#1 [Thực Đơn Ăn Dặm] Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Của Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng - Đối với trẻ nhỏ có độ tuổi từ 0 tháng tuổi đến 1 tuổi là giai đoạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng ngoài việc cho uống sữa mẹ thường xuyên, thì đến giai đoàn 5-7 tháng tuổi là bố mẹ bắt đầu cho con tập ăn dặm. Nhiều cha mẹ còn bỡ ngỡ trong việc cho con ăn dặm như thế nào là đúng cách và nguyên tắc như thế nào là đúng? Vậy các chuyên gia FaGoMom đưa ra một số nguyên tắc giúp bạn tham khảo sau:
Nguyên tắc ăn dặm dành cho bé 7 tháng tuổi
Mặc dù trẻ được 7 tháng tuổi đã bắt đầu được cho ăn dặm nhưng mẹ phải luôn duy trì việc bú sữa mẹ, các chuyên gia luôn khuyến cáo việc cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.
Cho trẻ ăn theo nguyên tắc sẽ đảm bảo được chất dinh dưỡng
- Lúc này trẻ ăn dặm và ăn thức ăn mặn, được nấu chín nhưng mẹ không nêm cho gia vị vào thức ăn.
- Trong việc nấu bữa ăn cho trẻ cha mẹ nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:7 tức là 10gr gạo thì cần nấu với 70ml nước.
- Trong giai đoạn 7 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu bước sang giai đoạn ăn mặn và bắt đầu kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ…
- Bữa ăn của trẻ cha mẹ cần đa dạng món ăn cho trẻ đặc biệt mẹ nên thêm nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
Lý do nên cho trẻ ăn dặm khi được 7 tháng tuổi
Trong giai đoạn 7 - 8 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thay vì chỉ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Bởi vì trong giai đoạn này nhiều mẹ đã đi làm việc trở lại nên việc bú sữa mẹ sẽ bị gián đoạn.
Vì thế sữa mẹ sẽ dần ít đi hoặc trẻ sẽ uống sữa thay thế ít đi, tuy nhiên vậy mẹ vẫn đảm bảo cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế với tần suất 3-5 lần /ngày.
Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế với tần suất 3-5 lần/ngày khi trẻ được 7-8 tháng tuổi.
- Lúc này trẻ đang tập dần với sự phát triển của cơ thể biết bò, rồi mọc răng vì thế cơ thể vận động nhiều nên trẻ cần nhiều calo. Và trẻ cũng đã bắt đầu muốn ăn dặm khi được ngồi cùng bữa ăn với gia đình. Lúc này cha mẹ cần bổ sung các bữa ăn dặm cho trẻ hợp lý.
Trẻ 7-8 tháng tuổi bắt đầu với sự phát triển của cơ thể
Xem thêm:
Top 10+[Bột ăn dặm cho bé] được các mẹ tin dùng và tốt nhất
Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 7 tháng tuổi
Trong giai đoạn 7-8 tháng tuổi khi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ giảm không còn được đảm bảo, thực phẩm ăn dặm sẽ từng bước thay thế trong việc nuôi dưỡng trẻ. Khi này, mẹ không chỉ làm đa dạng bữa ăn của trẻ mà còn chú ý đến các nguồn cung thức ăn cung cấp thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn dặm của trẻ.
+ Sắt
+ Kẽm
+ VitaminC
+ Vitamin A
+ Vitamin D
+ Omega -3
Trẻ cần bổ sung thêm các chất cần thiết cho cơ thể
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Trong giai đoạn, 5-7 tháng là giai đoạn nhiều bé đã đòi ăn dặm. Nhiều bé có thể bắt đầu chế độ ăn dặm sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi cha mẹ nhận thấy những biểu hiện của bé đòi ăn dặm sẽ rất rất hữu ích cho cha mẹ trong việc xác định thời điểm bé có thể ăn thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Những dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm
Đến tháng thứ 6 của bé, bé rất cần nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt trong giai đoạn bước sang tháng thứ 7 cần nhiều hơn so với các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ mà bé nhận được. Lúc này cha mẹ cần cho bé ăn bổ sung những thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa…có nghĩa là đã đến thời điểm cho bé ăn dặm. Trong quá trình ăn dặm mẹ vẫn duy trì sữa mẹ cho trẻ bởi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ cho tới khi trẻ được 1 tuổi trở lên.
