Xanh Tím Và Xanh Tím Trung ương: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên ...

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Xanh tím

Sự đổi màu xanh/tím của da và niêm mạc gây ra bởi sự tăng số lượng tuyệt đối của Hb khử trong máu.

Có hai con đường thường gặp có thể dẫn tới đủ Hb khử để gây xanh tím:

Tăng máu tĩnh mạch ở nơi bị xanh tím.

Giảm độ bão hòa oxy (SaO2).

Nồng độ Hb khử cần để gây xanh tím là 50 g/L (5 g/dL). Quan trọng là chú ý tổng lượng Hb ảnh hưởng đến nồng độ oxy không bão hòa cần xuất hiện trước xanh tím.

Ví dụ, ở bệnh nhân thiếu máu nặng với nồng độ Hb 60 g/L (6 g/dL), tỉ lệ Hb khử có thể là 60% (36 g/L hay 3.6 g/dL) và bệnh nhân vẫn chưa xanh tím. Ngược lại, ở bệnh nhân đa hồng cầu với Hb 180 g/L (18 g/dL), nồng độ Hb khử chỉ cần khoảng 28% (50 g/L hay 5 g/dL) là bệnh nhân có thể có xanh tím.

Nói cách khác, chính là số lượng tuyệt đối của Hb khử mới gây xanh tím, không phải số lượng tương đối.

Mô tả xanh tím trung ương

Sự đổi màu xanh/tím của lưỡi, môi và niêm mạc.

Nguyên nhân xanh tím trung ương

Thường gặp

Tim:

Tứ chứng Fallot.

Suy tim.

Hô hấp:

Bất tương hợp thông khí tưới máu (ví dụ viêm phổi).

Giảm thông khí.

Ít gặp

Tim:

Chuyển vị đại động mạch.

Hội chứng Eisenmenger.

Huyết học:

Bệnh MetHb.

Bệnh SulfHb.

Hô hấp:

Dò tĩnh mạch phổi.

Shunt trong phổi.

Cơ chế xanh tím trung ương

Trong tím trung ương, điểm then chốt cần nhớ là máu nghèo oxy rời khỏi tim. Nó hiện diện ở tuần hoàn động mạch trước cả khi đến ngoại biên. Điều này do bão hòa oxy thấp và/hoặc bất thường Hb.

Tim

Trong nguyên nhân tim của tím trung ương, vấn đề chủ yếu là sự trộn máu tĩnh mạch và động mạch, dẫn đến giảm độ bão hòa oxy. Ví dụ trong tứ chứng Fallot, thông liên thất làm pha trộn máu thông qua vách liên thất. Có nghĩa là máu rời tim trái đã có độ bão hòa oxy thấp hơn bình thường.

Hô hấp

Sự bất xứng thông khí tưới máu hay shunt trong phổi, mà không có đủ oxy, sẽ tăng lượng Hb khử đi qua phổi, dẫn đến giảm độ bão hòa oxy.

Từ khóa » Tím Trung ương