1 Bộ Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì Cập Nhật 2021

Trong một doanh nghiệp, báo cáo tài chính là hồ sơ không thể thiếu. Đây là tài liệu với các con số thể hiện tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Vậy 1 bộ báo cáo tài chính gồm những gì? Bộ báo cáo tài chính 2021 này được kế toán Đông Nam Á cập nhất mới nhất nên các bạn có thể yên tâm sử dụng nhé!

báo cáo tài chính gồm những gì - báo cáo tài chính 2021 gồm những gì
Bộ báo cáo tài chính gồm những gì cập nhật năm 2021

>>> Cung cấ mẫu C1-11/NS – thư tra soát trong quá trình nộp BCTC

>>> Tải mẫu C1-02/NS nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Khái niệm báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được tổng hợp để doanh nghiệp có thể xem lại tình hình tài sản, vốn cũng như nợ phải trả trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Có 2 loại BCTC là BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất. Một báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế phải đầy đủ và đúng yêu cầu của cơ quan thuế.

Dựa vào BCTC, doanh nghiệp sẽ đưa ra những hướng đi trong tương lai tốt hơn để giúp doanh nghiệp phát triển hơn và có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số cho công ty. Vậy báo cáo tài chính gồm những gì? Bạn có thể xem tiếp phần sau đây.

1 bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

Các mẫu, nội dung BCTC được nhà nước quy định chặt chẽ. BCTC không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cơ quan nhà nước và các đối tác. Vậy bộ báo cáo tài chính 2021 gồm những báo cáo nào? Xem tiếp theo đây bạn nhé!

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200

Tại điều 100 trong thông tư này có quy định bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ bao gồm:

– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN).

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN).

– BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN).

– Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN).

Các bạn có thể xem cách lập BCTC theo thông tư 200 chi tiết nhất do Kế toán Đông Nam Á hướng dẫn nhé!

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133

  • Báo cáo tính hình tài chính
  • BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối tài khoản

BC tài chính theo thông tư 133 là dành cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 133 mới nhất!

Chú ý khi lập BCTC:

  • Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào điều cũng phải lập và trình bày BCTC.
  • Nếu có nhu cầu khác trong công tác quản lý, doanh nghiệp có thiết kế và lập thêm các báo cáo cần thiết.
  • Nếu trong báo cáo có những phần doanh nghiệp không có số liệu thì có thể bỏ trống. Đồng thời đánh lại số cho các dòng có thông tin liên tục.
  • Công ty/tổng công ty có đơn vị trực thuộc: Cần lập báo cáo tài chính hợp nhất cuối kỳ.
  • Tổng công ty/doanh nghiệp nhà nước mà có đơn vị kế toán trực thuộc: lập BCTC hợp nhất giữa niên độ
  • Công ty mẹ và tập đoàn: lập BCTC hợp nhất giữa và cuối niên độ.
Các công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước

Cứ 3 tháng công ty đại chúng cần lập BCTC dạng đầy đủ để công khai trên phương tiện đại chúng. Đồng thời các nhà phân tích của DN có nhiệm vụ cập nhật lại mô hình và sửa đổi khuyến nghị cho từng cổ phiếu. Như vậy khi này các nhà đầu tư sẽ xem xét lại tình hình của công ty mình đầu tư, ra quyết định việc mua bán cổ phần sẽ thế nào. Và thời điểm này gọi là mùa báo cáo.

Các công ty tư nhân

Theo quy định, ít nhất công ty tư nhân cần lập báo cáo tài chính 1 năm 1 lần. Trong trường hợp cần thiết, DN có thể linh hoạt. Và thông tin của BCTC có thể được cổ đông, các thành viên của Hội đồng quản trị và đối tác, chủ nợ xem xét.

báo cáo tài chính gồm những gì
Báo cáo tài chính 2021 gồm những báo cáo nào?

Giới thiệu cụ thể từng loại báo cáo tài chính 2021 gồm những gì

Bảng cân đối kế toán

Phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Bảng cân đối phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Trong đó:

  • Tài sản gồm: tài sản ngắn hạn (gồm tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và tài sản dài hạn (gồm các tòa nhà, máy móc và các tài sản vô hình).
  • Nợ cũng gồm: nợ ngắn hạn (các khoản phải trả trong thời hạn 12 tháng tiếp theo) và dài hạn.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hay còn được gọi là báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả lãi và lỗ). Thông qua báo cáo, doanh nghiệp có thể nắm được tất cả các khoản chi phí phát sinh và lãi/lỗ vào cuối kỳ. Trong báo cáo, các chỉ tiêu thể hiện gồm:

  • Đầu tiên là tất cả các doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Tiếp theo là các chi phí phát sinh từ chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính.
  • Phần cuối cùng thể hiện lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng trước lãi và thuế = Chi phí – Lợi nhuận gộp

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Đây là báo cáo giúp bạn kiểm soát được dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Tiền mặt là khoản rất quan trọng, giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh các khoản cần thiết. Việc thiếu hụt tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Và đặc biệt cho dù doanh nghiệp đang phát triển, việc thiếu hụt tiền mặt vẫn có thể xảy ra. Vậy báo cáo lưu chuyển tiền mặt rất quan trọng. Bạn có thể xem thêm bài viết cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp để hiểu rõ hơn nhé!

