#1 Tổng Quan Về Huyện Cam Lâm | Thông Tin Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
Huyện Cam Lầm nằm giữa thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh, là hai đô thị lớn có vai trò phát triển kinh tế – xã hội an ninh quốc phòng của Quốc Gia. Cam Lâm là trung tâm kết nối đầu mối với cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, có đường quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam chạy qua, gần với tuyến đường hàng hải nội địa và quốc tế như cảng Cam Ranh, Nha Trang và tương lai là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
Đôi Nét Về Cam Lâm
Cam Lâm là huyện ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa khu vực Nam Trung Bộ (Việt Nam), Cam Lâm được biết đến như một vùng đất mang nhiều tiềm năng về du lịch, bất động sản… Tên gọi “Cam Lâm” có từ những năm 1951 (Nha kiêm ký Bang tá Cam Lâm, trực thuộc Tòa Tỉnh trưởng Khánh Hòa), sau đổi thành huyện Cam Lâm.
Huyện Cam Lâm nằm ở phía Nam Tỉnh Khánh Hòa, giáp Nam thành phố Nha Trang, huyện được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/04/2007 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị xã Cam Ranh (nay là thành phố Cam Ranh) và huyện Diên Khánh, bao gồm thị trấn Cam Đức và 30 xã.
- Diện tích: 547,19km2
- Dân số: 108.986 người (năm 2019) với dân số thành thị là 26.239 người – Có tỷ lệ đô thị hóa là 24%
- Huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nhiều khoáng sản và tiềm năng về du lịch
Huyện Cam Lâm nằm ven biển và nằm giữa thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh, là 2 đô thị lớn của tỉnh. Huyện nằm cận kề với cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh, có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua gần với tuyến đường hải nội địa và quốc tế như Cảng Cam Ranh, Nha Trang và tương lai là cảng Vân Phong.
- Phía Bắc giáp huyện Diên Khánh và thành phố Nha Trang;
- Phía Nam giáp thành phố Cam Ranh;
- Phía Đông giáp biển Đông, huyện đảo Trường Sa;
- Phía Tây giáp huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh;
Cam Lâm được thiên nhiên ưu đã cả về núi, rừng, sông, suối, hồ và đặc biệt là bờ biển dài 13km chạy dọc bán đảo Cam Ranh, nước trong xanh với bãi cắt trắng, thoải… Vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ với nhiều điểm đến, phong cảnh nên thơ, thú vị thu hút du khách trong và ngoài nước.
Nếu xét về quy mô, huyện đang được ưu ái đứng thứ 4 về diện tích và thứ 5 về dân số trong huyện, xã, tỉnh lỵ nơi đây.
Tổng Quan Huyện Cam Lâm
Với việc sân bay quốc tế Cam Ranh được cải tạo nâng cấp, thành phố Nha Trang phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm du lịch biển quốc gia và quốc tế; khu du lịch Bán đảo Cam Ranh một phần lớn thuộc huyện Cam Lâm được tích cực đầu tư xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động, đóng góp tích cực vào ngành du lịch của Tỉnh cũng như của Huyện.
Khu công nghiệp Suối Dầu đã đi vào hoạt động, mạng lưới đường đã được nâng cấp cũng như các dự án giao thông liên vùng đang chuẩn bị đầu tư nối Nha Trang – Cam Ranh với các trung tâm du lịch trong vùng như: Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Yên, Quy Nhơn, TP.HCM…
Hệ thống trục cao tốc kết nối Bắc Nam và vùng Tây Nguyên, Khu vực là một vùng bán sơn địa, cảnh quan thiên nhiên rất được ưu đãi cả về núi, rừng, sông, suối, hồ và đặc biệt là bờ biển dài 13km chạy dọc bán đảo Cam Ranh, nước trong xanh với bãi cát trắng, thoải…
Vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ với nhiều điểm đến, phong cảnh hấp dẫn, thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Đây là lợi thế rất lớn để Huyện Cam Lâm phát triển về kinh tế, dịch vụ, du lịch; Là đầu mối giao thương hàng hóa, thương mại dịch vụ trong tỉnh cũng như trong nước và trên thế giới.
