07 Ví Dụ Về Kỹ Năng Ra Quyết định đúng đắn
Có thể bạn quan tâm
Kỹ năng ra quyết định là sự kết hợp của nhiều kỹ năng nhỏ quan trọng mà bất cứ vị trí quản lý cấp cao nào cũng cần trang bị. Nội dung kỹ năng ra quyết định đã được TalentBold chia sẻ trong loạt bài trước. Để cụ thể hóa tầm quan trọng của kỹ năng này, hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn ứng viên những ví dụ về kỹ năng ra quyết định đúng đắn được tổng hợp từ thực tế làm việc của những quản lý cao cấp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. >>> Xem thêm: Việc làm lương cao
I. Những kỹ năng quan trọng hợp thành kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định giúp người lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương án tốt nhất trong hàng loạt phương án khả thi mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Điều quan trọng là việc
-
Vận dụng những kỹ năng có được
-
Nâng cao khả năng phân tích hiệu quả
-
Loại bỏ thành kiến và những suy nghĩ chủ quan ở mọi khía cạnh
Khả năng đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả sẽ giúp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với tất cả nhân viên, củng cố văn hóa công ty, đồng thời nâng cao vị thế của người quản lý.
Dưới đây là top 07 kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đặc biệt đề cao khi xem xét ứng viên cho những vị trí quản lý:
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề
-
Những việc làm hấp dẫn
QA Manager (Chinese, Electronics)
Bắc Giang, Bắc Ninh Viễn Thông / Điện tử, QA/QCWarehouse Manager (Garment)
TP.HCM, Quảng Nam, Quảng Ngãi Kho vận, Sản XuấtQA Manager (Garment)
Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Sản Xuất , QA/QCMarketing Manager (Education)
TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệuMarketing and PR Manager (Education)
Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệuKỹ năng lãnh đạo
-
Kỹ năng làm việc theo nhóm
-
Kỹ năng làm chủ cảm xúc
-
Kỹ năng sáng tạo
-
Kỹ năng quản lý thời gian
-
Kỹ năng tổ chức
>>>> Xem thêm: 05 Lý do Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có kỹ năng ra quyết định
II. Tổng hợp 07 ví dụ về kỹ năng ra quyết định đúng đắn
Dựa trên top 07 kỹ năng quan trọng hợp thành kỹ năng ra quyết định đề cập trên đây, TalentBold sẽ đưa ra 07 ví dụ cụ thể liên quan đến từng kỹ năng nhỏ.
Thông qua ví dụ, chúng ta sẽ thuận lợi nhận thấy chất lượng làm việc của một quản lý giỏi kỹ năng ra quyết định sẽ mang đến lợi ích lớn lao thế nào cho doanh nghiệp.
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Vấn đề luôn hiện hữu mỗi ngày, việc ra quyết định giải quyết hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng chú tâm đến từng chi tiết, liên kết đến định hướng toàn cục của doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty đang cân nhắc ký một đơn hàng may mặc yêu cầu hoàn thành gấp trong 01 tháng. Xét tình hình hiện tại của doanh nghiệp
-
Nhân lực sản xuất không đủ
-
Thời gian tăng ca có giới hạn
-
Nguyên phụ liệu đủ yêu cầu thành phẩm của đơn hàng
-
Máy móc chưa khai thác hết công suất
Người quản lý phòng sản xuất đã họp cùng quản lý nhân sự, đề nghị tuyển dụng công viên thời vụ bù đắp lượng nhân sự hao hụt. Sau khi đánh giá tính khả thi của đề xuất này, doanh nghiệp mới quyết định thương thảo ký kết hợp đồng cùng đối tác với điều kiện giá cả cao hơn nhưng đảm bảo đúng thời gian giao hàng. Xem thêm: Quy trình tuyển dụng nhân sự cấp cao như thế nào?
2. Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò người quản lý trong doanh nghiệp, việc lãnh đạo phòng nhân sự phòng ban của bạn là điều hiển nhiên. Ngoài ra, sẽ có những lúc các phòng ban sẽ phối hợp với nhau dưới sự chỉ đạo của bạn. Vì vậy, để tạo được sự đồng thuận, tin tưởng những quyết định được đưa ra thì việc lãnh đạo phải dựa trên tình hình thực tế và chú trọng thúc đẩy nhân viên cùng đạt mục tiêu chung.
