bạn cần phải biết đó chính là hàng năm thì vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung bằng những nguồn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu vốn chủ sở hữu giảm điều đó cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh, nếu nguồn vốn chủ sở hữu tăng doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lợi nhuận này để tái đầu tư trong việc phát triển và mở rộng công ty.  Và việc hoạt động kinh doanh phát triển mang về lời nhuận thì các cổ đông cũng sẽ yêu cầu doanh nghiệp sẽ phải trích một phần lợi nhuận để trả cổ tức.

7. So sánh vốn chủ sở hữu và giá trị vốn hóa

Để có thể so sánh vốn chủ sở hữu và giá trị vốn hóa chúng ta cần phải hiểu được cách tính để từ đó có những số liệu cụ thể để tính toán.

Vốn chủ sở hữu ngoài cách tính ở ví dụ trên ra thì chúng ta cũng có thể tính theo giá trị sổ sách và giá trị thị trường.

Trên thực tế vốn chủ sở hữu tính theo giá thị trường có thể sẽ cao hơn hoặc thấp hơn giá trị sổ sách, Nếu công ty, doanh nghiệp đó niêm yết trên sàn chứng khoán thì sẽ dễ dàng cho việc tính toán. 

Giá trị thị trường (vốn hóa thị trường) = Tổng số cổ phiếu lưu hành x giá cổ phiếu 

So sánh vốn chủ sở hữu và giá trị vốn hóa
So sánh vốn chủ sở hữu và giá trị vốn hóa

Giá trị sổ sách lớn hơn giá thị trường: Với trường hợp một công ty đang giao dịch với giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách, điều đó có nghĩa là thị trường mất niềm tin vào công ty, điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp phải rất nhiều khó khăn và những khó khăn sẽ làm cho doanh nghiệp gặp phải bất lợi, và điều này xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá trị thị trường lớn hơn giá trị sổ sách: Điều này cho thấy công ty bạn là công ty đang có cơ hội phát triển và đang trên đà phát triển và có tiềm năng. Trên thị trường chứng khoán ghi nhận và gắn cho công ty bạn có giá thị trường lớn hơn giá trị sổ sách. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của công ty bạn và bạn cũng dễ dàng kêu gọi được nhiều vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.

Với trường hợp giá trị sổ sách bằng giá trị thị trường điều này sẽ làm khó thị trường, không có căn cứ nào để xác định công ty tốt hay xấu.

Chúng ta có thể sử dụng để so sánh thông qua tỉ số sau đây: Tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách là P/B. Được tính bằng giá trên mỗi giá trị sổ sách trên mỗi giá trị cổ phiếu.

Trong đó chúng ta sẽ so sánh tỷ số này với một để có được những quyết định và nhận xét đúng về tình hình tài chính của một công ty.

P/B> 1,P/B= 1, P/B< 1

Qua cách so sánh bên trên những nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn đúng nhất về tình hình tài chính của công ty, để từ đó có những quyết định đúng trong việc phát triển và đầu tư vào công ty. Hy vọng rằng qua nội dung bài viết chia sẻ trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Vốn chủ sở hữu là gì? và từ đó có thể tính vốn chủ sở hữu một cách đơn giản để có những đầu từ đúng và hướng phát triển đúng cho công ty.

Từ khóa » Cách Tính Vốn Csh