Thời điểm bé được 6-7 tháng là thời điểm vàng cho bé ăn dặm
Khi bé được 7 tháng tuổi, đã nhiều bé đã bước sang thứ 2 của việc ăn dặm và bắt đầu cho việc ăn dặm vị mặn. Nhưng nhiều bé tháng này mới bắt đầu cho việc ăn dặm vì thế có những dấu hiệu chung sau cho cha mẹ nhận thấy việc bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm
Khi bé cần ăn thêm thức ăn mới ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết là dấu hiệu nhận thấy việc bé cần ăn dặm. Khi cha mẹ nhìn thấy cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với lúc sinh là dấu hiệu muốn ăn dặm của bé
Giai đoạn 7 tháng tuổi, lúc này bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định – là dấu hiệu cho thấy bé đã đủ cứng cáp có thể bắt đầu làm quen với thức ăn đặc hơn
- Lúc này bé đã biết cầm nắm nên bé đã biết cách tự lấy thức ăn đưa vào miệng;
- Giai đoạn này bé cũng đã có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa
- Khi mà mẹ cho thức ăn không vừa ý bé cũng biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món đó.
- Khi mà người lớn đưa thức ăn cho bé tỏ vẻ thích thú cũng là dấu hiệu mà trẻ thích nghi với việc ăn dặm.
Xem thêm:
[HƯỚNG DẪN] cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi
Phương pháp ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
- Cho bé trải nghiệm với thức ăn lạ dần dần để cho bé làm quen với thức ăn. Và lúc này hệ tiêu hóa của trẻ cũng còn non nớt nên cho làm quen dần để cha mẹ cũng biết bé thích hợp với những món ăn nào.
- Thức ăn xay nhừ và phải đảm bảo vệ sinh cho bé
- Thay đổi đa dạng bữa ăn cho bé, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé kết hợp với sữa mẹ để cho việc tăng cân cho bé được duy trì.
- Khi cho ăn mẹ cần để bé ăn tại chỗ không bế đi rong hay cho bé xem tivi, điện thoại, đồ chơi... như vậy sẽ làm cho bé mất trung khi ăn. Dẫn đến bé mải chơi mà quên ăn không cảm nhận được mình ăn gì và có khi ăn lâu làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn.
Những chú ý khi cho trẻ ăn dặm
Gợi ý thực đơn các món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi kiểu truyền thống
Để dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho mẹ trong việc chế biến thức ăn và đổi bữa ăn cho bé hàng ngày thì các chuyên gia xin đưa ra cho mẹ những thực đơn sau để mẹ tham khảo.
Thực đơn cho bé 7 tháng theo kiểu truyền thống
* Thực đơn 1: Cháo cá hồi sốt gấc tươi + Yến mạch + sữa hạt óc chó
* Thực đơn 2: Cháo cá hồi bí đỏ súp lơ và hạt đậu lăng đỏ
* Thực đơn 3: Cháo bào ngư + gà ác + hầm thuốc bắc + sữa hạt hạnh nhân
* Thực đơn 4: Cháo thịt bò + gừng + cà rốt + súp lơ xanh + đậu gà
* Thực đơn 5: Cháo cá quả + đậu hà lan + cà chua chery + măng tây
* Thực đơn 6: Cháo lươn đồng + bí ngòi + ngô ngọt và hạt đậu lăng xanh
* Thực đơn 7: Cháo tôm sú + khoai tây + đậu hà lan
* Thực đơn 8: Cháo cá hồi + khoai tây + rau mồng tơi + hạt Quinoa
* Thực đơn 9: Cháo cá quả + thì là rau xanh + lăng đỏ
* Thực đơn 10: Cháo tôm sú + khoai lang+ bí ngòi + lăng đỏ
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng trung ương
Bé 7 tháng tuổi mẹ vẫn cần duy trì nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ bởi vì thế mẹ hãy để cho bé bú theo nhu cầu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chuẩn bị các món ăn dặm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển cho trẻ.
Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng trung ương
Để đảm bảo cho bé có bữa ăn đầy đủ lượng và chất, các mẹ hãy tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân đều của Viện dinh dưỡng sau đây:
* Thực đơn 1: Cháo trứng
* Thực đơn 2: Cháo thịt lợn + rau chùm ngây
* Thực đơn 3: Cháo gà + cà rốt
* Thực đơn 4: Cháo chim câu + ngô ngọt
Những món ăn tuy đơn giản nhưng nó đảm bảo cho bé hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng vì các chuyên gia đã nghiên cứu cùng với sự phát triển của cơ thể bé. Để cơ thể bé hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn thêm.
Xem thêm:
Thực đơn cho trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân, phát triển tốt. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Trước hết, cha mẹ cũng các chuyên gia tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là gì? Theo nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật là hảy để trẻ ăn theo nhu cầu, cho trẻ ăn từ loãng tới đặc, từ ít tới nhiều, từ mịn tới thô. Mẹ cần thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé bởi vì giai đoạn ăn dặm của bé diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn để hạn chế việc chán ăn ở trẻ.
Ăn dặm kiểu Nhật
Cha mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm dưới đây cho bé. Các mẹ hãy đa dạng thực đơn ăn dặm để kích thích vị giác của bé phát triển đồng thời tránh tình trạng chán ăn ở trẻ.
* Thực đơn 1: Bánh mỳ sandwich + cá hồi
- Xé nhỏ bánh mỳ nấu cùng cháo đến khi chín nhừ
- Cá hồi đem hấp chín tiếp đó mẹ bỏ da rồi nghiền nhuyễn
- Cuối cùng mẹ trộn cháo cùng với cá là bé đã có thể ăn
Cháo bánh mỳ sandwich + cá hồi thơm ngon
* Thực đơn 2: Bí đỏ + táo
Nguyên liệu: 25g bí đỏ; 15-20g táo
Cách làm:
- Bí đỏ hấp chín rồi nghiền nhừ, nhuyễn, mịn mẹ có thể dùng thìa nạo nhuyễn, dùng rây để lược lấy nước
- Lấy bí đỏ trộn với táo rồi cho bé ăn
Cháo bí đỏ + táo
* Thực đơn 3: Cháo đậu cô ve + vừng đen
- Trước tiên mẹ luộc chín đậu cô ve, nghiền nhỏ
- Vừng rang chín rồi giã nhỏ
- Mẹ múc cháo ra bát đổ đậu cô ve nghiền lên trên. Cuối cùng là mẹ rắc vừng đen lên trên là kết thúc món ăn cho bé.
* Thực đơn 4: Súp thịt gà băm nấu khoai môn
Nguyên liệu: khoai môn + thịt lườn gà + bột năng + nước dashi
Cách làm:
- Làm sạch khoai môn: gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi đem hấp khoảng 2 phút
- Khi khoai chín thì mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn
- Thịt gà băm nhuyễn. Tiếp đó là đun với nước Dashi đến khi thịt gà chín mềm, tiếp là cho bột năng đã hòa tan vào
- Cuối cùng là cho khoai môn và khuấy đều. Bé đã có một món ăn rất bổ dưỡng.
