1.2. Nội Dung Phân Tích Mối Quan Hệ CVP - TÔI HỌC ĐẠI HỌC

1.2.      Nội dung phân tích mối quan hệ C-V-P

1.2.1. Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P

1.2.1.1. Số dư đảm phí (CM – Contribution margin)

“Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.” [1,122]

  • Nếu gọi x: số lượng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất

biến. Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:

CHỈ TIÊU TỔNG SỐ TÍNH CHO 1 SP
1. Doanh thu gx g
2. Chi phí khả biến ax a
3. Số dư đảm phí (g – a)x g – a
4. Chi phí bất biến b b / x
5. Lợi nhuận (g – a)x – b
  • Từ khi báo cáo thu nhập tổng quát trên, ta xét các trường hợp sau: + Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0 lợi nhuận doanh nghiệp : P =

-b nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.

+ Tại sản lượng xh mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến  lợi nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn.  (g – a)xh = b

x      =          [ sản lượng hoà vốn =      ] b  Chi phí bất biến

Số dư đảm phí đơn vị

+ Tại sản lượng x1 > xh  lợi nhuận xn.P1 = (g – a).x1 – b

+ Tại sản lượng x2 > x1 > xh  lợi nhuận xn.P2 = (g – a).xx – b

– Như vậy, khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx = x2 – x1

Lợi nhuận tăng 1 lượng là ΔP = P2 – P1  ΔP = (g – a).(x2 – x1)

ΔP = (g – a).(x2 – x1)

Vậy

Kết luận: 

Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là : Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số số dư đảm phí đơn vị. Tuy nhiên, qua tìm hiểu khái niệm này, ta cũng nhận ra được một số nhược điểm sau:

  • Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp.
  • Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.

Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí.

1.2.1.2. Tỷ lệ số dƣ đảm phí (CMR – Contribution margin ratio)

“Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).” [1,123]

  • Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị      g – a

=  x 100%

g

  • Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên , ta có:

+ Tại sản lượng x1  Doanh thu: g.x1  lợi nhuận P1 = (g – a).x1 – b

+ Tại sản lượng x2 > x1  Doanh thu: g.x2  lợi nhuận P2 = (g – a).x2 – b

  • Như vậy, khi doanh thu tăng 1 lượng g.x2 – g.x1

Lợi nhuận tăng 1 lượng là:       ΔP = P2 – P1

  • ΔP = (g – a).(x2 – x1)

(g – a)

  • ΔP =  . (x2 -x1).g g

Vậy:

(g – a)

ΔP =  . (x2 – x1).g

g

Kết luận:

Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỉ lệ số dư đảm phí.

Từ kết quả trên, ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp v.v… thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều.

Để hiểu rõ, đặc điểm của những doanh nghiệp có tỉ lệ số số dư đảm phí lớn, nhỏ ta nghiên cứu khái niệm kết cấu chi phí.

1.2.1.3. Kết cấu chi phí

Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, bất biến chiếm trong tổng chi phí.

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉ trọng nhỏ  tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra nhanh chóng.

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ  khả biến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng, giảm ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại sẽ thấp hơn.

1.2.1.4. Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)

“Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách tổng quát là: Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi

nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.” [1,58]

Tốc độ tăng lợi nhuận

Đòn bẩy hoạt động =

Tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán)

> 1

Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những doanh nghiệp có tỉ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỉ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.

Ví dụ:

  • Doanh nghiệp X, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, nên tỉ lệ số dư đảm phí lớn (70%) Đòn bẩy hoạt động lớn hơn (7). Vì vậy cứ 1% tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng 7 lần (7%).
  • Doanh nghiệp Y, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, nên tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ (30%) Đòn bẩy hoạt động nhỏ (3). Vì vậy cứ 1% tăng doanh thu thì lợi nhuận tăng 3 lần (3%).
  • Với những dữ liệu đã cho ở trên, ta có:

+ Tại sản lượng x1  doanh thu g.x1  lợi nhuận P1 = (g – a).x1 – b + Tại sản lượng x2  doanh thu g.x2  lợi nhuận P2 = (g – a).x2 – b

Tốc độ tăng lợi nhuận

Tốc độ tăng doanh thu

Đòn bẩy hoạt động  =

Vậy, ta có công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động như sau:

Số dư đảm phí (SDĐP)

Độ lớn ĐBHĐ =

Lợi nhuận (LN)

= SDĐP
SDĐP – ĐP

Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.

Sản lượng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên và độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Đòn bẩy hoạt động lớn nhất khi sản lượng mà vượt qua điểm hoà vốn.

1.2.2. Phân tích điểm hoà vốn

Phân tích điểm hoà vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí -khối lượng – lợi nhuận . Nó cung cấp cho người quản lý xác định được sản lượng, doanh thu hoà vốn, từ đó xác định vùng lãi, vũng lỗ của doanh nghiệp.

