#1 Ống Khói Máy Phát điện Và Những Thông Tin Bạn Nên Biết

Một trong những điều cần lưu ý nhất khi sử dụng máy phát điện chính là ống xả khói của máy. Dòng thiết bị này hầu như đều sử dụng nhiên liệu xăng và dầu Diesel. Quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ sinh ra khí CO, CO2, NO2,... nguy hiểm có thể dẫn tới ngạt khí. Do đó mà hệ thống ổng khói máy phát điện luôn được lưu tâm khi lắp đặt máy phát. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận này cũng như những lưu ý khi lắp đặt máy phát điện qua bài chia sẻ sau đây nhé.

ống khói máy phát điện

Ống khói máy phát điện giúp giảm thiểu tối đa tiếng ồn cùng khí độc khi sử dụng

Ống khói máy phát điện và hệ thống thoát khí thải là gì?

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vừa và lớn tại các xí nghiệp, nhà máy, hệ thống máy phát điện cần có công suất cùng hiệu năng lớn. Cùng với đó tiếng ồn và lượng khí thải của máy cũng cần được xử lý hiệu quả để không ảnh hưởng đến môi trường làm việc cũng như sức khỏe của nhân công. Thông thường, các hệ thống thoát khí thải cần phải được đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định trong quá trình thi công, xây dựng.

Ống khói máy phát điện là gì?

Ống khói máy phát điện là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống thoát khí thải. Toàn bộ phần ống khói thường được cấu thành từ ống thép mạ kẽm, có độ dày tiêu chuẩn. Phía ngoài được bọc bảo ôn bằng bông thủy tinh tải trọng 80-100kg/m3 và bảo vệ bởi một lớp inox cao cấp.

Đi kèm ống khói máy phát điện là bộ lọc khói giúp nồng độ khí độc hại trong ngưỡng cho phép. Bộ lọc cũng được làm từ thép không gỉ, chống ăn mòn nên có tuổi thọ lâu dài. Sản phẩm cần được chế tạo sao cho phù hợp với báo cáo thử nghiệm số hiệu 2599209 theo quy định từ Ban tiêu chuẩn sản phẩm Singapore.

Tiêu chí xây dựng, thi công hệ thống ống khói máy phát điện

Một hệ thống ống khói máy phát điện tiêu chuẩn cần đáp ứng một số tiêu chí sau:

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp thử

QCVN 19:2009/BTNMT/B

CO

Mg/Nm3

TCVN 7242:2003

≤ 1000

SO2

Mg/Nm3

US EPA method 6

≤ 500

NO2

Mg/Nm3

US EPA method 6

≤ 850

Bụi tổng

Mg/Nm3

US EPA method 6

≤ 200

quy định chiều cao ống khói máy phát điện

Thiết kế ống khói máy phát điện góp phần giảm thiểu lượng khí thải độc gây hại ra ngoài môi trường

Một số tiêu chuẩn kỹ thuật khi xây dựng phòng đặt máy phát điện

Ngoài ra các đơn vị cần đặc biệt chú ý đến kích thước phòng máy, khu vực tiêu âm, cấp dầu hay giảm chấn khi lắp đặt và xây dựng ống khói máy phát điện,... Cụ thể như sau:

Kích thước phòng máy

Kỹ thuật viên tiến hành xây dựng phòng máy phát điện dựa trên kích thước máy phát. Cụ thể:

  • Chiều rộng phòng máy = chiều rộng máy phát + khoảng cách 2 bên máy với tường (khoảng cách tối thiểu mỗi bên là 800mm). Nếu có ý định xây dựng phòng có đặt bồn chứa dầu dự phòng hoặc những tủ khác, cần tính thêm chiều rộng của bồn chứa dầu và tủ.
  • Chiều dài phòng máy = chiều dài máy + chiều dài tiêu âm gió vào và gió ra + chiều dài chụp thoát gió + khoảng trống tối thiểu 1000mm.
  • Chiều cao phòng máy = chiều cao máy + chiều cao ống khói và bô giảm thanh + khoảng trống tối thiểu 1000mm.

Bệ máy và giảm chấn

Đối với những thiết bị máy phát điện công suất nhỏ, không nhất thiết phải xây dựng bệ máy. Tuy nhiên đối với những model công suất lớn, cần làm bệ máy hoặc lắp thêm lò xo giảm chấn để đảm bảo sàn nhà chịu được lực tác động khi máy vận hành.

Bệ máy thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép với chiều dày 10-30cm. Kích thước bệ máy sẽ lớn hơn kích thước tổng thể của máy mỗi bên 10-50cm để có thể lắp lò xo giảm chấn và vị trí đứng cho người vận hành. Một số máy phát điện công suất lớn sẽ được lắp thêm lò xo giảm chấn để đảm bảo máy không rung lắc quá nhiều, tác động trực tiếp lên mặt sàn. Lò xo giảm chấn sẽ đảm bảo tải trọng lớn gấp 2 lần tải trọng máy.

