08 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ...

Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế do ICC phát hành. Nó được coi là xương sống trong nghề Xuất Nhập Khẩu-Logistics. Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn áp dụng điều kiện Incoterms nào luôn được đưa ra trước khi ký kết mỗi hợp đồng ngoại thương.

Thực ra sau nhiều năm trong nghề tôi biết có nhiều công ty lựa chọn điều kiện Incoterms là do thói quen, có công ty làm ăn hàng chục năm nhưng chỉ quen nhập hàng theo điều kiện CIF hay có công ty xuất khẩu chỉ quen với việc sử dụng điều kiện FOB. Vậy, với bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu 08 tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp với từng doanh nghiệp hay từng thương vụ.

1. Dựa vào phương thức vận tải

Trong Incoterm 2010, điều kiện giao hàng phù hợp với Phương tiện vận tải đường biển là CFR CIF FAS FOB. Nếu lô hàng của bạn được vận chuyển không theo đường biển mà bằng đường bộ hoặc nội địa thì cần lựa chọn EWX FCA CPT CIP DAT DDP DAP.

Tuy nhiên, vẫn có những lô hàng đường hàng không được sử dụng FOB vẫn hợp lệ đấy bạn nhé. Bạn đừng ngạc nhiên bởi Incoterms không phải là Luật mà là tập quán Quốc tế thôi mà. Tuy vậy tôi vẫn không khuyên bạn sử dụng như cách trên bạn nhé.

2. Địa điểm giao hàng

  • Nếu điểm giao hàng tại cơ sở của người bán, bạn có thể sử dụng EXW hoặc điều kiện FCA đều thích hợp.
  • Khi người bán muốn giao nhận hàng tại điểm xuất phát nằm ngoài cơ sở hoặc kho của mình thì hãy lựa chọn một trong ba điều kiện FCA, CPT, CIP .
  • Khi điểm giao hàng là biên giới giữa 2 nước, khi đó lựa chọn điều kiện DAF hoặc DAT DAP DDP.
  • Trong vận tải đường biển hay đường thủy nội điạ, nếu giao hàng trên cầu cảng hoặc trên xà lan the dọc mạn tàu thì điều kiện thích hợp lúc này là FAS.
  • Nếu điểm giao hàng khi hàng hóa đã nằm trên tàu tại cảng bốc hàng thì điều kiện có thể lựa chọn nên là FOB CIF CFR (tùy thuộc thỏa thuận giữa người bán và người mua trong việc phát sinh bảo hiểm ).
  • Nếu điểm giao hàng ở Cảng đến và hàng hóa vẫn nằm trên tàu thì sử dụng DES DAP, nên sử dụng điều kiện DEQ hoặc DAT nếu địa điểm giao hàng nằm tại cầu cảng ở Cảng đến.

3. Chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua

Nếu khi bạn là nhà xuất khẩu và không muốn chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa và các chi phí cũng như cước vận chuyển chặng chính thì hãy sử dụng các điều kiện thuộc nhóm E và F.

Ngược lại, nếu bạn là người mua và cũng không muốn chịu các rủi ro và cước vận chuyển mà là người bán sẽ chịu, trưởng hợp này hãy chọn điều kiện nhóm D. Một câu để bạn nhớ, “ Xuất nhàn thì E hoặc F, nhập nhàn hãy nhớ đến D”.

Nếu người bán chấp nhận trả cước vận tải chặng chính nhưng không chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa trong lúc vận chuyển thì C là lựa chọn hợp lý nhất (CFR, CIF).

4. Năng lực thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm

  • Nếu nhập hàng từ những thị trường mà khi lấy cước vận tải giá cao hơn so với nhà xuất khẩu khi đó nên chọn điều kiện CFR hoặc CIF hay thậm chí là điều kiện nhóm D để người bán book tàu và chịu chặng vận tải chính.
  • Nếu nhà nhập khẩu có thể thuê phương tiện vận tải với giá cước hợp lý và cạnh tranh thì nên chọn điều kiện E hoặc F bởi khi đó người mua có thể dễ dàng trao đổi thông tin với forwarder về lô hàng cũng như chủ động hơn trong việc book Phương tiện vận tải hoặc đơn giản hơn là bạn dễ dàng kiểm soát lô hàng.
  • Nếu xu thế giá cước vận tải tại bên bạn đang bị tăng thì nên để cho phía bên kia thuê phương tiện vận tải để tránh rủi ro về tỷ giá.

5. Sự ổn định về chính trị, xã hội của các nước mà phương tiện vận tải đi qua

Một số nạn như cướp biển, bạo động, đánh bom, trộm cắp… vẫn diễn ra hàng ngày tại các khu vực Trung Đông, châu Á…Với những trường hợp vậy, người bán nên sử dụng điều kiện mà phía bên kia phải chịu mọi rủi ro sau khi người bán đã giao hàng như E, F, C. Ngược lại, phía người mua mà chịu rủi ro tại các nước mà phương tiện vận tải đi qua thì nên chọn điều kiện nhóm D.

6. Việc am hiểu các quy định về thủ tục thông quan xuất nhập khẩu

Nếu người mua không am hiểu các thủ tục thông quan xuất khẩu tại người bán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thì chớ chọn điều kiện EXW mà nên thay vào đó là điều kiện E,F hoặc D.

Khi việc giao hàng được thực hiện tại nơi người mua, nếu người bán không thông thạo về thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu thì nên chnj điều kiện DAP, DAT

7. Tính chất của hàng hóa

Với loại hàng hóa dễ bị rủi ro, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc hàng hóa có giá trị cao có nguy cơ bị tổn thất (nông sản, khoáng sản quý…)

Bạn có thể sử dụng EXW (với nhà xuất khẩu) hoặc DAP, DDP (với nhà nhập khẩu) nếu thực sự muốn để phía bên kia đảm bảo an toàn và chịu mội rủi ro cho lô hàng.

8. Mối quan hệ giao thương giữa nhà xuất khẩu-nhà nhập khẩu

Với những lô hàng lần đầu tiên hai bên mua bán, giao dịch thì hai bên có thể chọn giá EXW/FOB bởi vì người mua có thể đến tận xưởng, kho của bên bán và có khả năng kiểm soát toàn bộ quy trình xuất nhập khẩu. Ngay cả khi bạn chưa thực sự có kinh nghiệm xuất nhập khẩu thì người mua có thể yêu cầu bên Forwarder hoặc Logistics cung cấp các bằng chứng giao hàng, biên bản bàn giao hàng hóa và các hình ảnh/video ghi lại cảnh người bán đã giao hàng tại xưởng cho đơn vị vận tải do bạn thuê.

Hy vọng với bài viết này các bạn có thể có thêm cái nhìn tổng quan trước khi lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp nhất.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Từ khóa » để Lựa Chọn điều Kiện Thương Mại