* Thực đơn 5: Cháo thịt bò sốt cà chua
Nguyên liệu: Thịt băm, cà chua + cháo trắng
Cách làm:
- Cà chua rửa sạch + bỏ vỏ, sau đó đem băm nhỏ bỏ hạt
- Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn
- Thịt bò xào với dầu oliu, cho cà chua vào xào tiếp
- Mẹ đổ cháo ra bát cho hỗn hợp vừa xào vào cháo rồi khuấy đều
Cháo thịt bò cho trẻ 7 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật
* Cháo táo:
- Cháo nấu nhừ theo tỷ lệ 1:7
- Táo nghiền nhỏ, mịn, lọc qua rây
Cháo táo
* Cháo cá mòi
Nguyên liệu: Cháo trắng, Cá mòi khô: ½ thìa nhỏ
Cách làm:
- Làm sạch cá mòi: cho cá mòi khô vào nước nóng để loại bỏ muối, sau đó cắt nhỏ
- Sau đó trộn cá mòi vào cháo theo tỉ lệ 1:7 trộn đều với nhau
* Mì udon cà chua
Nguyên liệu: Mì udon khô: 10g, Thịt gà xay: 1 thìa, Cà chua: làm sạch bỏ vỏ và hạt, thái nhỏ: 1 thìa nhỏ, Súp lơ lấy phần đầu bông: 1 thìa nhỏ, 1 ít dầu salad
Cách làm: Đem luộc mì udon, cắt nhỏ
- Làm nóng chảo cho dầu salad nóng nên sau đó xào thịt gà xay
- Khi thịt gà chín, cho mì udon, cà chua, súp lơ vào xào đều đến khi các nguyên liệu chín.
Mì udon cà chua
* Mì udon củ cải
Nguyên liệu: Mì udon: 10g, Củ cải: 1 thìa lớn, Nước dashi: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trước hết luộc mì udon, cắt nhỏ cho vào nồi
- Củ cải và nước dashi ninh và nồi mì udon, để nhỏ lửa đến khi món ăn chín mềm
* Cà rốt nấu sữa
- Cà rốt đem luộc chín rồi nghiền nhỏ lấy 1 thìa lớn
- Sữa bột pha sẵn: 1 thìa lớn
- Mẹ cho cà rốt và sữa vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn đều lên, sau đó hâm nóng nên: có thể quay trong lò vi song khoảng 20 giây.
* Rau cải bó xôi nấu sữa
Nguyên liệu: Rau cải bó xôi đem luộc mềm, thái nhỏ: 1 thìa lớn, Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Trộn đều rau cải bó xôi với sữa cho vào đồ đựng chịu nhiệt
- Sau đó hâm nóng bằng cách cho vào lò vi song khoảng 20 giây.
Rau cải bó xôi nấu sữa
* Cà chua trộn khoai lang
Nguyên liệu: Cà chua đem hấp lên, bỏ hạt lấy 1 thìa lớn, Khoai lang luộc mềm nghiền nhuyễn lấy 1 thìa lớn.
Cách làm: Trộn đều cà chua và khoai lang với nhau
* Cà chua cá thịt trắng
Nguyên liệu: Cà chua hấp bỏ hạt lấy 1 thìa lớn, Cá thịt trắng cũng xay nhuyễn: 10g
Cách làm: Trộn đều cà chua với cá thịt trắng
* Bí đỏ nấu sữa
- Bí đỏ luộc mềm, nghiền nhỏ
- Sữa bột pha sẵn: 1 thìa lớn
- Sau đó cho bí đỏ và sữa vào đồ đựng chiu nhiệt, trộn đều, cho vào lò vi song quay khoảng 20 giây
* Súp lơ nấu sữa
- Súp lơ sơ chế sạch đem luộc, cắt nhỏ, lọc mịn lấy 1 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
- Cho súp lơ vào đồ chịu nhiệt, trộn đều, hâm nóng lại bằng cách cho vào lò vi song khoảng 20 giây
Súp lơ nấu sữa.
* Bắp cải trộn đậu phụ
- Bắp cải sơ chế bỏ luộc mềm nghiền nát lấy 1 thìa lớn
- Đậu phụ luộc nghiền náy lấy 1 thìa lớn
- Sau đó trộn đậu phụ và bắp cải lại với nhau
* Súp bắp cải
- Bắp cải sau khi đã rửa sạch đem luộc mềm, nghiền nát: 1 thìa lớn
- Súp rau: 1 thìa lớn
- Sau đó cho bắp cải và súp rau vào đồ dùng chịu nhiệt và hâm nóng trong lò vi song.
* Khoai lang trộn sữa
- Khoai lang bỏ vỏ luộc mềm nghiền nát: 1 thìa to
- Sữa bột pha sẵn: ½ thìa lớn
- Cho khoai lang và sữa vào đánh nhuyễn và cho vào đồ đựng chịu nhiệt. Cuối cùng hâm nóng cho bé ăn.
Khoai lang trộn sữa
* Khoai sọ nghiền
- Khoai sọ luộc mềm, nghiền nát: 1 thìa lớn
- Nước dashi: 1 thìa nhỏ
- Cách làm khá đơn giản cho khoai sọ và nước dashi vào đánh nhuyễn
* Đậu phụ trộn dâu tây:
- Dâu tây cắt nhỏ: 1 thìa lớn
- Đậu phụ luộc, nghiền nát: 1 thìa lớn
- Trộn dâu tây và đậu phụ
* Rau cải bó xôi trộn ức gà
- Nên chọn thịt ức gà – luộc, cắt nhỏ: 2 thìa nhỏ
- Rau cải bó xôi: luộc mềm thái nhỏ: 1 thìa lớn
- Trộn thịt ức gà và rau cải bó xôi với nhau
Món rau cải bó xôi trộn ức gà
Các chuyên gia đưa ra cho các bạn những thực đơn khá đơn giản kiểu Nhật. Trong 30 ngày những thực đơn trên các mẹ có thể thay đổi cho con được đa dạng phong phú và quen với các thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa của các con.
Những lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Các mẹ luôn chăm lo bữa cháo cho con ăn dặm được tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, nhưng có những sai lầm mà các mẹ hay mắc phải sau đây là những lưu ý khi nấu các món cháo cho con dặm khi bé được 7 tháng tuổi
- Mẹ hạn chế việc cho khoai tây, cà rốt nghiền vào cháo vì cho bé ăn nhiều sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường lại thiếu vitamin
Khoai tây, cà rốt đại diện cho nhóm bột đường
- Vì muốn tăng phần dinh dưỡng cho bé trong khẩu phần ăn nên mẹ đã cho thêm ngũ cốc vào cháo. Ngũ cốc nhiều chất dinh dưỡng nhưng hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt không phù hợp nếu mẹ cho vào cháo của trẻ vô tình mẹ khiến con bị khó tiêu.
Ngũ cốc rất giàu chất dinh dưỡng
- Vì tiết kiệm thời gian và mẹ hay quan niệm dùng máy xay sinh tố sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Khi đến 7 tháng tuổi mẹ nên cho bé tập ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc.
- Mẹ thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ: khi mẹ nên gia vị quá niều sẽ khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây sự khó chịu cho dạ dày non của bé.
- Mẹ cần lưu ý trong việc dùng nước hầm xương nấu cháo việc này mẹ cũng không nên lạm dụng.
- Không nên cho dầu ăn vào cháo của bé
- Cha mẹ thường nấu cả một nồi cháo to và bắt bé ăn cả ngày
Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé
Đa phần các mẹ nấu cháo cho con không chú ý đến việc dùng nước lạnh nấu cháo cho bé lại có thể gây ra tác hại. Bởi vì, khi sử dụng nước lạnh nấu cháo sẽ khiến gạo bị trương lên. Vì trong lúc đó chất dinh dưỡng sẽ nở ra rồi tan vào trong nước hay sẽ bay ra ngoài khi cháo sôi. Do đó chất dinh dưỡng khi cháo thành phẩm còn lại rất ít.
Và khi dùng nước lạnh nấu cháo khiến bạn mất nhiều thời thời nấu hơn và hương vị của cháo không được thơm ngon.
Nấu cháo bằng nước sôi giữ được hàm lượng cao chất dinh dưỡng và cháo thơm, dẻo hơn.
Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày
Khi nấu cháo cho bé mẹ dành rất nhiều thời gian và công sức, chính vì thế nhiều mẹ có thói quen nấu một nồi cháo lớn và hâm lại để cho bé ăn cả ngày. Nhưng mẹ không biết rằng việc cháo hâm nóng nhiều lần khiến lượng vitamin có trong thức ăn mất dần, các chất trong cháo sẽ giảm bớt đi có thể điều này khiến bé ngán ăn.
