05 Tiêu Chí Lựa Chọn Sàn Giao Dịch Tiền điện Tử Uy Tín! - Coin98 Insights
Có thể bạn quan tâm
Khi được hỏi để mua các tài sản trong thị trường Crypto ở đâu, đại đa số anh em đều biết câu trả lời là lên sàn giao dịch mua. Tuy nhiên làm sao để chọn sàn giao dịch nào uy tín thì không phải anh em nào cũng biết.
Vậy dựa vào những tiêu chí nào để chọn ra sàn giao dịch uy tín? Tất cả sẽ được Coin98 Insights giải đáp trong bài viết này!
Phân loại sàn giao dịch tiền điện tử
Sàn giao dịch tiền điện tử sẽ được phân chia thành 2 loại:
- Sàn tập trung hay còn gọi là CEX - Centralized Exchange.
- Sàn phi tập trung hay còn gọi là DEX - Decentralized Exchange.
Sàn giao dịch tập trung - CEX
Sàn giao dịch tập trung (CEX) là sàn giao dịch được quản lý bởi một bên thứ 3, có thể là công ty hoặc tổ chức chủ sàn. Bên thứ 3 này sẽ đứng ra kiểm soát và làm cầu nối để trao đổi các tài sản crypto.
Điều này có nghĩa là mọi tài sản Crypto bạn nạp vào tài khoản trên sàn đều được quản lý và kiểm soát bởi công ty, tổ chức.
Để có thể thực hiện giao dịch trên các sàn CEX, anh em phải tạo tài khoản có ID, password và thực hiện KYC nhằm xác minh danh tính kỹ càng tuân theo quy định của chính phủ.
Ưu điểm:
- Giao diện và trải nghiệm người dùng tốt với nhiều tiện ích và tính năng, giúp anh em mới trade dễ sử dụng.
- Tốc độ xử lý nhanh.
- Tính thanh khoản cao.
- Tốc độ giao dịch nhanh.
Nhược điểm:
- Phải đặt niềm tin và phụ thuộc vào bên thứ 3.
- Phải chuyển tiền lên ví sàn và sàn sẽ kiểm soát 100% tài sản crypto của anh em.
Sàn giao dịch phi tập trung - DEX
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là loại sàn giao dịch tiền điện tử được xây dựng và hoạt động một cách phi tập trung trên nền tảng Blockchain.
Sàn DEX cho phép việc giao dịch mua bán được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lưới Blockchain mà không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
Khi giao dịch trên các sàn DEX, người dùng có thể thực hiện mua bán và trao đổi đồng coin ngay trên ví của họ mà không cần phải chuyển lên sàn. Việc cần làm chỉ là import ví vào sàn & chỉ khi người dùng cấp phép thì giao dịch mới được diễn ra.
Private key* của ví sẽ do người dùng nắm giữ và không ai khác có quyền truy cập vào, kể cả sàn giao dịch đó.
*Private key là cực kỳ quan trọng đối với ví điện tử, người dùng cần phải lưu trữ và bảo quản cẩn thận, tuyệt đối không được tiết lộ cho bất kỳ ai để tránh việc mất tài sản vĩnh viễn.
Đọc thêm: Cách lưu trữ và bảo mật Private Key an toàn cho người mới
Ưu điểm:
- Không phụ thuộc vào bên thứ 3, anh em liên kết sàn với ví crypto riêng của anh em nên có quyền kiểm soát 100% tài sản của mình.
- Coin/Token đa dạng, được niêm yết dễ dàng hơn.
- Giao dịch ẩn danh.
- Độ bảo mật giao dịch cao.
- Phí giao dịch thấp.
Nhược điểm:
- Chưa cho phép giao dịch các loại tiền tệ pháp định do nhà nước cung cấp như USD, Bảng Anh….
- Khối lượng giao dịch chưa lớn.
- Tối độ giao dịch thấp.
- Tính thanh khoản thấp.
- Không có khóa riêng trong ứng dụng.
- Mức độ rủi ro của các coin trên sàn cao hơn.
