1.Sẹo Lồi Là Gì? - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
Có thể bạn quan tâm
1.Sẹo lồi là gì?
- Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.
- Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức. Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.
- Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp ... mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ...).
- Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.
2. Nguyên nhân có thể gây ra sẹo lồi là gì?
Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:
- Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn... khiến có quá trình lành thương gặp khó khăn. Các phản ứng viêm có thể kích thích hoạt động các nguyên bào sợi gây hình thành sẹo.- Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi ở những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng và khó khăn hơn, cần lưu ý hơn về những người khác từ cách điều trị vết thương và ăn uống.
- Do chấn thương không được xử lý đúng cách: Khi có vết thương, cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương. Khi băng bó vết thương cũng không được căng hay chùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vùng vết thương, da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.
- Do quá trình cạy, nặn mụn không đúng cách: Với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Nặn mụn không đúng vệ sinh khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
- Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: Trong thời gian có vết thương và vết thương đang hồi phục, nên hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, thức ăn, chế phẩm từ nếp....
3. Cần làm gì để phòng ngừa sẹo lồi?
Để ngăn ngừa sẹo sau những tổn thương ở da, cần biết cách chăm sóc vết thương đúng cách. Điều này giúp chữa lành vết thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo. Nên sử dụng các biện pháp sau để chữa trị vết thương và ngăn chặn sự phát triển của sẹo lồi:
- Băng bó vết thương mới với một lớp sáp dưỡng ẩm. Ép chặt băng để tạo áp lực trên bề mặt vết thương. Vệ sinh sạch sẽ khu vực tổn thương tránh nhiễm trùng thứ phát
- Sau khi vết thương hồi phục, nên sử dụng băng gel silicone. Điều này giúp ngăn ngừa sự phát triển của sẹo lồi. Băng vết thương từ 12–24 giờ mỗi ngày, trong vòng 2–3 tháng vì sẹo lồi mất khoảng gần 3 tháng để phát triển.
4.Các phương pháp nào giúp điều trị sẹo lồi
- Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào đảm bảo thành công tuyệt đối. Nhiều báo cáo điều trị thành công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.
- Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi:
- Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi. Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng.
- Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
- Các phương pháp điều trị thẩm mỹ nội khoa:
a. Tiêm Steroid
- Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin _ chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen
- Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tình trạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolone vào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới
- Có thể tiêm lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1-2 tháng tùy theo diễn tiến của sẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân hay không
- Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả
- Phương pháp tiêm Steroid được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế.
b. Ánh sáng trị liệu
- Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau trị liệu, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.
- Laser 1064nm Nd:YAG (Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet), công nghệ Pico fractional có ảnh hưởng đến sự tái tạo collagen. Cơ chế chính của Laser 1064nm Nd:YAG Pico fractional trong sự tái tạo collagen dựa trên sự phân hủy quang học do laser gây ra (Laser induced optical breakdown -LIOB). Chùm năng lượng Laser được tập trung bởi thấu kính microlens, tạo ra và giải phóng các điện tử tự do. Sau đó, các điện tử tự do này lại hấp thụ năng lượng từ chùm tia Laser và các điện tử tự do thứ hai được tạo ra. Chuỗi phản ứng dây chuyền tạo ra các điện tử tự do này dẫn đến sự hình thành plasma ion hóa. Kết quả là, một không bào được tạo ra ở lớp thượng bì. Bằng cách hình thành lỗ hổng ở lớp thượng bì và trung bì, Laser Nd:YAG pico fractional khiến các sợi collagen bị co lại, dẫn đến tái tạo collagen, elastin, dẫn đến tái tạo bề mặt sẹo.
- Ánh sáng cường độ cao dạng xung IPL (Intese pulsed light) bước sóng 560-590nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Ánh sáng bước sóng này gây hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.
- Tuy nhiên, vẫn cần phối hợp tiêm Triamcinolone trong tổn thương với các lựa chọn công nghệ ánh sáng để có thể làm tăng hiệu quả điều trị sẹo lồi
5. Người bệnh sẹo lồi cần chăm sóc da tại nhà như thế nào?
- Hạn chế bia rượu và chất kích thích sau khi điều trị sẹo lồi
- Những thức ăn nên tránh: Cần hạn chế một số loại đồ ăn như: Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng sẽ khiến vết thương mưng mủ, lâu lành. Trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben. Rau muống tăng sinh tế bào gây lồi. Hải sản dễ kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu
- Dưỡng da hàng ngày: Tránh tiếp xúc quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời, giữ vệ sinh, băng gạc mỏng bên ngoài để vùng da sau khi điều trị sẹo lồi không bị nhiễm bụi bẩn gây tổn thương da. Không sử dụng bừa bãi các loại mỹ phẩm dưỡng da có thể gây hại đến làn da sau khi trị sẹo lồi
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Tái khám và điều trị sẹo lần kế tiếp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Từ khóa » đi Là Sẹo Lồi
-
Là Phẳng Sẹo Lồi Có An Toàn Và Hiệu Quả? - Vinmec
-
Điểm Danh Những Phương Pháp Chữa Sẹo Lồi Hiệu Quả Và An Toàn
-
Sẹo Lồi: Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Điều Trị Sẹo Lồi Và Sẹo Phì đại
-
Như Thế Nào Là Sẹo Lồi? Cách điều Trị Sẹo Lồi
-
4 Phương Pháp Trị Sẹo Lồi được Chuyên Gia Da Liễu Khuyên Dùng
-
[Giải Đáp] Trị Sẹo Lồi Bằng Laser Có An Toàn Và Hiệu Quả Không?
-
Có Nên Là Sẹo Lồi Không? Phương Pháp Nào Dành Cho Bạn
-
Là Phẳng Sẹo Lồi - VnExpress Sức Khỏe
-
Sẹo Lồi Trên Da - Cách Nào để Chữa?
-
Xoá Sẹo Lồi Bằng Laser | An Toàn & Hiệu Quả Tối Đa
-
Trị Sẹo Lồi Bằng Công Nghệ Ella- Xóa Sạch Sẹo Lâu Năm Chỉ Sau 1 Lần
-
Nên Trị Sẹo Lồi Tại Bệnh Viện Da Liễu Hay Thẩm Mỹ Viện? | Doctor Scar
-
10 Mẹo Cách Trị Sẹo Lồi Tại Nhà Hiệu Quả - Dermatix® Ultra