Nấu cháo nhiều lần trong 1 ngày sẽ làm cho lượng vitamin có trong rau bị mất dần.
Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm
Như các mẹ cũng biết không chỉ chọn rau củ cho cả gia đình mà cho bé cũng cần có kinh nghiệm và chọn rau củ theo mùa luôn được những rau củ tươi ngon và nhiều dưỡng chất. Khi chọn rau củ theo mùa thì rau củ ít có chất kích thích hay chất bảo quản. Và đặc biệt là tiết kiệm được tài chính kinh tế của cha mẹ.
Thực phẩm theo mùa sẽ đảm bảo an toàn
Các chuyên gia cho rằng nên ăn thực phẩm theo mùa vì đúng mùa thì trái cây, rau củ sẽ tươi, ngon, bổ dưỡng hơn và chín tự nhiên, tốt cho sức khỏe của mọi người đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi mà các hệ tiêu hóa còn non nớt dễ bị tổn thương.
Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng
Đa phần các bậc phụ huynh có thói quen bảo quản thực phẩm trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần. Tuy nhiên, các mẹ không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng, việc này tuy nhanh nhưng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn có thể phát triển nhanh.
Để thay thế việc đó các mẹ có thể rã đông thực phẩm bằng cách cho chúng xuống ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng lò vi sóng hoặc ngâm trong nước lạnh để rã đông.
Các bạn rã đông thực phẩm bằng cách cho xuống tủ lạnh sớm hoặc ngâm vào nước lạnh
Những điều cha mẹ nên tránh khi áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
- Khẩu phần ăn của trẻ các chất đều nhau
- Không nên dùng nước xương thịt hầm nấu cháo cho bé
- Không nên ép con ăn nhiều và phải ăn hết khẩu phần
- Khi bé đến độ tuổi ăn cháo thì nên cho ăn cháo không nên nghiền nhuyễn thức ăn
- Nhiều mẹ chỉ cho con ăn nước, không ăn cái
- Không nên nấu một nồi cháo ăn cả ngày
- Không nên lạm dụng gia vị khi nấu cháo cho trẻ
- Khi cho con ăn không nên kéo thời gian quá dài
Khi nấu cháo cho trẻ không nên nêm gia vị quá nhiều
Toàn bộ bài viết trên, các chuyên gia FaGoMom đã đưa ra khá đầy đủ kiến thức về chăm sóc bé 7 tháng tuổi. Mong rằng bài biết sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều trong việc nuôi con nhỏ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì hãy để lại thông tin dưới bài viết sẽ được chuyên gia FaGoMom giải đáp chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
Từ khóa » Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân
-
6 Món Cháo Cho Bé Từ 7 Tháng Tuổi Tăng Cân Mau Lớn
-
Gợi ý Mẹ Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân - Eva
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Nấu 15 Món Cháo Cho Bé Chậm Tăng Cân
-
Gợi ý 16 Món Cháo Cho Bé Chậm Tăng Cân, Giúp Tăng Cân Vù Vù
-
Gợi ý Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tuổi Tăng Cân Nhanh Chóng
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Nhanh Mà Dễ Nấu Cho Mẹ
-
11 Món Cháo Tăng Cân Cho Bé Nhà Bạn Siêu Dễ Làm - Chanh Tươi
-
Thực đơn Cho Trẻ 7 Tháng Chậm Tăng Cân | Vinmec
-
Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tuổi Cực Ngon Và đầy đủ Dinh Dưỡng
-
Cháo ăn Dặm Giúp Bé Tăng Cân | BvNTP
-
Những Món Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Mau Tăng Cân, Chóng Lớn
-
Các Loại Cháo Cho Bé 8 Tháng Tuổi Tăng Cân Vèo Vèo - POH
-
Chế Biến Ngay Các Món Cháo Cho Bé 7 Tháng Tăng Cân Khỏe Mạnh
-
Gợi ý Những Món Cháo Tăng Cân Cho Bé 7 Tháng Siêu Dễ Làm