1. Năm 2021, Trường Xét Tuyển Theo Những Phương Thức Nào?

Câu hỏi thường gặp

1. Năm 2021, Trường xét tuyển theo những phương thức nào?

Đối với chương trình chính quy liên kết quốc tế:

Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2021) và thỏa mãn 1 trong trong 2 điều kiện sau:

(1) Có điểm trung bình các môn của học kỳ I năm lớp 12 (điểm học bạ) từ 6,0 trở lên tính theo thang điểm 10 (hoặc tương đương) hoặc

(2) Có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn.

Đối với chương trình chính quy:

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển chương trình chính quy theo các phương thức sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ.

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Chi tiết các phương thức xét tuyển, xem tại: http://due.udn.vn/vi-vn/tuvantuyensinh2021/gt/cid/4280

2. Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT, thời gian và địa điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học là như thế nào?

Để xét tuyển, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của sở GD-ĐT kèm theo lệ phí ĐKXT.

Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của Trường.

3. Số nguyện vọng tối đa được đăng ký khi xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT?

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng theo mong muốn, không giới hạn số nguyện vọng cũng như số trường.

4. Thí sinh có được thay đổi nguyện vọng xét tuyển sau khi đã nộp hồ sơ xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT không?

Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.

Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi được thực hiện trực tuyến với tài khoản và mã số thí sinh đã được hệ thống cung cấp khi đăng ký dự thi.

5. Trật tự xét tuyển các nguyện vọng như thế nào?

Đối với các trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký.

Nhưng đối với từng thí sinh, xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng, thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Khi hệ thống đã xác định được nguyện vọng trúng tuyển này rồi thì lập tức những nguyện vọng còn lại sẽ bị xóa.

6. Năm nay (2021), Trường xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp nào?

Năm 2021 xét tuyển theo các tổ hợp, cụ thể như sau:

- Nhóm 1

+ Gồm các ngành tuyển sinh: (1) Hệ thống thông tin quản lý, (2) Kế toán, (3) Kiểm toán, (4) Kinh doanh quốc tế, (5) Kinh doanh thương mại, (6) Kinh tế, (7) Marketing, (8) Quản trị kinh doanh, (9) Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành, (10) Quản trị khách sạn, (11) Quản trị nguồn nhân lực, (12) Tài chính - Ngân hàng, (13) Thống kê kinh tế, (14) Thương mại điện tử, (15) Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh.

+ Mã tổ hợp tuyển sinh:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh

- Nhóm 2

+ Gồm các ngành tuyển sinh: (1) Quản lý nhà nước, (2) Luật, (3) Luật kinh tế.

+ Mã tổ hợp tuyển sinh:

A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D96: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

7. Điểm chuẩn được xác định như thế nào?

- Năm nay Nhà trường sẽ xác định điểm chuẩn theo Ngành.

- Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh có thể đăng ký bất kỳ chuyên ngành nào thuộc ngành đã trúng tuyển để học.

8. Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh có quyền thay đổi ngành học không?

- Sau khi trúng tuyển vào ngành, thí sinh KHÔNG có quyền thay đổi ngành học.

- Tuy nhiên, sau khi học ở Trường ít nhất 1 học kỳ, thí sinh có thể đăng ký học chương trình 2 để học một chuyên ngành khác (không thuộc ngành đã đăng ký) với điều kiện điểm trung bình tích lũy đến thời điểm đăng ký KHÔNG thấp hơn 2.0/4.0 (tương đương với điểm 5.0/10 theo thang điểm 10).

9. Năm 2021 nhà trường có đào tạo chất lượng cao không?

Nhà trường không phân biệt chương trình đào tạo chất lượng cao và chương trình đào tạo đại trà. Tất cả các ngành tại Trường Đại học Kinh tế được đào tạo theo cùng một chuẩn chất lượng.

10. Trường có các chương trình liên kết với các trường nước ngoài không?

Nếu có thì những chương trình nào?

