09 Bước Xây Dựng Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính
- Bước 1: Xác định mục tiêu của hệ thống kế toán quản trị
- Bước 2: Xác định các trung tâm trách nhiệm tài chính
- Bước 3: Xây dựng hệ thống phân loại trong kế toán quản trị
- Bước 4: Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị
- Bước 5: Lựa chọn phương pháp kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ
- Bước 6: Thiết kế hệ thống chứng từ, tài khoản
- Bước 7: Xây dựng hệ thống dự toán
- Bước 8: Soạn thảo “quy định về thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp”
- Bước 9: Triển khai hệ thống kế toán quản trị
Hệ thống kế toán quản trị tập trung tạo ra các mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin cho nhà quản trị.
Kế toán quản trị sử dụng thông tin liên quan đến chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh thu, lãi/lỗ, ngân sách,… để định lượng các quyết định sẽ được đưa ra trong kế hoạch hoạt động.
Bước 1: Xác định mục tiêu của hệ thống kế toán quản trị
Khi xây dựng hệ thống kế toán quản trị trước hết phải xác định các mục tiêu cho hệ thống, các nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện khi đi vào vận hành.
Bước 2: Xác định các trung tâm trách nhiệm tài chính
Trước khi thu thập, xử lý và đánh giá thông tin quản trị nhất thiết phải xác định rõ bộ phận nào của doanh nghiệp cung cấp những dữ liệu cần thiết.
Để giải quyết vấn đề này cần phải xây dựng các trung tâm trách nhiệm tài chính cho doanh nghiệp. Căn cứ vào quyền hạn và trách nhiệm các trung tâm trách nhiệm tài chính có thể chia ra làm:
- Trung tâm chi phí
- Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận
- Trung tâm đầu tư
Bước 3: Xây dựng hệ thống phân loại trong kế toán quản trị
Mục tiêu của bước này là: xây dựng hệ thống thuật ngữ kế toán quản trị chung cho doanh nghiệp, giúp cho tất cả thành viên có sự thống nhất với nhau về các đối tượng trong báo cáo kế toán quản trị tại doanh nghiệp.
Nguyên tắc xây dựng
Hệ thống phân loại trong kế toán quản trị xác định và mô tả các đối tượng kế toán khác nhau với mục đích là tất cả các thành viên tham gia quá trình hoạch định, tổ chức, khuyến khích và kiểm soát trong SME có một giải thích như nhau về các đối tượng kế toán.
Bước 4: Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị
Nguyên tắc xây dựng
Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Tính lợi ích
- Tính linh hoạt
- Tính đúng địa chỉ
- Tính đầy đủ
- Tính dễ hiểu
- Tính so sánh
Và bao gồm:
- Báo cáo quản trị về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Báo cáo quản trị theo các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu.
- Báo cáo quản trị về tình hình thực hiện dự toán.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp kế toán quản trị chi phí và giá thành dịch vụ
Trong kế toán quản trị có thể sử dụng các phương pháp tính chi phí khác nhau căn cứ vào đối tượng chi phí, mức độ toàn phần của giá thành và chính sách chi phí của doanh nghiệp.
>> 8 nội dung hữu ích kế toán nhất định phải học về tài chính, quản trị, thuế
Bước 6: Thiết kế hệ thống chứng từ, tài khoản
Hệ thống chứng từ nhằm ghi chép, lưu trữ dữ liệu về kế toán phục vụ cho nhu cầu của kế toán tài chính và kế toán quản trị. Để tránh sự trùng lắp không cần thiết, phần lớn chứng từ của kế toán tài chính được sử dụng.
Bên cạnh đó, tuỳ theo nhu cầu về thông tin và thực tiễn của doanh nghiệp có thể thiết kế thêm một số chứng từ riêng cho kế toán quản trị. Các nguyên tắc thiết kế hệ thống chứng từ bao gồm:
- Tính tin cậy của dữ liệu;
- Tính dễ truy cập và tính so sánh được.
Nội dung của chứng từ kế toán quản trị nhất thiết phải có các nội dung như:
- Lĩnh vực hoạt động
- Loại chi phí
- “Trung tâm trách nhiệm”.
Bước 7: Xây dựng hệ thống dự toán
Xây dựng hệ thống dự toán bao gồm các công việc như:
- Xác định phương pháp luận về lập dự toán trong doanh nghiệp
- Tổ chức quá trình dự toán.
Bước 8: Soạn thảo “quy định về thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp”
Các quy định về thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm:
- Quy định về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
- Quy định về chính sách kế toán quản trị
- Mở tài khoản kế toán quản trị
- Các tài liệu sơ cấp, thứ cấp của kế toán quản trị
- Quy định quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh thời gian, trình tự và trách nhiệm của mỗi nhân viên về tổ chức ghi chép kế toán quản trị, các mẫu báo cáo nội bộ.
Bước 9: Triển khai hệ thống kế toán quản trị
Khi áp dụng trong doanh nghiệp cần phải quyết định xem việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị như thế nào?
Bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện kế toán quản trị thì phải thỏa mãn một số yêu cầu:
- Đảm bảo thông tin
- Chuẩn bị phương pháp luận
- Uy tín.
9 bước xây dựng hệ thống kế toán quản trị
>> Học phân tích dữ liệu quản trị để ra quyết định kinh doanh
>> Có Nên Cắt Giảm Chi Phí Trong Doanh Nghiệp?
3 bước tạo mô hình phân tích báo cáo quản trị hiệu quả
Cách phân tích báo cáo quản trị dữ liệu kinh doanh quan trọng
Hướng dẫn hạch toán chi phí trong báo cáo quản trị
Tham khảo các kiến thức Phân tích báo cáo quản trị tại khoá học:
>>> LẬP & PHÂN TÍCH BÁO CÁO QUẢN TRỊ – TACA <<<
Từ khóa » Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Bao Gồm
-
Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Quản Trị - Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
-
Xây Dựng Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp
-
Kế Toán Quản Trị Là Gì, Có Vai Trò Thế Nào Trong Doanh Nghiệp?
-
Kế Toán Quản Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Quản Trị Tại Các Nước Và Kinh Nghiệm Cho ...
-
Quy Trình Xây Dựng Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh ...
-
Kế Toán Quản Trị Là Gì? Có đặc điểm Và Vai Trò Như Thế Nào?
-
Những Nội Dung Cơ Bản Về Kế Toán Quản Trị
-
Hệ Thống Kế Toán Quản Trị Trong Doanh Nghiệp - MISA SME
-
Thông Tin Kế Toán Quản Trị Công Cụ Hữu Hiệu Thực Hiện Các Mục Tiêu ...
-
Kế Toán Quản Trị Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Quản Trị Chi Phí?
-
TƯ VẤN THIẾT LẬP HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
-
Kế Toán Quản Trị Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Quản Trị Trong Công Ty
-
Mục Tiêu Của Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp