1 Bánh Cốm Bao Nhiêu Calo? Ăn Bánh Cốm Có Béo Không?

Bạn đang xem: Bánh cốm bao nhiêu calo? Ăn bánh cốm có béo không? |Món Miền Trung Tại Món Miền Trung

Bánh cốm là một trong những món đặc sản Hà Nội đã có từ xưa, dễ dàng mua về làm quà với giá thành rẻ. Bánh cốm còn xuất hiện trong nhiều tiệc cưới với hương vị thơm ngon, ngọt ngọt, bùi bùi. Chính vì độ ngọt của bánh cốm mà nhiều người thắc mắc không biết bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có béo mập không. Để giải đáp những thắc mắc này, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau.

  • 100g cốm tươi bao nhiêu calo
  • Bánh cốm gạo bao nhiêu calo
  • Bánh cốm ngào đường bao nhiêu calo
  • Bánh cốm nếp bao nhiều calo

Bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Bánh cốm là đặc sản ở đâu?
Bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Trên dải đất hình chữ S – Việt Nam, mỗi nơi, mỗi vùng miền đều sở hữu những nét đặc trưng, đặc sản mang đậm dấu ấn, tạo nên sự khác biệt và phong phú cho nền ẩm thực của người Việt. Nếu ở Yên Bái nổi tiếng với món chè Shan tuyết Suối Giàng, ở Huế có kẹo mè xửng hay ở Hải Dương có bánh đậu xanh nức tiếng,… Vậy bánh cốm là đặc sản ở đâu?

Bánh cốm từ lâu đã được xếp vào danh sách những loại đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, đặc biệt là bánh cốm Hàng Than. Chiếc bánh cốm vuông vức, dẻo mềm với phần vỏ bánh xanh mướt màu cốm, kết hợp với đỗ xanh ngọt mịn, dừa nạo hay mứt sen trần… chắc hẳn đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Đặc biệt là trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp,… Bởi bánh cốm rất ngon nhưng lại chẳng hề đắt đỏ, vậy nên rất nhiều du khách thập phương khi đến với Hà Nội đã mua và sử dụng bánh cốm như một món quà ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, người thân của mình.

Bánh cốm làm từ bột gì?

Bánh cốm làm từ bột gì?
Bánh cốm làm từ bột gì?

Bánh cốm được làm từ bột gì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm, cách làm bánh của mỗi người. Thông thường, nguyên liệu chính của bánh cốm sẽ bao gồm bột nếp và đậu xanh giã nhuyễn. Bột nếp phải là loại hảo hạng, thơm ngon nhất để sau khi chế biến, cốm sẽ đạt tới độ dẻo mềm hoàn hảo. Nếu để cốm quá già hay quá non, vỏ bánh cốm sẽ bị chảy nhão, phá hỏng cả về mặt thẩm mỹ lẫn hương vị của chiếc bánh.

Phần nhân bánh cốm được chế biến chủ yếu từ đậu xanh và dừa nạo. Trải qua công đoạn ngâm, xào, trộn đều nguyên liệu vô cùng tỉ mỉ, công phu mới tạo ra phần nhân bánh thơm ngon, vừa miệng như vậy.

Bánh cốm bao nhiêu calo?

Bánh cốm bao nhiêu calo?
Bánh cốm bao nhiêu calo?

Để làm được bánh cốm, chúng ta phải chọn những loại cốm từ hạt thóc nếp già, đều, mịn màng, thơm ngon, không dễ bị mốc, bị chua. Mỗi chiếc bánh sẽ có 2 lớp, lớp ngoài là lớp cốm mềm dẻo còn lớp bên trong là lớp nhân đậu xanh nghiền nát cùng dừa nạo hoặc mứt sen trần.

Tóm lại, nguyên liệu chủ yếu để làm bánh cốm sẽ có gạo nếp, đường và đậu xanh. Cứ mỗi 100g bánh cốm (2-3 cái bánh) sẽ chứa khoảng 557 calo.

Ngoài bánh cốm làm từ gạo nếp truyền thống thì còn có bánh cốm làm từ gạo lứt rang đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Bánh cốm từ gạo lứt rang cũng mang tới hàm lượng calo cao tương đương như bánh cốm thông thường.

Ăn bánh cốm có béo mập không?

Ăn bánh cốm có béo mập không?
Ăn bánh cốm có béo mập không?

Ăn bánh cốm từ gạo nếp có bép mập không?

Bánh cốm làm từ gạo nếp không thích hợp với người thừa cân, béo phì. Sở dĩ là vì bánh cốm chứa gạo nếp và đường. Hai nguyên liệu này hầu như không chứa chất xơ, thường được chuyển hóa nhanh thành mỡ thừa khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Bên cạnh đó, mỗi ngày chúng ta cần nạp khoảng 1.800 – 2.000 calo cho cơ thể, tức khoảng 667 calo cho một bữa ăn. Mà để ăn no với bánh cốm thì sẽ cần khoảng 300g tương ứng với 1.671 calo. Lượng calo này gần bằng lượng calo cần thiết cho cả ngày, gấp mấy lần so với lượng calo cần cho một bữa nên khi ăn dễ gây béo.

Đặc biệt, nhiều người thường có thói quen ăn bánh cốm và uống sữa. Việc kết hợp này còn khiến lượng calo tăng lên rất nhiều ảnh hưởng tới việc kiểm soát cân nặng của cơ thể.

 Ăn bánh cốm từ gạo lứt rang có béo mập không?

Tuy cùng chung hàm lượng calo nhưng do gạo lứt là loại gạp chỉ xay bỏ vỏ trấu, không xay bỏ lớp cám gạo bên ngoài nên vẫn giữ được chất xơ cùng vitamin, canxi và nhiều nguyên tố vi lượng. Nhờ vậy nên khi ăn, bạn cần phải nhai lâu hơn, từ đó mang lại cảm giác no lâu hơn, thích hợp với những người sợ béo.

Ngoài ra, để ăn cả hai loại bánh cốm này mà không tăng cân, bạn nên chú ý:

  • Không ăn bánh khi đang đói: Ăn bánh cốm khi đang đói sẽ khiến cơ thể bạn muốn ăn nhiều hơn, dễ tăng cân.
  • Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 cái bánh cốm.
  • Uống thêm trà xanh: Uống trà xanh khi ăn bánh cốm có thể giúp cơ thể giải bớt độc tố, lợi tiểu, giảm tích nước đồng thời tiêu mỡ và giảm béo hiệu quả.
  • Tự làm bánh cốm tại nhà để kiểm soát nguyên liệu, kiểm soát lượng calo có trong bánh.
  • Sau khi ăn bánh cốm, không nên nằm hoặc ngồi luôn. Tốt nhất hãy vận động nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, tập thể dục để đốt cháy bớt lượng calo vừa nạp từ bánh cốm.

Chú ý: Nếu mỗi ngày ăn 100 gam bánh cốm thì bạn cần chạy bộ vài tiếng (khoảng 8km) thì mới có thể tiêu thụ hết được lượng calo nạp từ bánh cốm.

Những người gầy, muốn tăng cân thì có thể sử dụng bánh cốm hàng ngày như một món ăn vặt. Chú ý mỗi ngày ăn 1-2 cái để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn những người mắc bệnh tiểu đường thì tuyệt đối không ăn bánh cốm.

Hướng dẫn làm bánh cốm tại nhà

Hướng dẫn làm bánh cốm tại nhà
Hướng dẫn làm bánh cốm tại nhà

Chuẩn bị: 15 phút

Chế biến: 2 giờ

Nguyên liệu:

  • 300g cốm khô
  • 50g đậu xanh đã cà vỏ ngâm mềm
  • 80g đường cát (có thể tăng giảm tùy khẩu vị, nhu cầu)
  • 3 muỗng canh bột nếp
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 20g lá dứa
  • 10 ml nước hoa bưởi

Cách chế biến:

  • Cắt nhỏ lá dứa cho vào máy xay sinh tố cùng 100ml nước lọc, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt.
  • Cốm nhặt bỏ hạt sạn, rửa qua nước ấm rồi đem ngâm với nước cốt lá dứa trong 1 tiếng.
  • Cho đậu xanh đã ngâm mềm vào nồi nấu chín nhừ rồi xay nhuyễn.
  • Cho đậu vào chảo, thêm 50g bột đường, bột nếp, vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào khẩu đều, sên lửa nhỏ tới khi mịn dẻo là được.
  • Đun sôi 300 ml nước lọc với 30g đường còn lại rồi cho cốm đã ngâm với nước lá dứa vào nấu cùng. Vừa nấu vừa khấu đều tay tới khi cốm tan hết.
  • Chờ cốm nguội thì trải một lớp nilong lên thớt, phết dầu ăn mỏng lên muỗng rồi múc cốm cho lên tấm nilong. Sau đó thêm nhân đậu xanh lên trên rồi phủ một lớp cốm nữa rồi gói bánh lại.
  • Bánh cốm sau khi gói xong có thể bảo quản khoảng 3-4 ngày.

Bánh cốm để được bao lâu?

Bánh cốm để được bao lâu?
Bánh cốm để được bao lâu?

Theo kinh nghiệm của những người chế biến bánh cốm gia truyền, bánh cốm tươi (không chất bảo quản) sẽ để được trong khoảng 4, 5 ngày tùy vào điều kiện, môi trường bảo quản. Do vậy, bạn nên chú ý hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản được in trên bao bì hộp bánh, để có thể giữ được nguyên vẹn hương vị của chiếc bánh.