Hành Chính Cam Lâm
Là một trong 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, huyện Cam Lâm được thành lập theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11/04/2007 của Chính phủ.
Hiện tại, Huyện Cam Lâm có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cam Đức và 13 xã:
- Cam Tân,
- Cam Hòa,
- Cam Hải Đông,
- Cam Hải Tây,
- Cam Hiệp Bắc,
- Cam Hiệp Nam,
- Sơn Tân,
- Cam Thành Bắc,
- Cam Phước Tây,
- Cam An Bắc,
- Cam An Nam,
- Suối Tân,
- Suối Cát.
Trong đó, thị trấn Cam Đức cũng chính là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả huyện Cam Lâm.
Bản đồ Hành Chính Huyện Cam Lâm
Được thành lập vào năm 2007, tuy còn khá “non trẻ” so với những địa danh trong khu vực nhưng bạn biết không đây là huyện có chiều dài lịch sử rất vẻ vang, vì nơi đây đã chứng kiến người người lớp lớp sinh sống và kiến tạo qua nhiều năm ròng rã. Dường như cho đến khi được khai quật và khám phá bởi các nhà khoa học thì nơi đây mới chính thức có tên gọi và xây dựng sơ đồ chính trị.
Cái tên Cam Lâm xuất hiện từ những năm 1951 nhưng khi đó lại thuộc Tòa tỉnh trưởng Khánh Hòa, đến mãi sau này khi đã sáp nhập vào Cam Ranh mới tách ra và lấy tên Cam Lâm.
Không những được biết đến là một huyện của tỉnh Cam Ranh mà nơi đây còn là một trong 3 khu vực trọng điểm về kinh tế và du lịch sánh vai cùng thành phố Nha Trang, Khu kinh tế Bắc Vân Phong. Cam Lâm được phân chia rõ rệt 3 khu vực trọng điểm với chức năng quản lý từng lĩnh vực, trong đó:
- Khía cạnh Du lịch sẽ là Bãi Dài.
- Khía cạnh Hành chính là Cam Đức.
- Khía cạnh Công nghiệp là Khu Công Nghiệp Suối Dầu, Trảng É.
Vị Trí Địa Lý Cam Lâm
Cam Lâm chiếm 10,5% diện tích và 8,7% dân số toàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy là huyện mới được thành lập năm 2007, nhưng huyện Cam Lâm là vùng đất cổ, có sự sinh tồn của con người qua nhiều năm tháng. Các đợt khai quật và thám sát khảo cổ học của Viện Khảo Cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa tại di tích khảo cổ học Văn Tứ Đông, khảo cổ học Gò Rừng, khảo cổ học Trảng Cháy, khảo cổ học Tân An… niên đại của các di chỉ khảo cổ này có niên đại cách đây 3000 – 3500 năm.
Bản đồ Huyện Cam Lâm Khánh Hòa Trên Google Maps
Về vị trí, huyện Cam Lâm nằm phía Nam tỉnh Khánh Hòa, phía Đông giáp biển Đông và huyện đảo Trường Sa (bờ biển dài 13km), phía Tây giáp huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, phía Nam giáp thành phố Cam Ranh và phía Bắc giáp thành phố Nha Trang.
Để có cái nhìn rõ hơn về vị trí địa lý của Cam Lâm, bạn hãy hình dung đây là huyện:
- Nằm ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Bắc: giáp với thành phố du lịch nổi tiếng Nha Trang và huyện Diên Khánh.
- Phía Nam: giáp với thành phố Cam Ranh.
- Phía Tây: giáp ranh với huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn.
- Còn phía Đông: giáp biển Đông và huyện đảo Trường Sa.
