05 Lý Do Tại Sao Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa Mà Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Tại Sao Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa?
Những lý do tại sao hoa hồng leo không ra hoa. Câu hỏi này có thể mình đã từng nghe không ít người luôn tự hỏi và thắc mắc. Có người trồng bảo rằng, "tôi cũng bón phân chăm sóc nhiều lắm mà hồng leo nhà tôi không ra hoa?", "Hồng leo nhà tôi ra hoa 01 đợt rồi chẳng thấy ra hoa nữa?",.. Và còn nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề về hoa hồng leo khoogn chịu ra hoa nữa.
Bài viết này, Mình sẽ tóm lược đầy đủ nhất về 05 lý do tại sao hồng leo không ra hoa bao gồm về các lí do về: Giống hoa hồng leo, chế độ ánh sáng và nước tưới, chế độ chăm sóc và bón phân, tuổi trưởng thành của cây.
Thông thường, hoa hồng leo không ra hoa có 05 lý do chính như sau:
-
Giống hoa hồng leo bạn trồng là hồng leo tầm xuân
-
Hoa hồng chưa đến tuổi trưởng thành để ra hoa
-
Hoa hồng bị thiếu sáng và nước
-
Bón phân sai cách hoặc hoa hồng thiếu dinh dưỡng
-
Không cắt tỉa hoa hồng đúng cách.
Bây giờ, mình sẽ đi qua từng lí do một để giúp bạn tìm ra nguyên nhân cho hoa hồng leo nhà bạn. Từ đây, bạn có thể điều chỉnh khắc phục những lí do này biết đâu lại có thể làm cho hoa hồng leo nhà bạn ra hoa. Bắt đầu nào!!!
Giống Hoa Hồng Bạn Đang Trồng Là Hồng Leo Tầm Xuân
Cái này thường ít khi được nhiều người mới bắt đầu trồng hồng leo hiểu và biết một cách thấu đáo. Thông thường, Hồng leo tầm xuân CHỈ NỞ HOA ở nơi có khí hậu mát mẻ (Miền bắc, Đà Lạt,..), còn nếu như mang giống hoa hồng leo tầm xuân trồng ở nơi có nền nhiệt cao như Miền Nam (nhất là miền Tây Nam Bộ) thì thường KHÔNG NỞ HOA.
Để đảm báo tránh được những giống hoa hồng leo tầm xuân (đối với người trồng ở Miền Nam), bạn nên dựa trên các yếu tố (đặc điểm) đặc trưng của giống hoa hồng leo tầm xuân như sau:
-
Sinh trưởng: Giống hoa hồng leo tầm xuân sinh trưởng rất nhanh, cây khỏe và đặc biệt là đẻ nhánh cực kì nhanh.
-
Chồi: Chồi hoa hồng leo tầm xuân khỏe, vươn dài, rất nhiều chồi, có rất nhiều gai và ít khi bị sâu bệnh tấn công
-
Ngọn: Phần ngọn của hồng leo tầm xuân thường có màu đỏ tỉa
-
Lá: Lá thon dài hinh lưỡi mác, phần lá xếp thành hình chữ V, gân lá khỏe
Nếu bạn ở Miền Nam có ý định trồng hồng leo, thì nên chọn giống khác và tuyệt đối đừng chọn hồng leo tầm xuân bạn nhé!. Nếu lỡ bạn đang trồng giống hồng leo này, thì chắc chỉ để làm cổng trang trí hoặc trồng lấy làm bóng mát để thư giản thì được.
Riêng về Miền Bắc hoặc nơi xứ lạnh như Đà Lạt, thường thì chăm sóc cũng chẳng nhiều- thậm chí để tự nhiên thì hồng leo tầm xuân cũng ra hoa (cách làm hồng leo tầm xuân ra hoa mình xin chia sẻ trong bài viết khác nhé)
Hoa Hồng Chưa Đạt Tuổi Trưởng Thành Để Nở Hoa
Hầu hết cây trồng nào cũng vậy, không chỉ riêng hoa hồng thì cây tới tuổi trưởng thành thì mới cho ra hoa được. Có những giống hoa hồng, phải mất gần 01 năm thì cây mới cho hoa đều và rộ. Có những cây mất đến vài tháng trưởng thành rồi mới bắt đầu có hoa.
Cho nên, trước khi trồng một giống hoa hồng nào cũng vậy - hoặc hoa hồng leo nào đó. Bạn cũng nên nghiên cứu kĩ chu kì sinh trưởng, nắm bắt rõ chu kì này bạn có thể điều chỉnh thời gian cho hoa đều, hoa nở rộ và đẹp hơn bạn nhé.
Tuyệt đối đừng nên ép cho cây ra hoa khi cây chưa đến tuổi trưởng thành để ra hoa, việc này gây ra 02 tác động không tốt cho cây như: Rất dễ bị suy cây hoặc chết sau đó, hoa có thể không ra ở những lần ép ra hoa sau.
