1. Thoát Vị Bẹn Là Gì?

Loading ... Loading ...

Phiếu tóm tắt thông tin điều trị thoát vị bẹn

04/03/2021 13:56:00

1. Thoát vị bẹn là gì? Thoát vị bẹn là sự trồi ra của các thành phần trong ổ bụng hoặc mỡ tiền phúc mạc qua những chỗ khuyết của thành bụng ở vùng bẹn. Sự hình thành hình những chỗ khuyết thành bụng dẫn đến thoát vị có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Thoát vị bẹn có thể bị 1 hoặc 2 bên. Hầu hết các trường hợp thoát vị bẹn ở người lớn đều có triệu chứng. Chỉ một số ít trường hợp là không có triệu chứng. Đối với người lớn, từ 18 tuổi trở lên, thoát vị bẹn không bao giờ tự thoái lui. Ngay cả trong nhóm người bệnh thoát vị bẹn nhỏ, không có triệu chứng, mặc dù chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng cũng có một số báo cáo về kết quả theo dõi, không can thiệp phẫu thuật, ở thời điểm người bệnh được chẩn đoán. Tuy nhiên theo kết quả thống kê sau 5 năm, có tới 70% các trường hợp trong nhóm những người bệnh này cần phải phải phẫu thuật điều trị. Cách điều trị duy nhất cho những trường hợp thoát vị bẹn ở người lớn là phẫu thuật. Có hai ngả tiếp cận phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn ở người lớn là tiếp cận ngả trước (mở mở) và tiếp cận ngả sau (mổ nội soi) 2. Mục đích điều trị thoát vị bẹn: Mục đích của điều trị là giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra khi tạng thoát vị bị kẹt hay nghẹt như: tắc ruột, thiếu máu ruột, hoại tử ruột, … Mục tiêu của việc điều trị là giải phóng tạng thoát vị, lấy túi thoát vị và và phục hồi thành bẹn nhằm tránh tái phát sau này. 3. Chỉ định điều trị: Điều trị thoát vị bẹn bao gồm điều trị bảo tồn, không mổ và điều trị phẫu thuật. Điều trị bảo tồn là theo dõi diễn tiến của người bệnh và điều trị các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoát vị bẹn như: ngưng hút thuốc lá, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi thoát vị bẹn có biến chứng như thoát vị kẹt, thoát vị nghẹt, tắc ruột hoặc khi thoát vị bẹn có triệu chứng hoặc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Đối với thoát vị bẹn ở người lớn, giới tính là nam, thuộc nhóm thoát vị bẹn không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì có thể xem xét điều trị bảo tồn. Các trường hợp thoát vị bẹn còn lại ở nam và thoát vị bẹn ở nữ (dù thuộc dạng có hay không có triệu chứng) thì cũng đều có chỉ định điều trị phẫu thuật. Đối với thoát vị bẹn nghẹt thì phải mổ cấp cứu. Đối với thoát vị bẹn có biến chứng tắc ruột thì phải mổ cấp cứu. Đối với thoát vị bẹn kẹt thì các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của thế giới cũng như của Châu Âu hay Châu Á đều khuyến cáo cố gắng đẩy tạng thoát vị lên trên và mổ chương trình. Đối với các trường hợp thoát vị bẹn có triệu chứng khác thì mổ chương trình. Theo khuyến cáo của Hội thoát vị châu Âu, Hội thoát vị châu Á và Hội thoát vị thế giới, một số phương pháp mổ phục hồi thành bẹn bằng lưới được khuyến cáo trong từng trường hợp được chỉ định cụ thể như sau: - Đối với những trường hợp người bệnh có nguy cơ cao khi thực hiện gây mê toàn thân để tiến hành phẫu thuật phục hồi thành bẹn bằng lưới qua ngả phẫu thuật nội soi thì phương pháp phục hồi thành bụng bằng lưới qua ngả mổ mở là lựa chọn tốt nhất. - Đối với những trường hợp thoát vị bẹn lần đầu (nguyên phát), một bên thì có thể lựa chọn ngả tiếp cận mổ mở theo Lichtenstein hoặc ngả tiếp cận nội soi khoang tiền phúc mạc (TEP). - Đối với những trường hợp thoát vị bẹn lần đầu và hai bên thì nên chọn ngả tiếp cận qua phẫu thuật nội soi để đặt lưới bao gồm nội soi khoang tiền phúc mạc (TEP) hoặc nội soi hoàn toàn trong ổ bụng (TAPP). - Đối với thoát vị bẹn ở nữ, phương pháp phẫu thuật được khuyến cáo là phẫu thuật nội soi phục hồi thành bẹn bằng lưới, TEP hoặc TAPP. Bởi vì thoát vị bẹn ở nữ thường có kèm theo thoát vị đùi. Tiếp cận qua phẫu thuật nội soi ngoài việc thám sát được thoát vị bẹn trực tiếp hay gián tiếp thì còn thám sát được cả thoát vị đùi thì việc đặt lưới có hiệu quả che phủ cả lỗ thoát vị bẹn trực tiếp, lỗ thoát vị bẹn gián tiếp và lỗ thoát vị đùi. Trong khi đó, nếu tiếp cận ngả trước, mổ mở, thì chỉ thám sát được thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp cũng như chỉ đặt lưới che phủ được thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp mà thôi. - Đối với những trường hợp thoát vị bẹn tái phát thì phương pháp mổ được khuyến cáo là phục hồi thành bẹn bằng lưới với ngả tiếp cận ngược với ngả tiếp cận lần đầu. Trong trường hợp, lần mổ đầu đặt lưới theo ngả trước thì lần mổ tái phát nên tiếp cận bằng ngả sau và ngược lại. Chuẩn bị trước phẫu thuật (Ngày nhập viện) BS điều trị hỏi bệnh sử, thăm khám, làm xét nghiệm và cận lâm sàng liên quan Xét nghiệm máu: Creatinine, GOT, GPT, Bilirubin TP, Bilirubin LH, Lipase hoặc Amylase, Albumin, ion đồ, TPTTBM, đông máu (TQ, TCK, Fibrinogen), nhóm máu, viêm gan B, C, HIV Chụp X-Quang ngực Siêu âm bụng CT scan bụng hoặc MRI bụng nếu cần Khám tiền mê, chu phẫu, các chuyên khoa liên quan (tim mạch, nội tiết, hô hấp …) BS tiền mê sẽ giải thích các vấn đề liên quan đến gây mê Lên lịch mổ BS điều trị giải thích bệnh, phương pháp điều trị, nguy cơ tai biến, biến chứng phẫu thuật à kí cam kết phẫu thuật Điều dưỡng dặn dò chế độ ăn uống, 1 vài loại thuốc cần ngưng nếu có. BS đánh dấu vùng mổ Ngày phẫu thuật Thường là ngày thứ 2 nhập viện nếu không có các vấn đề nội khoa cần điều chỉnh Chuyển khu phòng mổ (lầu 2) khi có phòng mổ Thay đồ phẫu thuật Vào phòng mổ Gây mê Phẫu thuật Chuyển phòng hồi tỉnh Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: khoảng 2 – 6 tiếng Chuyển khoa ngoại khi tình trạng ổn Sauphẫu thuật Người bệnh thường được xuất viện sau phẫu thuật từ 6 – 24 giờ khi tình trạng bệnh ổn Những vấn đề thường gặp sau phẫu thuật Buồn nôn, nôn, chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc gây mê Đau vết mổ Tụ dịch… Có thể uống nước yến, ăn cháo sau mổ 6 giờ Có thể tháo băng và tắm vào ngày hôm sau Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 tuần: đi xe, chạy bộ,… Cắt chỉ sau 1 tuần – 10 ngày Tái khám và gặp lại BS phẫu thuật sau 1 tháng 4. Nguy cơ của phẫu thuật ? Nguy cơ phẫu thuật chung: Chảy máu, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ,…. Nguy cơ mở mổ thoát vị bẹn: Tụ dịch, tụ máu, tổn thương bó mạch sinh dục, ống dẫn tinh, thần kinh (đau mạn tính), mạch máu, ruột, thoát vị lổ trocar 5. Chăm sóc và theo dõi sau mổ như thế nào ? Người bệnh sẽ được theo dõi và chăm sóc tại phòng hồi tỉnh sau hậu phẫu. Ngày 1 sau phẫu thuật: Người bệnh có thể xuất viện nếu không đau nhiều. Sinh hoạt tại nhà: Ăn thức ăn dễ tiêu, hạn chế táo bón; Sinh hoạt bình thường, được vận động mạnh sau 4-6 tuần. Chăm sóc theo dõi tại nhà: Theo dõi các triệu chứng đau, sốt, tụ dịch, máu vùng mổ. Nếu có các triệu chứng: Đau nhiều vùng mổ, sốt, ớn lạnh, mệt, đau quặn bụng…thì nên tái khám sớm.

Các tin đã đăng

  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Polyp túi mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị Sỏi đường mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị viêm đường mật(02/07/2022)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị sỏi túi mật(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị mở ống mật chủ dẫn lưu Kehr(04/03/2021)
  • Phiếu tóm tắt thông tin điều trị u gan bằng phẫu thuật(04/03/2021)

E-Brochure Bệnh viện

Video quá trình phát triển bệnh viện

Videos chuyên đề

Fanpage Facebook Bệnh viện Đại học Y Dược

Bệnh viện Đại học Y Dược
  • Tin đọc nhiều nhất

  • Các Web liên kết

Loading ...
  • Website Đại học Y Dược TP.HCM
  • Website TTHL Phẫu thuật nội soi
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 2
  • Website Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Cơ sở 3
  • Website Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
  • Lịch mổ
  • Lịch khám bệnh
  • Hội bệnh Parkinson
  • Khoa da liễu - Thẩm mỹ da
  • Khoa Tạo hình thẩm mỹ

Thông tin từ báo chí

Loading ...

Góc tri ân

Loading ...

Thư viện ảnh

×

Modal Header

Some text in the modal.

Đóng

Từ khóa » Thoát Vị Bẹn Trái Là Gì