1 Quả Chuối Cau Bao Nhiêu Calo? Ăn Chuối Cau Có Béo Không?
Có thể bạn quan tâm
Chuối cau bao nhiêu calo? Chuối cau là loại chuối nhỏ có màu vàng, mùi vị thơm ngon và cực kỳ giàu chất dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy chuối cau có bao nhiêu calo? Ăn nhiều chuối cau có tăng cân không? Cùng Viện thẩm mỹ DIVA tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
1. Chuối cau bao nhiêu calo?
Chuối cau là loại chuối có kích thước khá nhỏ nên hàm lượng calo cũng sẽ thấp hơn so với một số loại khác, trung bình khoảng 100 calo/1 quả chuối. Tuy nhiên, chuối cau bao nhiêu calo cũng vẫn tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng từng quả, cụ thể:
Loại chuối cau | Trọng lượng (g) | Kích thước (cm) | Lượng calo |
Rất nhỏ | ~ 81 | dưới 15 | 72 |
Nhỏ | ~ 101 | 15 – 18 | 90 |
Trung bình | ~ 118 | 18 – 20 | 105 |
Lớn | ~ 136 | 20 – 23 | 121 |
Rất lớn | ~ 152 | trên 23 | 135 |
Như vậy, dựa vào bảng trên thì với câu hỏi “100g chuối cau bao nhiêu calo?”, câu trả lời sẽ là khoảng 90 calo. Bên cạnh đó, chuối cau có bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào độ chín của quả. Với những quả chuối chín sẽ chứa trên 100 calo, cao hơn so với chuối sống (dưới 100 calo). Bởi chuối chín chứa nhiều đường hơn, trong khi chuối sống lại có lượng tinh bột, kháng tinh bột cao. Tương tự chuối cau luộc bao nhiêu calo? Để luộc thì cần sử dụng chuối cau sống nên lượng calo sẽ dưới 100 calo.
2. Thành phần dinh dưỡng có trong chuối cau
Sau khi giải đáp chuối cau bao nhiêu calo, tiếp theo chuyên gia sẽ phân tích về những thành phần khác và tác dụng đối với cơ thể của loại trái cây này. Trong đó, ngoài hàm lượng calo thì chuối cau cũng được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng mang lại (dựa trên lượng hấp thu hàng ngày của cơ thể – RDI), có thể kể đến như:
– Kali: 12%.
– Vitamin B6: 20%.
– Vitamin C: 17%.
– Magiê: 8%.
– Đồng: 5%.
– Manga: 15%.
– Chất xơ: 3,1g.
Với những thành phần dinh dưỡng trên, chuối được đánh giá là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe cơ thể:
– Tốt cho sức khỏe tim mạch: Chuối giàu kali nên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, thành phần flavonoid – chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào giúp làm sạch đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
– Tốt cho thận: Ăn chuối 4 – 6 lần/tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận lên đến 50%.
– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Ăn chuối chín vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường trong máu, ngoài ra, thành phần bột kháng còn giúp làm giảm lượng đường.
– Phát triển cơ bắp: Người tập gym ăn chuối sẽ giúp việc tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ cơ bắp phát triển, đồng thời giảm tình trạng mất nước trong quá trình tập luyện.
Từ khóa » Chuối Cau Nhỏ
-
Các Loại Chuối Phổ Biến Hiện Nay Và Cách Phân Biệt Từng Loại
-
Chuối Cau Có Tác Dụng Gì: 6 Tác Dụng Khi Sử Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Chuối Cau Nhỏ Xinh,... - Hoa Quả Sạch Thanh Hoá - GoldFruit
-
Chuối Cau Là Chuối Gì? So Sánh Chuối Cau Và Chuối Ngự ... - NgonAZ
-
Công Dụng Mà Chuối Cau Mang Lại - VinFruits
-
Chuối Cau - Trái Cây - Tấn Lộc Fruit
-
Điểm Danh Các Tác Dụng Của Chuối Cau - Elipsport
-
Chuối Cau - Hoàng Long Garden - Giống Cây Trồng Cây ăn Trái
-
Cây Giống Chuối Cau | Shopee Việt Nam
-
Chuối Và Sức Khỏe Sinh Lý Của Nam Giới
-
'Cậu Nhỏ' Cong Như Trái Chuối, Chuyện ấy Thế Nào? - VietNamNet
-
Lượng Calo Trong Chuối | Vinmec
-
Chuối Cau Nhỏ