1.2.2.1. Xác định điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí hoặc số dư đảm phí bằng chi phí bất biến. Với những dữ kiện đã cho ở phần trên, ta có:

+ Doanh thu                     : g.x

+ Chi phí khả biến           : a.x

+ Chi phí bất biến           : b

+ Tổng chi phí : a.x + b

  • Tại điểm hoà vốn, ta có: Doanh thu = Chi phí

+ Gọi xh là sản lượng     ⇒ g.xh = a.xh + b

⇒  xh =(1)

Sản lượng hoà vốn =

Chi phí bất biến
Lãi trên biến phí đơn vị

Vậy:

b                               b                                 b

  • Từ công thức

g                             g                                   g

Vậy:

Chi phí bất biến

Doanh thu hoà vốn =  =

Lãi trên biến phí đơn vị

Chi phí bất biến
Tỷ lệ CP khả biến trên giá bán

* Chú ý: công thức tính doanh thu hoà vốn trên rất cần thiết để tính doanh thu hoà vốn của toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm.

1.2.2.2. Đồ thị mối quan hệ CVP

  1. Đồ thị điểm hoà vốn

Để vẽ đồ thị điểm hoà vốn, ta có 2 đường:

+ Đường doanh thu         : y = g.x              (1)

+ Đường chi phí                            : y = a.x + b       (2)

Ngoài đồ thị trên, ta có thể vẽ đồ thị điểm hoà vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng chi phí y = a.x + b bằng 2 đường:

+ Đường chi phí khả biến            : y = a.x

+ Đường chi phí bất biến             : y = b

Ta có đồ thị chi tiết hơn như sau:

  1. Đồ thị lợi nhuận

Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ giữa chi phí khối lượng và lợi nhuận đó là đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phản ánh

được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng.

Với những dự kiến đã cho ở phần trên ta có mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận được biểu diễn bằng hàm số sau:

+ y = (g-a) x-b

Đồ thị lợi nhuận được biểu diễn như sau:

  1. Phân tích lợi nhuận

Nếu gọi p là lợi nhuận, ta có tại điểm lợi nhuận p > 0 thì:

+ Số dư đảm phí              = chi phí bất biến + lợi nhuận

+ Hoặc: Doanh thu         = chi phí khả biến  + chi phí bất biến + lợi nhuận

Gọi xp là sản lượng tại điểm lợi nhuận p

(g – a).xp = b + p

x p = b + p                (1)

g – a

Chi phí bất biến + lợi nhuận

Sản lượng tại điểm lợi nhuận p =

Số dư đảm phí đơn vị

Vậy:

b                                          b

Từ công thức (1)  xp =                                  g.xp =

g – ag – a       g g       g

Chi phí bất biến + lợi nhuận

Doanh thu tại điểm lợi nhuận p =

Tỷ lệ số dư đảm phí

Vậy:

b

Từ công thức trên   g.xp =

Chi phí bất biến + lợi nhuận

Doanh thu tại điểm lợi nhuận p =    1 –  Tỷ lệ chi phí khả biến trên

doanh thu (hoặc giá bán)

Vậy:

Như vậy, dựa vào các công thức trên, khi đã biết chi phí bất biến, số dư hoặc tỉ lệ số dư đảm phí nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định sản lượng, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại.

  1. Số dƣ an toàn (Margin of safety)

Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được (theo dự tính hoặc theo thực tế) so với doanh thu hoà vốn.

Ø Số dư an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hoà vốn

Số dư an toàn của các xí nghiệp khác nhau do kết cấu chi phí của các xí nghiệp khác nhau. Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những xí nghiệp đó có số dư an toàn thấp hơn.

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỉ lệ số dư an toàn.

1.2.3. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu hàng bán

1.2.3.1. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá vốn không thay đổi, cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn.Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đo họ có thể dự kiến khi giá bán thay đổi cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.

1.2.3.2. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng loại sản phẩm bán trong tổng số các loại sản phẩm bán.

Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có chi phí và giá bán khác nhau, do đó SDĐP và tỷ lệ SDĐP cũng khác nhau. Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán khác nhau ở tùng kỳ phân tích thì điểm hòa vốn sẽ thay đổi. Do vậy, nếu biết kết hợp hợp lý tỷ trọng của các loại sản phẩm bán trong tổng lượng bán, doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa, ngược lại, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng xấu.

1.3.      Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP

Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những

điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:

  • Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên, thực tế cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tang theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định.
  • Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.
  • Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách háng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…
  • Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị ( điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động…)

Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Related

Từ khóa » Số Dư An Toàn Là Gì