#1 Ngâm Rượu Có Nên đậy Kín Nắp ? Cách Bịt Miệng, đậy Nắp Chum ...

Bạn đang xem: Ngâm rượu có nên đậy kín nắp ? Cách bịt miệng, đậy nắp chum sành sao cho kín | Món Miền Trung Tại Món Miền Trung

Để có một chum rượu ngon, chất lượng, ngoài việc lựa chọn loại rượu ngâm tốt thì việc chọn chum đựng rượu, kỹ thuật và bí quyết ngâm như thế nào cũng rất quan trọng. Trong đó, việc đậy nắp chum rượu là một công đoạn rất quan trọng trong khi ngâm rượu, bởi nếu quá trình đậy nắp không đúng kỹ thuật sẽ làm mất đi vị ngon của rượu ngâm.

  • Ngâm rượu có nên đậy kín
  • Bình ủ rượu
  • Rượu để ngoài nắng
  • Cách đậy nắp chum rượu bằng lá chuối khô

Tại sao phải ngâm rượu vào chum sành?

Tại sao phải ngâm rượu vào chum sành?
Tại sao phải ngâm rượu vào chum sành?

Mặc dù hiện nay, có rất nhiều loại rượu được nhập khẩu từ Châu Âu nhưng rượu quê vẫn luôn là lựa chọn được nhiều khách hàng hướng đến bởi nó giữ được mùi vị truyền thống. Tuy nhiên, cách nấu rượu quê theo hình thức truyền thống của Việt Nam từ lâu đời, cách chưng cất thủ công không thể khử được hết các độc tố có trong rượu. Rượu sẽ trở nên độc khi lẫn tạp chất, trong đó đáng sợ nhất là Andehit – một loại chất khá độc.

Theo các chuyên gia thì chất Andehit đi vào cơ thể sẽ gây đau đầu, chóng mặt và suy thuận bởi vậy với những địa chỉ nấu rượu ra truyền thì họ sẽ có những bí quyết riêng loại bỏ chất độc này. Bằng cách ngâm rượu và ủ dưới đất càng lâu càng tốt hay ngâm rượu vào chum sành là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

Do đặc tính của chum sành sản xuất là không tráng men, thành chum tuy cứng chắc nhưng có độ xốp nhất định. Các chất độc trong rượu như Aldehit…có thể tự thẩm thấu ra ngoài qua thành chum trong quá trình ngâm rượu, giúp đẩy nhanh quá trình phân hóa loại bỏ tạp chất làm trơn tròn hạt rượu, đem đến loại rượu chất lượng nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, bạn đã hiểu tại sao phải ngâm rượu vào chum sành chưa

READ cách pha sữa mori dinh dưỡng | Món Miền Trung

Ngâm rượu có nên đậy kín nắp hay không?

Ngâm rượu có nên đậy kín nắp hay không?
Ngâm rượu có nên đậy kín nắp hay không?

Nếu đã chơi rượu tự ngâm lâu, bạn sẽ biết, độ kín của bình rượu sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến hương vị của rượu. Vì thế, ngâm rượu có nên đậy kín nắp hay không. Câu trả lời hoàn toàn là có.

Bởi trong quá trình ngâm ủ rượu mà bình bị hở, rượu sẽ có khả năng dính các nguy cơ sau:

1. Bị côn trùng xâm nhập

Nắp chum hoặc để chum hở trong khi có rượu thơm ở trong bình là tạo cơ hội lý tưởng để thu hút các loài côn trùng nhỏ bé vào “tung hoành”. Lúc này, may thì phát hiện sớm, không may là phải bỏ đi cả bình rượu thơm đấy nhé.

2. Rượu bị nhạt

Khi đậy nắp không kín, chum rượu ngâm bị hở, rượu cũng sẽ theo đó mà bay hơi. Thời gian rượu bị hở càng lâu, bao nhiêu tinh túy dư vị thơm ngon trong rượu sẽ theo đó mà bay ra ngoài.

Khi uống sẽ không được thơm ngon nữa mà vị sẽ nhạt hơn, mất đi vị ngon, đậm đà của rượu.

3. Rượu nổi váng, bị hỏng do thời tiết

Do thời tiết Việt Nam biến đổi đa dạng theo mùa. Khi chum rượu hở, quá trình ngấu men chắc chắn bị ảnh hưởng do tác động của thời tiết bên ngoài. Chúng có thể bị nổi váng, bị chua… ảnh hưởng tới cả mẻ rượu.

Vì thế, ngoài việc kiểm tra bên ngoài, bạn cũng nên kiểm tra bên trong chum rượu nhé. Nên kiểm tra tình trạng chum rượu định kỳ theo tháng chứ không nên mở ra kiểm tra quá thường xuyên để đảm bảo rượu trong tình trạng tốt nhất nhé. Nếu muốn mở ra kiểm tra rượu thì phải dùng dụng cụ sạch sẽ và khô ráo, tránh không được để vấy bẩn vào rượu.

