09 Dấu Hiệu Bệnh Qua Móng Tay - Tổng đài Y Khoa

☰ MỤC LỤC

  • Dưới đây là 09 dấu hiệu bệnh qua móng tay. Khi thấy móng tay của mình có những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám bệnh để tầm soát những nguy cơ sức khỏe có thể có.
    • 1. Móng tay có hình dạng cầu lồi
    • 2. Móng tay có dạng lõm
    • 3. Móng tay dễ bị gãy
    • 4. Móng tay bị bong tróc
    • 5. Móng tay có hình bán nguyệt lớn
    • 6. Móng tay có nhiều sọc dọc
    • 7. Móng tay có sọc đen dọc
    • 8. Móng tay có sọc trắng ngang
    • 9. Móng tay có sọc đỏ

Dưới đây là 09 dấu hiệu bệnh qua móng tay. Khi thấy móng tay của mình có những dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám bệnh để tầm soát những nguy cơ sức khỏe có thể có.

Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay thường có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt trơn, không có gờ rãnh hay đổi màu khác lạ. Bạn có thể xem móng tay đoán bệnh khi nó xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về hình dạng hay màu sắc. Đây có thể là móng tay đang muốn báo hiệu cho bạn rằng cơ thể đang có vấn đề.

1. Móng tay có hình dạng cầu lồi

dau hieu benh qua mong tay hinh cau loi
Móng tay có hình dạng cầu lồi

Nguyên nhân có thể: Các bệnh về phổi

Nếu móng của bạn bị lồi lên như cái muỗng úp ngược và trông móng như bị sưng thì đó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh về phổi, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường. Ung thư phổi có thể là nguyên nhân phổ biến nhưng tình trạng này cũng có thể liên quan đến bệnh về gan hay tuyến giáp.

Muốn tăng cường sức khỏe cho phổi, bạn hãy ăn nhiều các loại thực phẩm như táo, cá hồi, dầu ô liu, trà xanh, cà phê, các loại ngũ cốc nguyên hạt…

2. Móng tay có dạng lõm

dau hieu benh qua mong tay mong tay lom
Móng tay có dạng lõm

Nguyên nhân có thể: Thiếu sắt hoặc thiếu máu

Dạng móng tay này trông khá kỳ quặc nên bạn có thể nhận thấy ngay. Hình dạng này của móng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu và thiếu sắt. Trong trường hợp này, móng sẽ mỏng dẹt đến nỗi lõm xuống thay vì phải nhô lên hơi cao. Ngoài ra triệu chứng thiếu sắt hoặc triệu chứng thiếu máu cũng gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể, bạn hãy lưu ý nhé!

Khoáng chất sắt bị mất trong phân, nước tiểu, da, mồ hôi, tóc và móng tay. Đặc biệt ở phụ nữ, sắt dễ mất trong khi hành kinh nên cần phải bổ sung sắt bằng viên uống hoặc các loại thịt đỏ, cá, trứng, chocolate, ngũ cốc… qua chế độ ăn.

3. Móng tay dễ bị gãy

dau hieu benh qua mong tay de bi gay
Móng tay dễ bị gãy

Nguyên nhân có thể: Thiếu biotin

Biotin còn được gọi là vitamin H hay vitamin B7 là một vitamin nhóm B tan trong nước, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng da, tóc đẹp, móng tay, móng chân chắc khỏe. Móng tay nứt nẻ, khô, giòn sẽ dễ bị gãy hơn bình thường. Đây là tình trạng móng tay biểu hiện sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề do bị thiếu biotin.

Bạn có thể mua thực phẩm chức năng bổ sung biotin cho cơ thể hoặc thông qua những loại thực phẩm giàu biotin như trứng, hạnh nhân, súp lơ, phô mai…

4. Móng tay bị bong tróc

dau hieu benh qua mong tay mong bong troc
Móng tay bị bong tróc

Nguyên nhân có thể: Bệnh vẩy nến

Móng bong tróc, xuất hiện những mảng nhỏ nổi trên móng là triệu chứng thường thấy nếu bạn mắc bệnh vẩy nến. Bệnh sẽ gây ngứa, khô da, xuất hiện vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng.

Vẩy nến là bệnh về da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Bệnh có thể nhẹ, xuất hiện rồi tự hết nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.