Ví dụ: Máy phát điện 1100kva có tải trọng 8 tấn. Ta cần lắp 8 lò xo giảm chấn cho máy phát, mỗi bên máy sẽ lắp 4 lò xo, mỗi lò xo cần có khả năng chịu được tải trọng tối thiểu 2 tấn.

bộ lọc khói máy phát điện

Máy phát điện công suất lớn được xây dựng thêm bệ giảm chấn để đảm bảo sàn chịu được lực khi máy vận hành

Hệ thống phòng tiêu âm

Tại một số công trình gần khu dân cư, bệnh viện, trường học hay khu vực đông người, máy phát điện cần hoạt động với độ ồn thấp để không gây ô nhiễm tiếng ồn. Do đó, phòng máy phát điện cần có hệ thống tiêu âm hoặc sử dụng bô giảm thanh cho máy. Hệ thống tiêu âm sẽ bao gồm:

  • Tiêu âm tường, trần phòng máy: cấu tạo từ khung thép, vải bọc chống cháy, bông thủy tinh tỷ trọng 80-100kg/m3, tôn đột lỗ. Độ dài tiêu âm là 80-100mm.
  • Khối tiêu âm đầu vào, đầu ra: làm các các chất liệu tương tự trần và tường, ghép thành các khối đan xen nhau nhằm giảm tiếng ồn gió vào. Khối tiêu âm đầu vào sẽ có điện tích gấp 1,5 lần điện tích két nước, khối đầu ra sẽ bằng 1,1-1,3 lần diện tích két nước.
  • Bộ giảm thanh sơ cấp và thứ cấp: có cấu tạo phía ngoài bằng thép, bên trong là bông thủy tinh, cùng bọc chống cháy và tôn đột lỗ.
  • Cửa chớp gió: cấu tạo từ thép, được hàn thành các nan chớp với mục đích lấy gió từ ngoài vào vả xả khí nóng ra môi trường.

Hệ thống cấp dầu

Những chiếc máy phát điện công suất lớn dùng cho công nghiệp thường dùng để vận hành các hệ thống máy móc sản xuất lớn và không thể dừng. Do đó, máy cần có bình chứa nhiên liệu lớn để không gián đoạn quá trình vận hành.

Cụ thể, chúng ta cần phải thiết kế bồn chứa nhiên liệu dưới khung sắt si. Tùy theo công suất và khả năng tiêu thụ nhiên liệu mà chúng ta sẽ tính toán dung tích bộ chứa dầu thích hợp cho máy. Thông thường, sẽ có hai hệ thống cấp dầu được sử dụng phổ biến như sau:

  • Hệ thống 1 bồn dầu: đấu nối trực tiếp đường ống dẫn dầu, nước thăm dầu và các van đóng mở. Động cơ sẽ tự động lấy dầu cấp cho hoạt động của máy mà không cần sử dụng hệ thống bơm.
  • Hệ thống 2 bồn trở lên: cần có hệ thống bơm dầu tự động để cấp dầu từ bồn dự trữ đến bồn dầu ngày.

ống thoát khói máy phát điện

Bồn dầu ngày máy phát điện

Tiếp địa phòng máy

Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành thì những chiếc máy phát điện cần được thực hiện nối đất hay chính là tiếp địa. Phòng máy phát điện sẽ được lắp đặt hệ thống nối đất:

  • Hệ thống tiếp địa trung tính: Rnd <= 4 W.
  • Hệ thống tiếp địa an toàn cho vỏ máy biến áp, vỏ tủ hạ thế và các thiết bị điện khác.

Hệ thống nối đất sẽ bao gồm các tầm nối đất và dây nối. Tất cả các vật liệu trung tính, vỏ máy, giá đỡ, tủ hạ thế, cửa thép và những vật liệu bằng thép đều sẽ được nối đất để đảm bảo an toàn về điện.

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng được thiết kế với công tắc lắp đặt ngay cửa ra vào. Dây dẫn là loại dây bọc PVC tiết diện 2x1,5mm2 luồn trong ống thép. Phòng đặt máy cần được thiết kế sao cho không bị lấp sáng, đảm bảo ánh sáng đủ cho quá trình vận hành cũng như bảo trì và bảo dưỡng máy.

Phòng chống cháy nổ

Phòng máy phát điện cần phải được trang bị bình cứu hỏa. Khi có cháy nổ, thì cần ngắt ngay nguồn điện. Sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, sau đó tiến hành sơ cứu những người bị thương rồi đưa đến cơ sở ý tế gần nhất để sơ cứu, chữa trị, bảo vệ hiện trường. Nếu như đám cháy, quá lớn, lan rộng khiến không thể dập tắt bằng bình cứu hỏa mini, hãy gọi ngay cho lực lượng PCCC và chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong phòng đặt máy phát điện không được để những nguyên liệu, vật liệu dễ cháy nổ để đảm bảo an toàn.

Phòng chống cháy nổ tại phòng máy phát điện

Phòng chống cháy nổ với bình cứu hỏa tại phòng máy phát điện

Trên đây là những thông tin tổng hợp về ống khói máy phát điện. Vì khí thải của dòng máy phát điện rất nguy hiểm, cho nên bạn cần phải nắm vững những nguyên tắc về máy phát để có thể vận hành một cách an toàn nhất. Nếu như các bạn còn vấn đề thắc mắc, cần tư vấn thì vui lòng liên hệ hotline 0989 937 282 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khóa » Cách Tính Chiều Cao ống Khói Máy Phát điện