Sự khác nhau giữa CEX và DEX
Sự khác biệt CEX và DEX được thể hiện thông qua 4 tính năng trong bảng tóm tắt dưới đây:
Minh sẽ trình bày cụ thể sự khác nhau giữa CEX và DEX:
Quyền kiểm soát quỹ
CEX: Sàn sẽ kiểm soát hoàn toàn tài sản gửi vào ví sàn, tức là sổ lệnh và quyền lưu ký của anh em đều do quản lý sàn kiểm soát.
DEX: Giao dịch trực tiếp với các trader khác mà không cần thông qua một máy chủ trung tâm. Không có bên thứ 3 tập trung sở hữu sổ lệnh và quyền lưu ký. Do đó, tài sản điện tử là do anh em và các bên tham gia DEX kiểm soát.
Tính ẩn danh
CEX: Gần đây, các quy định mới của chính phủ yêu cầu các sàn CEX tuân thủ luật KYC (Know your customer - Xác minh danh tính) và AML (Anti Money Laundering - chống rửa tiền) nghiêm ngặt. Vì vậy khi giao dịch trên CEX, anh em cần xác thực danh tính một phần nào đó tùy vào qui định của sàn. Ví dụ: Binance sẽ yêu cầu anh em gửi số điện thoại, hình ID,…
DEX: Vì trên DEX không thông qua bên thứ 3 nên việc trao đổi ẩn danh là hoàn toàn có thể thực hiện được.
Trung gian
CEX: Khi anh em giao dịch trên sàn tập trung, mọi giao dịch của anh em phải được bên sàn xác thực xác thực và cấp quyền. Nói nôm na, CEX có thể coi là một trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ trao đổi mật mã đáng tin cậy.
DEX: Anh em giao dịch hoàn toàn dựa vào một hệ thống bao gồm nhiều node vận hành, không cần phụ thuộc vào một bên trung gian.
Số lượng tài sản
CEX: Dự án muốn list token thường phải trả một khoản phí nhất định, điều này làm các dự án mới đôi khi cũng không có đủ ngân sách để list sàn. Nên có thể nói, tài sản giao dịch trên CEX thường ít hơn DEX.
DEX: Dự án có thể list token miễn phí, cũng không đòi hỏi thủ tục gì, nên đây là con đường dễ nhất để các dự án mới list token, giúp người dùng có thể giao dịch sớm nhất có thể.
05 tiêu chí chọn sàn giao dịch tiền điện tử uy tín
KYC & AML
KYC là viết tắt của Know Your Customer - biết về khách hàng của bạn hay Thấu hiểu khách hàng. Đây là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó.
Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư, Passport, địa chỉ,… Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi đơn vị khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.
AML là viết tắt của Anti Money Laundering - chống rửa tiền. Đầu tiên hãy nói về rửa tiền. Rửa tiền là hành vi che giấu khoản tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, để khiến cho nguồn thu tiền “có vẻ" hợp pháp. Vậy chống rửa tiền là các quy định được đưa ra để ngăn chặn việc tạo ra thu nhập từ những hành vi bất hợp pháp như tham nhũng, buôn lậu, ma tuý,..
Các sàn giao dịch khác nhau sẽ tuân thủ các luật và quy định khác nhau. Một số sàn CEX yêu cầu KYC và AML khá phức tạp và gắt gao, yêu cầu người tham gia phải gửi thông tin cá nhân về bản thân trong quá trình tạo tài khoản.
Lý do người dùng cần quan tâm đến việc này là do KYC sẽ gửi thông tin đến sàn. Nếu sàn uy tín thì không có nhiều rủi ro, nhưng lỡ gặp sàn scam, thì thông tin này sẽ bị bán ra bên ngoài và có thể gây ảnh hưởng đến người dùng.
Độ uy tín của sàn
Uy tín ở đây được thể hiện thông qua việc giải quyết khiếu nại, nạp rút,… Nếu sàn giải quyết khiếu nại chậm trễ, hay gần như không bảo vệ được quyền lợi người dùng, thì tốt nhất đừng để sàn vào danh sách ưu tiên.