Trong báo cáo thể hiện dòng tiền mặt vào và ra ở 3 phần:

  • Dòng tiền do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: các chi phí thực tế phát sinh và doanh thu.
  • Phần dòng tiền từ hoạt động đầu tư: tiền mặt, tài sản dài hạn hoặc thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn.
  • Từ hoạt động tài chính: nguồn thu từ lãi xuất được trả, vay mới hoặc được trả tiền vay.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Thông qua số liệu trong “Bảng cân đối kế toán”, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng lưu chuyển tiền tệ”. Kế toán sẽ phân tích chi tiết và tường thuật lại theo các chỉ tiêu đã được quy định. Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo về cách xem báo cáo tài chính để hiểu rõ tình hình hoạt động của công ty.

Bên cạnh các thông tin được quy định, doanh nghiệp có thể thêm các thông tin khác tùy theo yêu cầu.

Sau khi chuẩn bị xong bộ báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ nộp cho cơ quan chức năng, công bố thông tin đại chúng,… Tuy nhiên một số đơn vị trước khi nộp BCTC thì cần tiến hành kiểm toán BCTC. Đó là những đơn vị nào?

Quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Sau khi bạn đã biết một bộ báo cáo tài chính 2021 gồm những gì rồi thì tiếp theo đây là những quy định trong việc làm BCTC.

Đối tượng bắt buộc kiểm toán BCTC

Theo quy định, một số doanh nghiệp trước khi nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan có thẩm quyền thì phải thực hiện kiểm toán. Các đối tượng phải kiểm toán bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Tổ chức tín dụng (cả trường hợp là CN ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam).
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm/ tái bảo hiểm/ môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán.
  • Doanh nghiệp nhà nước (cả trường hợp nhà nước nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên).
  • Trong các doanh nghiệp tổ chức niêm yết/phát hành hoặc kinh doanh chứng khoán nắm 20% quyền biểu quyết.
  • DN kiểm toán ở nước ngoài tại Việt Nam
  • Dự án được tài trợ vốn ODA.

*Và đặc biệt là báo cáo quyết toán dự án hoàn thành cũng phải được kiểm toán nếu đó là các dự án quan trọng của quốc gia.

Sau khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần nộp “Báo cáo kiểm toán” kèm theo “Báo cáo tài chính” lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong trường hợp nếu DN không thực hiện kiểm toán thì sao?

Mức phạt hành chính nếu không kiểm toán

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 53 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP thì nếu bạn không thực hiện kiểm toán thì sẽ bị phạt về việc vi phạm quy định về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính. Và mức phạt là 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Doanh nghiệp đã chuẩn bị “Bộ báo cáo tài chính” và “Báo cáo kiểm toán BCTC” thì điều tiếp theo bạn băng khoăn là thời hạn nộp BCTC là khi nào? Và nộp cho cơ quan nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung tiếp theo.

Thời hạn nộp báo tài chính cho Sở kế hoạch đầu tư

Hầu hết tất cả các doanh nghiệp sẽ phải nộp báo cáo năm. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ như mình đã đề cặp ở phần trước. Cụ thể là DN Nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các DN tham gia chứng khoán thì phải nộp báo cáo tài chính quý.

–           Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh

Công ty phải nộp BCTC trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

–           Nếu là công ty mẹ, tổng công ty nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.

Trong thời hạn 90 ngày (từ lúc kết thúc năm tài chính), doanh nghiệp phải nộp BCTC. Nếu bạn chưa rõ thời gian nộp BCTC hay các loại báo cáo thuế, bạn có thể tham khảo lịch nộp báo cáo thuế năm 2021 để biết thời gian chính xác.

Doanh nghiệp thực hiện nộp báo cáo tài chính qua hệ thống HTKK và đặc biệt lưu ý là phải kết xuất ra dạng XML được.

Nơi nhận báo cáo tài chính

Dưới đây là những nơi mà bạn cần đến để nộp BCTC. Nếu bạn có doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TPHCM, bạn có thể tham khảo chi cục thuế TPHCM để biết địa chỉ mà đến nhé!

Loại hình doanh nghiệpKỳ lập báo cáoCơ quan nhận BCTC
Cơ quan tài chính (1)Cơ quan Thuế (2)Cơ quan Thống kêDN cấp trên (3)Cơ quan đăng ký KD
Doanh nghiệp nhà nướcQuý, nămxxxxx
DN có vốn đầu tư nước ngoàiNămxxxxx
Các loại hình doanh nghiệp khácNămxxxx

Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, cho biết hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hay không. Từ các con số nói lên tiềm năng, rủi ro của doanh nghiệp hiện tại. Cũng như hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời đây cũng là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước vì vậy DN cần tìm hiểu rõ để thực hiện đúng quy định.

Cuối cùng, nếu bạn muốn đơn giản hóa tất cả những vấn đề trên, hãy sử dụng dịch vụ kế toán của Đông Nam Á chúng tôi! Chúng tôi cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính trọn gói cho bạn và cung cấp cả giải pháp kế toán trọn gói giúp bạn không phải lo lắng về BCTC nữa.

Với những giải pháp về dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

Trên đây là những hướng dẫn về báo cáo tài chính gồm những gì, bạn tham khảo và chuẩn bị cho đầy đủ nhé!

Chúc bạn thành công!

>>> Địa chỉ kho bạc nhà nước tại TPHCM tổng hợp các quận huyện trên địa bàn HCM

>>> Mẫu phiếu xuất kho nội bộ cho doanh nghiệp

Bài viết khác:

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007Hiểu sao cho đúng về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú năm 2021Các mẫu biên bản bàn giao hàng hóa thường dùngTải và lập mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhấtCác khoản miễn thuế TNCN năm 2021

Từ khóa » Bộ Báo Cáo Tài Chính 2020 Gồm Những Gì