Tuyệt đối không nên ăn bánh cốm hết hạn bởi sự biến đổi chất trong bánh có thể khiến bạn bị đi ngoài, tiêu chảy, nôn nao,…

Ăn bánh cốm có giảm cân được không?

Ăn bánh cốm có giảm cân được không?
Ăn bánh cốm có giảm cân được không?

Câu hỏi bánh cốm bao nhiêu calo đã có lời giải đáp và con số ở đây là 180 calo, khá cao so với nhiều loại bánh hay thực phẩm khác. Nhưng vậy đã đủ để kết luận ăn bánh cốm béo chưa? Trước khi đi đến kết luận đó, hãy cùng làm 1 phép tính và so sánh nhanh dưới đây.

Tính lượng calo cần thiết cho mỗi bữa ăn: 1 người trưởng thành với nhu cầu dinh dưỡng bình thường sẽ cần nạp 1,800-2,000 calo mỗi ngày, tức là cần khoảng 667 calo cho mỗi bữa ăn. Việc nạp ít hơn 667 calo sẽ tạo ra tình trạng thâm hụt calo giúp giảm cân, và ngược lại nếu nạp hơn 667 calo sẽ khiến năng lượng dư thừa trở thành mỡ tích tụ trong cơ thể.

Tính lượng calo khi ăn no với bánh cốm: 100g bánh cốm cung cấp cho cơ thể đến 277 calo. Nếu muốn ăn no với bánh cốm như 1 bữa ăn chính trong ngày, bạn sẽ cần ăn ít nhất khoảng 300g bánh (hoặc hơn) tương đương với lượng calo nạp vào cơ thể là 831 calo.

+ So sánh con số trên, đã có thể thấy lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể sau khi ăn bánh cốm cao hơn khá nhiều lượng calo cần thiết cho mỗi bữa. Lượng calo sau khi ăn bánh cốm sẽ trở thành năng lượng dư thừa, tích lũy dưới dạng mỡ trong cơ thể.

Có một điều rất đáng chú ý ở bánh cốm đó là sản phẩm này còn được tạo nên bởi các nguyên liệu không lành mạnh với thực đơn giảm cân, đó là gạo nếp và đường. 2 nguyên liệu này hầu như không chứa chất xơ, thường được chuyển hóa rất nhanh thành mỡ thừa khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Đến đây đã có thể khẳng định bánh cốm là thực phẩm GÂY BÉO, ăn bánh cốm hoàn toàn không giảm cân mà ngược lại, GÂY TĂNG CÂN.

Cách ăn bánh cốm khi đang giảm cân

Cách ăn bánh cốm khi đang giảm cân
Cách ăn bánh cốm khi đang giảm cân

Mặc dù không được coi là sản phẩm lý tưởng cho thực đơn giảm cân nhưng bạn vẫn có thể ăn bánh cốm mà không cần quá bận tâm đến câu hỏi bánh cốm bao nhiêu calo. Nếu như biết những mẹo hay dưới đây, bạn hoàn toàn được “thỏa cơn nghiền” với món bánh đặc sản này mà không quá lo đến nguy cơ béo lên ngay cả khi đang thực hiện chế độ ăn kiêng eat clean, keto….

Khi đang giảm cân, chỉ nên ăn mỗi lần tối đa 2 chiếc bánh cốm

+ Mỗi tuần chỉ nên ăn bánh cốm vào ngày ăn xả. Mỗi lần không ăn quá 2 chiếc bánh cốm.

+ Có thể thay bánh cốm gạo nếp bằng bánh cốm gạo lứt. Bánh cốm gạo lứt có lượng calo thấp hơn, đồng thời trong gạo lứt có nhiều chất xơ, vitamin thúc đẩy quá trình đốt mỡ, giảm cân.

+ Có thể tự làm bánh tại nhà để tự lựa chọn nguyên liệu và kiểm soát lượng calo có trong bánh.

+ Sau khi ăn bánh cốm, không nên nằm và ngồi luôn. Có thể vận động nhẹ nhàng hoặc chạy bộ, tập luyện thể dục để đốt cháy lượng calo của bánh cốm.

Kết luận lại, những thông tin trong bài viết trên đã phần nào giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi, Bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có béo không? Hy vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin, kiến thức bổ ích.

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • 100g cốm tươi bao nhiêu calo
  • Bánh cốm gạo bao nhiêu calo
  • Bánh cốm ngào đường bao nhiêu calo
  • Bánh cốm nếp bao nhiều calo
See more articles in category: Giảm cânREAD Hạt điều bao nhiêu calo? Ăn hạt điều có nóng không?

Từ khóa » Một Cái Bánh Cốm Bao Nhiêu Calo