Ngoài ra, anh em thử tìm kiếm trên google là sàn anh em chọn kèm với cụm từ “lừa đảo” để xem có bất cứ sự khiếu nại nào không? Bên cạnh đó, anh em cũng nên xem xét các điều khoản và điều kiện của từng nền tảng để xem có yếu tố gì không phù hợp.
Tuy nhiên với một người mới, lời khuyên là anh em nên trade trên các sàn lớn đã có uy tín trong cộng đồng crypto.
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản (Liquidity) thể hiện qua việc mua, bán một khối lượng lớn tiền điện tử mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến giá của đồng tiền điện tử đó.
Khối lượng giao dịch càng cao, giao dịch cho một cặp coin/token càng có tính thanh khoản lớn. Điều này giúp anh em hoàn thành các giao dịch nhanh hơn, dễ dàng hơn và không phải đối phó nhiều với sự biến động giá.
Một cách khác để đánh giá thanh khoản của sàn là kiểm tra các trang web của bên thứ ba cung cấp loại dữ liệu này như: Coin360, CoinMarketCap, CoinGecko và OnChainFX.
Ở các tài sản mới, DEX thường có thanh khoản cao hơn CEX. Ngoài ra, dựa vào một số đặc tính chuyên biệt, nên vài loại tài sản sẽ có thanh khoản rất cao ở một số DEX đặc trưng.
Ví dụ, nếu muốn đổi Stablecoin này sang Stablecoin khác ở số lượng lớn, có thể sử dụng Curve, vì Curve được thiết kể để tạo ra tính thanh khoản rất lớn cho Stablecoin.
Loại tài sản giao dịch
Dựa vào tài sản anh em muốn giao dịch là gì mà anh em có thể lên CoinGecko hoặc Coinmarketcap để lựa chọn sàn giao dịch hỗ trợ.
Như đã nói ở trên, nếu tài sản khá mới và có cả ở CEX và DEX, cá nhân mình nghĩ anh em nên chọn DEX bởi tính thanh khoản cao, giá sẽ không dao động quá lớn so với giá lý thuyết.
Trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng liên quan rất nhiều đến giao diện, cách sắp xếp các tính năng.
Để chọn được sàn có trải nghiệm thân thiện, cách tốt nhất là tự mình tham gia giao dịch thử, hoặc xem review từ cộng đồng. Các sàn phổ biến như Binance, Huobi, Uniswap, Sushiswap,… thường cho người dùng trải nghiệm rất tốt.
Lời kết
Như vậy là Coin98 Insights đã giới thiệu với anh về 5 tiêu chí để chọn sàn giao dịch tiền điện tử uy tín. Hy vọng bài viết hữu ích đối với anh em trong hành trình đầu tư crypto của mình.
Từ khóa » Dark Coin Lên Sàn
-
Top 13 Dark Coin Lên Sàn
-
Lịch Sử Giá DarkCoin (DARK) Chi Tiết Và đầy đủ Theo Ngày, Tháng, Năm
-
D4RK Là Gì? Thông Tin Về đồng Coin, Tiền điện Tử Dark.
-
Giá Darkcoin, Biểu đồ Của DARK Và Giá Trị Vốn Hóa Thị Trường
-
DARK COIN (DARK) Trên BSC - TheBitTimes.Com Việt Nam
-
Airdrop Dark Coin Nhận 5000000 DARK Miễn Phí đã List Pancakeswap
-
DarkCrypto Là Gì? Review Chi Tiết Về SKY Coin 2022
-
CoinList Is Where You Access The Best New Digital Assets Before They ...
-
Hướng Dẫn Cách Mua Dark.Build (DARK) – Binance
-
100+ Thuật Ngữ Blockchain Và Crypto Quan Trọng Cần Biết!
-
Dark Pool - COINCING
-
Thị Trường Dành Cho NFT Và Hộp Bí ẩn - Binance