READ Top 5 nhà hàng chay ngon, nổi tiếng nhất ở Quận Tân Phú

Tựu chung lại, trong quá trình ngâm, nếu bạn không đậy kín rượu. Thành phẩm rượu cuối cùng sẽ không được thơm ngon như kỳ vọng đâu đấy. Vậy nên, ngâm rượu có nên đậy kín, và bắt buộc phải đậy kín nhé!

Ngoài ra ta hoàn toàn có thể thực hiện việc bịt miệng chum rượu bằng cách chồng nhiều lớp hoặc xếp nút bình lại bằng lá chuối khô, tham khảo: cách bọc rượu nút lá chuối chuẩn nhất

Cách bịt miệng, đậy nắp chum sành sao cho kín

Cách bịt miệng, đậy nắp chum sành sao cho kín
Cách bịt miệng, đậy nắp chum sành sao cho kín

1. Chuẩn bị:

  • Miếng nilon loại trong suốt, không bị rách hay thủng, độ rộng miếng nilon phải phù hợp, đảm bảo sau khi bịt miệng chum sành, phần nilon còn lại phủ xuống dưới cổ chum.
  • Dây cao su.
  • Vải lụa đỏ (có thể có hoặc không).

2. Cách làm:

  • Phủ miếng nilon lên miệng chum, sau đó vuốt phần nilon xung quanh xuống dưới cổ chum
  • Dùng dây cao su kéo căng và buộc chặt phần nilon vào cổ chum. Công đoạn này cần đảm bảo là đã buộc chặt và kín, đảm bảo cho hơi rượu trong chum không thoát được ra ngoài.
  • Sử dụng miếng vải đỏ phủ lên trên cùng, dùng dây nilon hoặc sợ vải quấn quanh cổ chum (cách này có thể làm hoặc không).
  • Sau cùng đậy nắp chum lên trên.

Nếu muốn sở hữu các loại chum sành Bát Tràng chất lượng cao, liên hệ ngay Gốm sứ Bảo Khánh để nhận được những sản phẩm chum sành số 1 Bát Tràng nhé. Sản phẩm được kiểm định tuyệt đối an toàn, cấp phép bởi Tổng cục đo lường chất lượng.

Những lưu ý khi sử dụng chum sành ngâm rượu

Những lưu ý khi sử dụng chum sành ngâm rượu
Những lưu ý khi sử dụng chum sành ngâm rượu

-Nếu thấy ở bên ngoài đáy chum có hiện tượng mốc trong quá trình ngâm rượu thì bạn không cần quá lo lắng nhé. Vì đây là tín hiệu tốt do quá trình thẩm thấu qua thành chum sành, các độc tố có trong rượu sẽ được đào thải qua đây. Nên bạn có thể yên tâm sử dụng nhé.

READ Cách nấu cá thuyền chài ngon ngọt và lạ miệng | Tinh hoa quê nhà

-Để các tính năng khử độc tố hoạt động như khi mới mua ở lần ủ rượu tiếp theo, các bạn nên rửa sạch và phơi khô khoảng từ 20 ngày đến 30 ngày. Sau đó mới đổ rượu vào ủ tiếp thì công dụng thẩm thấu độc tố lại hoạt động như mới. Lưu ý: không nên ủ rượu luôn sau khi dùng hết rượu lần đầu tiên nhé.

-Sau khi ủ rượu được một thời gian bằng chum sành, mọi người thắc mắc là sao rượu lại bị hao hụt đi một ít so với lúc đầu ngâm. Điều này có thể giải thích đó là do thuộc tính kiềm có trong thành chum sành sẽ thẩm thấu các độc tố có trong rượu như andehit và metanol. Vì vậy mà một phần nhỏ lượng rượu sẽ bị hao hụt đi.

– Trong quá trình chăt rượu ra một lượng nhỏ để dùng dần chúng ta cần dùng vật dụng được vệ sinh sạch sẽ như gầu múc rượu. Nếu dùng vật dụng không sạch sẽ có thể làm rượu không ngon cho lần dùng sau.

Vấn đề ngâm rượu có nên đậy kín cùng nhiều thắc mắc khác đã được giải đáp. Chúc bạn có những chum rượu tự ngâm chất lượng và thơm ngon nhé!

Một số từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • Ngâm rượu có nên đậy kín
  • Bình ủ rượu
  • Rượu để ngoài nắng
  • Cách đậy nắp chum rượu bằng lá chuối khô
See more articles in category: Cẩm nang bếp

Từ khóa » đậy Kín Nắp