Ví dụ: Một tập thể suốt ngày vùi đầu vào công việc sẽ dẫn đến kết quả “tất cả đều stress”. Hiệu quả chắc chắn không cao, còn gây chán nản. Để giải quyết điều này, một trưởng phòng kho vận đã nghiên cứu và quyết định chia ngày nghỉ trong tuần cho nhân viên, đảm bảo ai cũng có thời gian nghỉ ngơi.
-
Có nhân viên sẽ nghỉ đầu tuần, sau khi làm việc cả buổi sáng chủ nhật
-
Có nhân viên sẽ nghỉ giữa tuần
-
Mọi người sẽ chia nhau nghỉ thứ 7 hoặc chủ nhật một tuần trong tháng.
3. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Việc đưa ra quyết định không phải lúc nào cũng đơn phương từ người quản lý. Đa phần đều có sự đóng góp, tham mưu từ các đồng nghiệp. Vì vậy, khả năng thu thập và lựa chọn thông tin trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp việc ra quyết định chuẩn xác hơn.
Ví dụ: Giám đốc tiếp thị họp nhân viên phòng Marketing để bàn kế sách cải thiện cách tiếp cận khách hàng, nâng cao doanh thu chiến lược tiếp thị sản phẩm mới
Thay vì tự mình quyết định mọi quy trình, vị giám đốc này lựa chọn cách lắng nghe những khó khăn mà nhân viên gặp phải trong quá trình chiêu thị ở quý trước:
-
Thiếu nhân lực phụ trách khu vực tỉnh
-
Khách hàng doanh nghiệp khó tiếp cận…
Từ những ý kiến đó, giám đốc tiếp thị đã đề xuất với ban lãnh đạo:
-
Xây dựng đội ngũ cộng tác viên tiếp thị chuyên tuyến tỉnh do 01 chuyên viên giàu kinh nghiệm lãnh đạo
-
Để bộ phận đối ngoại liên hệ khách hàng doanh nghiệp lấy lịch hẹn trước, sau đó, chuyên viên tiếp thị mới đến quảng bá sản phẩm
>>>> Có thể bạn quan tâm: Rèn luyện kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo
4. Khả năng điều tiết cảm xúc
Hỉ nộ ái ố luôn tồn tại đồng thời trong một con người. Nhưng khi bước vào công việc, khi trong vị trí của một nhà quản lý, những cảm xúc tiêu cực cần được điều chỉnh, kìm nén. Cảm xúc là nền tảng của việc suy xét trước khi ra quyết định. Cảm xúc càng tích cực, quyết định càng sáng suốt.
Ví dụ: Sự căng thẳng trước hàng loạt lựa chọn khả thi sẽ chẳng giúp đưa ra quyết định sáng suốt nào. Vì vậy, giám đốc Marketing tại một doanh nghiệp may mặc đã chú ý dồn kế hoạch trước thời hạn 1 tuần. Mục đích ban đầu là dự phòng những biến động trong lúc triển khai kế hoạch. Nhưng thực tế, anh ta đã dùng 1 ngày để nghỉ ngơi hoàn toàn, thư giãn đầu óc. Sau đó, tỉnh táo cân nhắc và ra quyết định.
5. Kỹ năng sáng tạo
Một giải pháp độc đáo có thể giúp doanh nghiệp đi nhanh, đi xa hơn mà ngân sách lại ít tốn kém hơn. Sự sáng tạo có thể đến từ bất cứ đâu, từ chính bạn, từ cuộc thảo luận với nhân viên, từ những mối quan hệ trong ngành…
Ví dụ: Thay vì tiếp cận khách hàng bằng những tờ rơi, tư vấn trực tiếp tại các khu vực mua sắm như siêu thị, chợ, khu vui chơi… thì một nhãn hàng giải khát đã quyết định tài trợ cho clip ca nhạc của một ca sĩ có hàng triệu lượt view mỗi sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi (fan của ca sĩ).
6. Kỹ năng quản lý thời gian
Mọi vấn đề đều có thời hạn để đưa ra quyết định. Quyết định quá nhanh có thể không được cân nhắc kỹ, quá chậm có thể không còn giá trị áp dụng. Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian đòi hỏi người quản lý phải có kế hoạch thời gian cụ thể, liên tục theo dõi và điều chỉnh để đảm bảo thời hạn đúng kỳ vọng đặt ra.
