Câu truyện Đức Maria được tham dự vào công cuộc cứu độ của Chúa Kitô bằng ba cách: 2. Mẹ được tôn nhận là Mẹ Mọi Ơn, vì Mẹ phân phát cho nhân loại những ân sủng Chúa Kitô đã sắm cho họ qua công cuộc cứu độ. Điểm sau cùng này là điều gây tranh luận, và cần một giải thích tương đối hiện đại. Vị giáo hoàng đầu tiên viết về vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria là Đức Lêô XIII: “... chúng ta thấy đứng gần bên thập giá Chúa Giêsu có Mẹ Người, Đấng, qua một phép lạ của đức ái... đã vui lòng hiến dâng Người lên cho phép công bình Thiên Chúa, đã tử nạn với Người trong trái tim chịu lưỡi gươm đau buồn đâm thâu” (Jucunda semper, 1894). Đức thánh giáo hoàng Pius X cũng hưởng ứng lập luận ấy: “Nhờ sự hợp nhất trong đau khổ và mục đích giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria, Mẹ đã lập công trạng để trở nên Đấng đền bồi đáng công nhất của thế giới đã hư mất...” (Ad diem illum, 1904). Đức Biển đức XV tiếp tục khai triển chủ điểm trên: “Đức Maria đã cùng Người Con tử giá vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha đến độ đã đau khổ hầu như chết cùng với Người Con tử nạn, từ bỏ hoàn toàn những quyền lợi của Người Mẹ trên Người Con cứu thế, và hiến dâng Con như một của lễ để làm nguôi đức công bình Thiên Chúa Cha. Như thế, đương nhiên chúng ta có thể nói Mẹ đã cùng với Chúa Kitô cứu chuộc nhân loại” (Tông thư, 1918). Đức Gioan Phaolô II đã sử dụng thuật ngữ Đồng Công Cứu Chuộc – đôi khi được dịch thành Đấng Cộng Tác – nhiều hơn bất kỳ vị giáo hoàng nào khác. Chẳng hạn, ngài đã nói, “Đức Maria, qua việc thụ thai và sinh con mà không vương vấn tội nhơ, đã tham dự một cách kỳ diệu vào những đau khổ của Người Con Chí Thánh, để trở thành Đấng Đồng Công Cứu Chuộc của nhân loại” (Ngày 8.9.1982). Trong bài diễn văn tại Guayaquil, Ecuador, Đức Thánh Cha đã tuyên bố, “Vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria không chấm dứt bằng việc Mẹ được vinh quang cùng với Người Con của Mẹ” (Ngày 31.1.1985). Nhiều đau khổ lớn lao đã dồn dập và liên tục ập đến với Đức Maria. Đó không chỉ là một bằng chứng cho thấy đức tin không lay chuyển của Mẹ; mà còn là một cống hiến vào công trình cứu độ tất cả chúng ta... Trên đỉnh đồi Canvê, cùng với đau khổ của Chúa Giêsu, những đau khổ của Đức Maria đã lên đến cùng cực, đến nỗi đầu óc nhân loại hầu như không thể tưởng tượng nổi, nhưng đó lại là những đau khổ mầu nhiệm siêu nhiên và đem lại ơn cứu độ cho thế gian. Việc Mẹ cùng lên đồi Canvê và đứng kề thánh giá với người môn đệ Chúa yêu là một sự thông phần đặc biệt vào cái chết cứu thế của Con Mẹ. Giáo Hội tin rằng mọi tín hữu đều được mời gọi cộng tác vào công trình cứu độ thế giới. Thực vậy, công cuộc cứu thế của Chúa Kitô sẽ ra vô ích nếu như không làm biến đổi được những cuộc sống. Vai trò của Đức Maria là độc nhất vô song giữa nhân loại, và vì thế, Mẹ được xưng tụng là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc. Đức Gioan Phaolô II đã tóm lược vai trò cá biệt của Mẹ: Vai trò Đồng Công Cứu Chuộc của Đức Maria không làm suy giảm vai trò của Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ. Thánh Kinh đã minh chứng địa vị cao vượt của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã viết, Thiên Chúa đã đưa chúng ta vào vương quốc của “Người Con chí ái của Người, trong Ngài, chúng ta được ơn cứu độ và ơn tha tội” (Cl 1:13-14), và các tội nhân được công chính hóa qua ân sủng “nhờ việc cứu chuộc trong Đức Kitô Giêsu” (Rm 3:24). Niềm tin của Giáo Hội sơ khai vào quyền năng cứu độ của Chúa Kitô có nền tảng vững vàng là những lời ngôn sứ từ ngàn xưa, cho các tín hữu biết rằng Thiên Chúa đã công bố, “Ta là Chúa, Đấng cứu ngươi, và Đấng chuộc ngươi là uy dũng của Jacob” (Is 49:26). Như lời tiên tri của ông Job xác quyết, “Tôi biết Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống, và sau cùng, Người sẽ đứng dậy trên đất” (19:25). LỜI KINH TRUYỀN THỐNG Đức Piô XI, kinh kết thúc năm thánh Cứu Độ, ngày 28 tháng 4 năm 1935 Lạy Mẹ Đồng Công vô cùng dấu ái, ý niệm truyền thống về công trình cứu độ thật đáng sợ đối với con – Thiên Chúa đã để Chúa Giêsu phải chịu một cái chết thê thảm trên thập giá bởi vì một mình Con Thiên Chúa mới có thể hoàn toàn giải thoát con khỏi mọi tội lỗi của con. Còn vai trò của Mẹ trong hoàn cảnh ấy là gì? Mẹ đã bằng lòng hiến dâng Người Con yêu dấu để hoàn tất chương trình Thiên Chúa. Đớn đau, hãi hùng, và phiền não như thế mà vẫn như chưa có nghĩa gì đối với con. Vậy con nài xin Mẹ hãy giúp con ý thức sâu xa hơn nữa về công trình cứu độ. Xin hãy minh chứng cho con sự nhất thiết phải có cuộc hy sinh ấy. Xin giải thích cho con về sự đền bồi ấy. Xin dạy cho con ý nghĩa của sự chuộc tội ấy. Và xin tỏ cho con biết mục đích đích thực của việc cộng tác của con. Lạy Mẹ từ ái, con muốn tin, nhưng con cũng muốn hiểu. Xin Mẹ giúp con. Amen.
Copyright © 2022 | Thiết Kế Truyền Hình Cáp Sông Thu
|