1. Định Nghĩa Loãng Xương

1. Định nghĩa loãng xương

- Loãng xương là một rối loạn chuyển hoá của bộ xương gây tổn thương sức mạnh của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. - Gãy xương là một biến chứng nặng nề của loãng xương tăng nguy cơ tử vong, tăng khả năng tàn phế, và chi phí điều trị rất tốn kém. Vì vậy việc phát hiện và điều trị loãng xương sớm là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

2. Chẩn đoán loãng xương:

- Chụp X-Quang có thể phát hiện các trường hợp loãng xương khi toàn bộ khối lượng xương của cơ thể đã bị mất trên 30%, hoặc phát hiện gãy lún đốt sống hay gãy xương khác, tức là phát hiện loãng xương ở giai đoạn đã có biến chứng. - Để chẩn đoán loãng xương tốt nhất cần đo mật độ xương bằng phương pháp DXA. Đây là phương pháp chuẩn để chẩn đoán loãng xương.

3. Điều trị loãng xương - Có nhiều loại thuốc điều trị loãng xương. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ cho những chỉ định điều trị phù hợp. Việc điều trị thuốc phải tuân thủ lâu dài, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục mới đem lại hiệu quả. - Bổ sung canxi và vitamin D nếu từ nguồn thức ăn không đủ, sao cho tổng lượng canxi và vitamin D: Canxi: 1200-1500mg/ngày, vitamin D: 800-1000UI/ngày. - Điều trị ngoại khoa các trường hợp gãy xương do loãng xương:

+ Gãy cổ xương đùi: Thay chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn bộ + Gãy lún đốt sống: Phục hồi chiều cao đốt sống bằng bơm xi măng vào thân đốt sống bị xẹp.

4. Thông tin cho người bệnh nhập viện truyền bisphophonate đường tĩnh mạch - Chống chỉ định tuyệt đối: + Người bệnh suy thận nặng (Độ thanh thải creatinin <35ml/phút/1.72m2 da) + Người bệnh hạ canxi huyết + Phụ nữ có thai và cho con bú + Quá mẫn cảm với các hoạt chất và bất kỳ thành phần nào của thuốc - Chống chỉ định tương đối: Người bệnh có các rối loạn nhịp tim, tiền sử bệnh lý mạch vành không nên truyền trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. - Người bệnh được khám răng hàm mặt nếu nghi ngờ có bệnh lý răng hàm mặt và chỉ truyền khi không có bệnh lý răng hàm mặt. - Người bệnh được giải thích tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc cũng như các phản ứng phụ có thể xảy ra (đau cơ, sốt, nhức đầu, đau khớp…), cách phòng ngừa và xử trí. - Người bệnh được bác sĩ thăm khám và cho chỉ định cận lâm sàng trước khi truyền thuốc bisphophate

+ Tổng phân tích tế bào máu + Điện giải đồ + BUN, Creatinin, SGOT, SGPT + Đo ECG

- Trước khi truyền:

+ Uống đủ nước (tốt nhất là 1 ngày trước và trong ngày truyền thuốc) + Ăn uống bình thường + Kiểm tra sinh hiệu: mạch huyết áp, nhiệt độ…

- Trong khi truyền: + Ăn uống bình thường. + Bác sĩ sẽ bổ sung dịch truyền với tốc độ tùy vào từng người bệnh cụ thể. + Người bệnh được theo dõi mạch và huyết áp và các triệu chứng khác. + Người bệnh uống thuốc theo hướng dẫn của điều dưỡng, các thuốc uống hàng ngày không cần ngưng. + Thuốc Zoledronic acid chảy với tốc độ 20 - 30 giọt/phút, người bệnh không được tự ý điều chỉnh tốc độ dịch truyền. + Thông báo ngay cho điều dưỡng khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường: mệt, ngứa da, khó thở, sốt… - Sau khi truyền và xuất viện: + Kiểm tra sinh hiệu: mạch huyết áp, nhiệt độ, các dấu hiệu toàn thân… + Người bệnh ăn uống bình thường + Hướng dẫn các triệu chứng có thể có khi xuất viện như sốt, đau cơ toàn thân và các biện pháp xử trí (uống thuốc theo toa ra viện, uống nhiều nước > 2 lít/ngày). Nếu các triệu chứng không giảm sau 3 ngày hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác thì quay lại tái khám ngay. + Hoàn tất hồ sơ và phát thuốc ra viện. Dặn dò người bệnh uống thuốc theo toa. + Người bệnh được tư vấn bổ sung thêm Calcium và vitamin D hằng ngày. Ăn đủ chất đạm, ăn các loại thức ăn giàu Calcium và vitamin D. + Người bệnh được hướng dẫn tập vận động phù hợp với từng thể trạng của người bệnh, sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống, tránh té ngã.

Từ khóa » Dịch Truyền Loãng Xương