1 Số Lưu ý Khi Truyền Nước Biển Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Truyền nước biển là phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc điều trị và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe vì thực hiện dễ dàng và đem lại hiệu quả cao. Rất nhiều người có thói quen truyền nước biển tại nhà tuy nhiên nếu chúng ta lạm dụng hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Truyền nước biển là gì?
Truyền nước biển là kỹ thuật tiêm truyền các chất dinh dưỡng có lợi vào cơ thể thông qua dụng cụ kim truyền vào đường tĩnh mạch. Dịch truyền là dung dịch hòa tan gồm nhiều chất dinh dưỡng với dung môi chủ yếu là nước cất. Trong một số trường hợp, dung môi có thể là chất khác để có thể hòa tan được các dược chất không tan trong nước.
Truyền nước biển thường được dùng cho những người bệnh bị mất khả năng tự ăn uống, người bị suy kiệt và người gặp các vấn đề về sức khỏe cần bổ sung dinh dưỡng, điện giải hoặc một số chất đặc biệt.
Có những loại dịch truyền nào?
Rất nhiều người trong chúng ta đã từng truyền nước biển nhưng không phải ai cũng biết dịch truyền có bao nhiêu loại. Trên thực tế, có khoảng 20 loại dịch truyền phổ biến mà chúng ta có thể dùng để truyền nước biển tại nhà, chúng được phân thành ba nhóm chính:
Nhóm 1: Cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể
Những loại dịch truyền dinh dưỡng được sử dụng cho người bị suy kiệt, người bệnh mất khả năng ăn uống, người bệnh trước và sau phẫu thuật. Các loại dịch truyền phổ biến thuộc nhóm dịch truyền dinh dưỡng bao gồm: đường (glucoza, dextrose), vitamin (alversin 40, amino – plasmal 5%, amigolg 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…), chất béo, chất đạm.
Nhóm 2: Cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể
Nhóm dịch truyền này được chỉ định cho những người bệnh bị mất nước, mất máu do các nguyên nhân như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, ói mửa… Một số cái tên có thể kể đến như: dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%…
Nhóm 3: Dịch truyền đặc biệt
Nhóm dịch truyền này chứa các chất đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử… dùng cho những người bệnh cần bổ sung ngay albumin hoặc dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Mỗi nhóm dịch truyền được dành riêng cho các đối tượng khác nhau. Vì vậy trước khi tự ý sử dụng chúng để truyền nước biển tại nhà, chúng ta cần tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Khi nào cần truyền nước biển? Có thể truyền nước biển tại nhà được không?
Cơ thể chúng ta có đều có những chỉ số các chất đạm, đường, muối, chất điện giải… và chúng phải nằm trong ngưỡng nhất định cơ thể mới khỏe mạnh bình thường.
Nếu như các chỉ số đó vì một lý do nào đó bị thấp hơn hẳn ngưỡng cho phép thì lúc này chúng ta cần bổ sung bằng đường ăn uống hoặc dùng phương pháp truyền nước biển. Việc lựa chọn phương pháp nào cần dựa vào các kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh.
Trong trường hợp xác định được chất bị thiếu hụt và bác sĩ cho phép, người bệnh hoàn toàn có thể truyền nước biển tại nhà để bổ sung.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp có thể truyền nước biển ngay mà không cần chờ kết quả xét nghiệm. Ví dụ như khi người bệnh bị mất nước do tiêu chảy, nôn nhiều, bị ngộ độc, mất nhiều máu, bị suy dinh dưỡng nặng…
Bác sĩ cũng khuyến cáo những trường hợp thiếu chất không quá nghiêm trọng và người bệnh có thể ăn uống bình thường thì không nên tự ý truyền nước biển tại nhà mà nên bổ sung bằng cách ăn uống.
Một số rủ ro thường gặp khi truyền nước biển tại nhà
Việc tự ý truyền nước biển tại nhà khi không chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến một số phản ứng như sau:
Phản ứng ngay tại vị trí truyền dịch
Biểu hiện của việc phản ứng tại vị trí truyền dịch là vùng da tiếp xác với kim truyền bị sưng, phù, đỏ, đau. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nặng nề là viêm tĩnh mạch. Phản ứng tại vị trí truyền dịch thường gặp khi truyền các loại dung dịch nước biển ưu trương.