Ví dụ: Trong một chiến dịch tuyển dụng nhân sự, ứng viên trúng tuyển đã không vượt qua kỳ thử việc. Như vậy, doanh nghiệp phải tái tuyển dụng. Vị trí tiếp tục bị trống, ảnh hưởng đến quy trình làm việc.
Để rút ngắn thời gian tái tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng quyết định:
-
Tuyển nhân viên thời vụ trong vòng 2 tháng hỗ trợ công việc đang trống
-
Trích lọc danh sách ứng viên tiềm năng đã được mời phỏng vấn trong cơ sở dữ liệu của phần mềm quản lý tuyển dụng. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn.
Xem thêm: CEO là gì? CEO cần sở hữu tố chất nào?
7. Kỹ năng tổ chức
-
Bố trí đúng người đúng việc
-
Thiết lập quy trình vận hành hợp lý
-
Quy định thời gian, cách thức liên lạc và thống nhất triển khai…
Tất cả đều nằm trong kỹ năng tổ chức của người quản lý. Tổ chức càng trôi chảy, thông tin ghi nhận càng phù hợp, quyết định đưa ra càng chuẩn xác.
Ví dụ: Tại công ty cung cấp dịch vụ vá vỏ lốp ô tô, với quy trình làm việc thông thường thì thông tin sẽ được truyền thông qua điện thoại từ người trực tổng đài đến phòng kỹ thuật, rồi phòng phương tiện, sau đó mới đến phòng thiết bị.
Để rút ngắn thời gian chuẩn bị, công ty quyết định áp dụng công nghệ truyền tin trực tuyến. Cùng một lúc, những thông tin nhận được sẽ gửi đến trưởng ca của 3 bộ phận. Công tác chuẩn bị gần như hoàn thành cùng lúc, nâng cao tốc độ phục vụ.
Đây là 07 ví dụ về kỹ năng ra quyết định đúng đắn điển hình nhất mà TalentBold trích lọc trong quá trình tư vấn tuyển dụng thực tế. Mỗi yêu cầu ra quyết định trong công tác quản lý có thể chỉ sử dụng 01 kỹ năng nhỏ là có thể giải quyết, nhưng cũng có khi là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều kỹ năng. Do vậy, một khi đã định hướng chinh phục những vị trí cấp cao, mỗi ứng viên cần trang bị tốt kỹ năng ra quyết định, không chỉ giúp bạn vượt qua kỳ tuyển dụng, mà còn mang đến thành công lâu dài trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Kỹ năng ra quyết định của người lãnh đạo 10 kỹ năng tuyển dụng tuyệt vời mà nhà tuyển dụng nào cũng cần biết Những Kỹ Năng Mềm Mà Nhà Tuyển Dụng Tìm Kiếm
Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước. |
Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội Nguồn ảnh: internet
Talentbold
TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng
Từ khóa » Ví Dụ Về Phương Pháp Ra Quyết định Cá Nhân
-
Hành Vi Tổ Chức - Bài 3: Ra Quyết định Cá Nhân Trong Tổ Chức
-
Ví Dụ Về Các Phương Pháp Ra Quyết định - Học Tốt
-
Ví Dụ Về Việc Ra Quyết định - Tài Liệu Text - 123doc
-
10 Loại Quyết định Quan Trọng Nhất (có Ví Dụ) - Thpanorama
-
Phương Pháp Ra Quyết định Cá Nhân - Thả Rông
-
Bài 3: Ra Quyết định Cá Nhân Trong Tổ Chức
-
[PDF] BÀI 2 RA QUYẾT ĐỊNH - Topica
-
Phương Pháp Ra Quyết định Dựa Vào Trực Giác Là Gì? Nội Dung Và ý ...
-
Kỹ Năng Ra Quyết định
-
Hành Vi Tổ Chức - Bài 3: Ra Quyết định Cá Nhân Trong Tổ Chức
-
[PDF] KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
-
Các Bước Ra Quyết định Quản Trị đúng đắn Trong Quá Trình Ra Quyết định
-
1.1. Khái Niệm Ra Quyết định Quản Trị Là Gì?
-
(DOC) QTHoc Docx(1) | Luongthi Hoaianh