Hiện nay Trường Đại học Kinh tế liên kết đào tạo với khá nhiều các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín trên thế giới. Các chương trình liên kết bao gồm 2+2, 3+1 cho các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Ngoại thương, Tài chính, Kế toán.

Các trường liên kết gồm:

- Heriot-Watt University (Anh)

- Westphalian University of Applied Sciences (Đức)

- Cork Institute of Technology (Ai-Len)

- City University of Seattle (USA)

- Keuka College (USA)

- Massey University (New Zealand)

- Queensland University of Technology (Australia)

- Saxion University of Applied Science (Netherlands)

- The University of Sunderland (UK)

- University of Hull (UK)

Xem chi tiết tại: http://due.udn.vn/en-us/international/cid/2127

11. Trường xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT vào ngành theo các tổ hợp xét tuyển, vậy điểm xét tuyển giữa các tổ hợp vào ngành có chênh lệch không?

Năm 2021, Trường xét tuyển theo ngành và không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.

13. Đối với hình thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường có tiêu chí phụ với các thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách xét tuyển không, nếu có thì tiêu chí phụ là gì?

Trường xét tuyển theo ngành dựa vào kết quả thi THPT lấy điểm từ cao xuống thấp, nếu có nhiều thí sinh bằng điểm nhau ở cuối danh sách thì ngoài các điều kiện theo Quy chế của Bộ, Trường không đặt thêm điều kiện phụ nào. Ví dụ: nếu điểm trúng tuyển 01 ngành nào đó theo thông báo là 23 điểm thì tất cả thí sinh theo tổ hợp đăng ký tham gia xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên sẽ trúng tuyển, không tính thêm điều kiện phụ gì.

14. Có sự phân biệt nào giữa thí sinh tuyển thẳng và thí sinh trúng tuyển dựa vào điểm thi THPT hay không?

Không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thí sinh trúng tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng. Theo đó, các bạn sẽ được học cùng một chương trình đào tạo, cùng thời gian đào tạo, thụ hưởng cơ sở vật chất như nhau và sau khi tốt nghiệp sẽ đều nhận được bằng ĐH chính quy.

15. Cách tính điểm của đối tượng 6, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) như thế nào?

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 và có tổng điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển.

Trong đó:

Điểm xét tuyển

môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10

+ Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển của từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm xét tuyển môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Ví dụ: Thí sinh chọn mã tổ hợp môn A00. Tổng điểm xét tuyển của thí sinh sẽ được tính:

Tổng điểm xét tuyển

=

Điểm xét tuyển môn Toán

+

Điểm xét tuyển môn Vật lí

+

Điểm xét tuyển môn Hoá học

16. Thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì được xét tuyển vào những ngành thuộc khối nào?

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dành cho học sinh lớp 12 vào các ngành thuộc khối như sau:

+ Đăng ký vào các ngành thuộc khối Quản trị, Kinh doanh, Thống kê: Thí sinh đạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Sinh học.

+ Đăng ký vào các ngành thuộc khối Quản lý nhà nước, Luật: Thí sinh đạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

17. Thí sinh có kết quả xết loại học lực giỏi 3 năm được xét tuyển như thế nào?

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12.

Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng thỏa điều kiện nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên từ cao xuống thấp theo tổng điểm xét tuyển.

Tổng điểm xét tuyển

=

(Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10

+ Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12)

Điểm xét tuyển lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ).

18. Thí sinh có điểm IELTS đạt 5.5 trở lên sẽ được ưu tiên như thế nào trong xét tuyển vào hệ chính quy của nhà trường?

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng xét tuyển Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày 20/08/2021) và có tổng điểm xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên với tổng điểm xét tuyển là tổng điểm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn.

Trong đó:

Điểm xét tuyển môn A

=

(Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A học kỳ I năm lớp 12)/3

Điểm xét tuyển của từng môn lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm xét tuyển môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.

Tổng điểm xét tuyển

=

Điểm xét tuyển môn Toán

+

Điểm xét tuyển môn được chọn

(trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)

Từ khóa » Trường đại Học Kinh Tế Có Xét Tuyển Học Bạ Không