Một số trường hợp tự truyền nước biển tại nhà thậm chí bị hoại tử vùng cắm kim truyền do cắm chệch ven vì người thực hiện không có chuyên môn.
Phản ứng toàn thân
Việc tự truyền nước biển tại nhà khi chưa có kết quả xét nghiệm dễ dẫn tới truyền không đúng loại dưỡng chất cần thiết hoặc truyền lượng dịch quá nhiều khiến cơ thể bị thừa chất, gây ra rối loạn điện giải, dị ứng, phù nề, suy tim, suy hô hấp, tràn dịch màng bụng…
Tệ hơn, nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng sốt cao, khó thở, tím tái… Đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ – tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, việc tự truyền nước biển tại nhà nếu như không được thực hiện đúng kỹ thuật đảm bảo các dụng cụ vô trùng sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh về máu nguy hiểm như viêm gan B, C, HIV/AIDS…
Những điều cần lưu ý khi truyền nước biển tại nhà
Về bản chất dịch truyền chính là một loại thuốc. Vì vậy, việc truyền nước biển tại nhà cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một số lưu ý khi truyền nước biển tại nhà:
– Không tự ý truyền nước biển tại nhà khi người bệnh có tiền sử bị suy thận cấp, mãn tính, suy tim, viêm gan nặng, suy gan, tăng kali huyết, urê huyết, toan huyết…
– Kiểm tra dụng cụ truyền đảm bảo vô trùng.
– Sát trùng kỹ vùng da cắm kim truyền.
– Không sử dụng các loại dịch truyền không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng hay dịch truyền có tình trạng kết tủa, vón cục, màu sắc kỳ lạ.
– Không tự ý pha chế dịch truyền với các loại thuốc hoặc dịch truyền khác. Việc kết hợp dịch truyền với các loại thuốc chỉ được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Trong quá trình truyền nước biển tại nhà nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường như tím tái, khó thở, sốt, rét run… cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức vì sốc phản vệ thường diễn biến rất nhanh, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nếu không được xử trí kịp thời.
Dịch vụ truyền nước biển tại nhà của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Nhằm phục vụ nhu cầu tiêm truyền tại nhà của người bệnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Người bệnh muốn truyền nước biển tại nhà an toàn, hiệu quả chỉ cần gọi điện, Bệnh viện sẽ cử nhân viên y tế đến tận nhà để tư vấn, truyền và theo dõi quá trình truyền đảm bảo người bệnh an toàn.
Dịch vụ truyền nước biển tại nhà của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
Ngoài ra Bệnh viện đã thiết kế những gói khám chuyên khoa phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh.
Click để xem chi tiết các gói khám:
Gói khám tầm soát ung thư nam
Gói khám tầm soát ung thư nữ
Gói khám sàng lọc các bệnh về máu
Gói khám bệnh lý tiểu đường và tuyến giáp
Gói khám chức năng gan mật
Gói xét nghiệm tại nhà
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org
Người bệnh có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà xin vui lòng liên hệ:
Tổng đài chăm sóc khách hàng 1800 888 989 (Miễn phí cước gọi)
Theo dõi thông tin y tế tại: https://benhviendakhoatinhphutho.vn
Từ khóa » Truyền Nước Biển Và đạm
-
Truyền Dịch (đạm) Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Khi Nào Cơ Thể Cần Truyền Nước Và Các Loại Dịch Truyền Phổ Biến?
-
Truyền Nước Biển: Tuyệt đối đừng Lạm Dụng! - Hello Bacsi
-
Truyền Nước Biển Nhiều Có Hại Không | BvNTP
-
Lợi Và Hại Của Truyền Dịch
-
Truyền đạm Có Tác Dụng Gì? Có Nên Truyền đạm Hay Không?
-
Truyền Nước Biển Là Gì? Cơ Thể Suy Nhược Có Nên Lạm Dụng?
-
Ai Nên Cẩn Trọng Khi Truyền Dịch?
-
Truyền “nước Biển” Có Phải Lúc Nào Cũng Tốt? - Tuổi Trẻ Online
-
Khi Nào Cần Vô "nước Biển"? - Tuổi Trẻ Online
-
Giải đáp Thắc Mắc: Truyền Nước Biển Có Mập Không? - Wheyshop
-
Truyền Dịch - Khi Nào Cần?
-
Truyền Nước Có Tác Dụng Gì? Truyền Nước Có Tốt Không?