Bệnh vảy nến móng tay, móng chân không phải là dạng bệnh chính thức của bệnh vẩy nến mà là một biểu hiện của bệnh vảy nến. Quá trình điều trị có thể rất tốn thời gian vì cần đánh giá tác động của phương pháp điều trị qua biểu hiện của phần móng mới mọc ra.

5. Móng tay có hình bán nguyệt lớn

dau hieu benh qua mong tay mong hinh ban nguyet
Móng tay có hình bán nguyệt lớn

Nguyên nhân có thể: Các bệnh về gan

Thông thường, mọi người chúng ta đều có hình bán nguyệt trên móng tay, mặc dù không phải móng của ngón tay nào cũng có. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt trên móng của ngón tay cái.

Thoạt nhìn hình bán nguyệt này như là một bộ phận của móng tay, trên thực tế thì chúng thuộc phần da ngay dưới móng tay. Một hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe với gan.

Một số bệnh về gan có thể cải thiện nhờ việc thay đổi lối sống tích cực như ngưng uống rượu hay giảm cân. Tình trạng suy gan thì cần được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời.

6. Móng tay có nhiều sọc dọc

dau hieu benh qua mong tay mong tay co nhieu soc
Móng tay có nhiều sọc dọc

Nguyên nhân có thể: Tuổi tác

Nếu bạn nhận thấy có nhiều sọc dọc xuất hiện trên móng và thấy móng ngày càng trở nên thô ráp hơn thì đó có thể chỉ là dấu hiệu của tuổi tác. Đây là dấu hiệu không đáng lo ngại. Sọc dọc trên móng cũng như nếp nhăn trên da sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là khi bước qua độ tuổi 50.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, bạn có thể cải thiện bằng cách kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc cơ thể với các bài tập thể dục phù hợp.

7. Móng tay có sọc đen dọc

dau hieu benh qua mong tay mong tay co soc den
Móng tay có sọc đen dọc

Nguyên nhân có thể: Ung thư hắc tố

Nếu như bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng nốt ruồi xuất hiện trên da vì lo ngại về ung thư da thì cũng nên dành sự chú ý đến sự thay đổi màu sắc của móng. Ung thư hắc tố là dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da. Nó cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng. Nếu trên móng tay có sọc đen dài bất thường trên bất kỳ ngón tay nào, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhé!

Ung thư da thể hiện rõ nét nhất qua sự thay đổi ở màu sắc của nốt ruồi, móng tay và móng chân. Một vết thương hở không lành cũng có thể là dấu hiệu của ung thư da cần được kiểm tra.

8. Móng tay có sọc trắng ngang

dau hieu benh qua mong tay mong tay co soc trang
Móng tay có sọc trắng ngang

Nguyên nhân có thể: Thiếu kẽm

Móng tay có sọc ngang có khả năng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Giai đoạn phát triển móng tay khi ấy sẽ bị gián đoạn do không có đủ lượng chất dinh dưỡng hay máu cần thiết để nuôi móng. Hãy bổ sung ngay kẽm để nâng cao chất sức khỏe của mình nhé! Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu nằm trong số những nguồn cung cấp kẽm và protein tốt nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy nguồn chất dinh dưỡng tương đương dồi dào trong hàu, ngao, tôm, cua, hạt ngũ cốc…

9. Móng tay có sọc đỏ

dau hieu benh qua mong tay mong co soc do
Móng tay có sọc đỏ

Nguyên nhân có thể: Viêm nội tâm mạc

Những sọc đỏ trông như màu máu là dấu hiệu bất thường, đặc biệt nếu những vệt đỏ này xuất hiện ở nửa dưới móng gần hình bán nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng van tim.

Viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng và viêm các van tim cũng như lớp lót bên trong các buồng tim (nội tâm mạc). Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao trong trường hợp bạn vừa cấy ghép tim, có khuyết tật tim bẩm sinh hay bị suy tim. Ngoài những dấu hiệu bất thường ở móng tay, cơ thể bạn cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng giống bị cúm như sút cân, đau cơ, ho…

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.

Lưu ý:Các bài viết của Tổng đài Y khoa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.Để biết chính xác tình trạng sức khỏe, bạn cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
SubmitLoading 5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Sọc đỏ Trên Móng Tay