Hoa Hồng Bị Thiếu Sáng - Nước Tưới Để Sinh Trưởng Và Ra Hoa
Trong nhiều bài viết trước đây, mình đều hay nhắc tới cụm từ "Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc mới đong đầy". Bạn thấy đấy, cây trồng nói chung và hoa hồng leo nói riêng đều cần ánh sáng. Và hoa hồng lại là một loại cây có tính ưa sáng (thích nhiều ánh sáng chiếu) hơn. Theo nghiên cứu cho thấy, để hoa hồng sinh trưởng mạnh và cho hoa to, nở rộ hơn thì nên trồng ở vị trí có ánh sáng chiếu ít nhất là 6 tiếng/ngày.
Lựa chọn nơi trồng có ánh sáng cho hoa hồng là một tiêu chí bạn cần nên quan tâm trước khi trồng, vì điều này chẳng những ảnh hưởng tới sự sinh trưởng mà còn quyết định cho việc hoa hồng leo có ra hoa hay không?
XEM THÊM: Tips 05 Cách Làm Hoa Hồng Nở To Không Phải Ai Cũng Biết
Bón Phân Sai Cách Hoặc Bón Quá Nhiều Phân Đạm
Về lí do thứ tư giải thích tại sao hoa hồng leo không ra hoa này, mình xin nêu ra 02 trường hợp như sau: Một là bón phân bị thiếu và Hai là bón phân bị sai, bạn nên đọc kĩ lại câu này rồi mình đi tiếp xuống bên dưới để làm rõ hơn về nội dung này nha.
Một số người trồng hoa hồng leo thường hay bón phân sai, cụ thể mình hay thường gặp như là: Ai bảo phân nào tốt thì bón chứ cũng chẳng biết phân đó có tác dụng như thế nào, hiệu quả ra sao và hàm lượng dinh dưỡng như thế nào?. Thêm nữa, lỡ mua phân bón đó về rồi, tiếc tiền nên cứ thấy còn thì cứ mang ra bón thế thôi chứ cũng chẳng tìm hiểu nhu cầu của hoa hồng.
Một vài trưởng hợp thì, cây đang tới tuổi trưởng thành ra hoa thì đi bón phân đạm - bón với liều cao nữa. Lúc này hoa hồng đâu có ra hoa vì đạm này lo đi nuôi chồi và lá hết rồi (thường làm rối loạn sinh lý của cây).
Tóm lại như thế này, hãy nên bón phân cho hoa hồng theo chu kì sinh trưởng của cây và nhu cầu của cây. Thêm nữa là, bón đúng loại phân bón với liều bón theo đúng khuyến cáo, đừng làm hoa hồng leo bị rối loạn sinh lý sẽ chẳng ra hoa được luôn đấy.
Cắt Tỉa Cành - Chồi Hoa Hồng Không Đúng Cách
Ở lí do thứ năm này, mình cũng sẽ nói sơ về cách chăm sóc cắt tỉa cành cho hoa hồng leo. Với hồng leo chưa ra hoa lần nào (vụ đầu ra hoa), bạn nên chăm tỉa bớt chồi không cần thiết đi khi cây tới tuổi trưởng thành nhằm mục đích giúp cho dinh dưỡng được tập trung cho thân chính và dưỡng mầm hoa được phân hóa tốt hơn.
Đối với những hoa hồng leo đã ra hoa, nên cắt tỉa sạch hết những nụ hoa tàn ở đợt hoa trước và tiến hành tỉa cành, chồi và tạo tán lại cho hoa hồng leo gọn gàng hơn. Nếu được thì hãy tỉa bỏ hết những lá già, lá bệnh để giúp cây khỏe hơn và tập trung dinh dưỡng nuôi cây tốt hơn.
Vậy là mình đã nêu hết 05 lí do tại sao hoa hồng leo không ra hoa rồi. Bạn thử kiểm tra lại xem, có bị 01 trong 05 lỗi trên không tại vườn hoa hồng leo nhà bạn nhé. Bài viết này được viết theo kinh nghiệm cá nhân cũng như những chia sẻ từ những người trồng hoa hồng lâu năm. Nếu bạn có thêm thắc mắc, hãy liên hệ với mình theo hotline: 0972158146 - 0932657564 để được hướng dẫn cụ thể hơn nhé. Chúc bạn thành công và chúc bạn có những cây hoa hồng leo trổ đầy hoa thơm ngát.
Từ khóa » Các Bệnh Của Hoa Hồng Leo
-
Tổng Hợp Các Bệnh Thường Gặp ở Cây Hoa Hồng Leo Bạn Nên Biết
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Rosava
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Xử Lý - Bách Thảo
-
Tổng Hợp 13 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Hiện Nay
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Cách Nhận Biết Các Loại Bệnh Và điều Trị Cho Hoa Hồng Leo
-
Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Phòng Trừ - Happy Trees
-
13 Loại Bệnh, Côn Trùng Hại Thường Gặp Trên Hoa Hồng - Gốm Sân Vườn
-
Một Số Bệnh Hay Gặp Trên Hoa Hồng Trồng Chậu - Cayplus
-
Bệnh ở Cây Hoa Hồng Leo Sẽ Khó Chữa Trị Nếu Không Bắt được 2 ...
-
BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA HỒNG
-
Tổng Hợp Các Bệnh Do Nấm Phổ Biến ở Hoa Hồng Và Cách Chữa Trị ...
-
Cách Chăm Sóc Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Hoa Hồng Leo. - Bài Viết ...