May mắn được sở hữu diện tích tự nhiên khá rộng đến hơn 55ha và biết đến là huyện có diện tích rừng đồ sộ, đây chính là chìa khóa vàng cho nền du lịch và khai thác khoáng sản ở nước ta.
Hiện tại, cơ sở hạ tầng nơi đây đang được đề cao và có những chính sách xây dựng khẩn trương, dự án đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết đi qua đây cũng đang được xây dựng. Việc đầu tư này phục vụ cho địa phương cũng như nâng tầm vị thế khu vực trong mắt khách du lịch, bè bạn nước ngoài có chọn nơi đây để ghé thăm.
Quy Hoạch Cam Lâm
Xây dựng Cam Lâm trở thành huyện có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng du lịch – dịch vụ – thương mại, các ngành phi nông nghiệp và bộ phận kinh tế huyện trên địa bàn.
5 trọng điểm phát triển:
Trọng điểm 1: Tập trung thực hiện công tác quy hoạch đồng bộ và triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại, công nghiệp, trồng và chế nông sản…
Hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Mở rộng không gian thị trấn Cam Đức, gắn liền với quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, đô thị, bệnh viện, trường học, y tế…) đồng bộ với khu du lịch Bán Đảo Cam Ranh và Đầm Thủy Triều.
Quy Hoạch Xây Dựng Vùng Huyện Cam Lâm – Tỉnh Khánh Hòa Đến Năm 2030 & Tầm Nhìn 2050
Trọng điểm 2: Phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, trung tâm thương mại, thương mại xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng.
Trọng điểm 3: Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế, phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại và các ngành khác trong huyện, tỉnh, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Trọng điểm 4: Đầu tư phát triển các nhóm ngành lợi thế cao và thế mạnh của địa phương: chế biến nông sản, thủy sản, lâm sản – sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; khai thác – chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; dệt, may, phụ liệu may; nước giải khát; cơ khí, điện tử….
Trọng điểm 5: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết công bằng và tiến bộ xã hội, đầu tư phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn, khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình dồn điền, đổi thửa để tăng quy mô sản xuất tập trung, nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng chủ lực là mía và lúa
Điều Kiện Tự Nhiên Huyện Cam Lâm
Địa hình
Cam Lâm có đủ núi, đồi, đồng bằng, đầm thủy triều, bãi cát ven biển và biển khơi. Địa hình ở đây thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam và gồm 3 dạng địa hình chính là: núi cao (33,3% diện tích), núi thấp (28% diện tích), đồng bằng và đồi thoải (38,7% diện tích).
Đầm Thủy Triều Xanh Biếc Từ Trên Cao
Phía Tây và Tây Bắc chủ yếu là núi cao, núi thấp và đồi, độ dốc 15 – 25 độ và chia cắt mạnh, cao trung bình 500 – 700m. Đặc biệt có núi Hòn Bà cao 1554m, khí hậu mát mẻ. Khu vực phía Bắc và Đông Bắc chủ yếu là đồi thoải đan xen giữa núi và đồng bằng bồi tụ ven biển, đất đai phì nhiêu phù hợp cho việc trồng trọt. Phía Đông và Đông Nam là địa hình núi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, phía Đông có đầm thuỷ triều thông với Bãi Dài, đồi cát ven biển và biển.
Mang nét đặc trưng của Khánh Hòa, địa hình của Cam Lâm cũng có nét riêng biệt không lẫn vào đâu được với vị trí thoai thoải thấp dần từ Tây sang Đông và Bắc tới Nam. Với ưu điểm địa hình vô cùng phong phú đa dạng như núi, đồi, đồng bằng, bãi cát, đầm thủy triều, biển.
Những ngọn núi sừng sững nằm tựa lưng giáp mặt với biển Đông rì rào sóng vỗ đêm ngày, Cam Lâm là một địa danh có thể “chiêu đãi” mọi sở thích cũng như đam mê của du khách trong chuyến hành trình tham quan du lịch của mình.
Trong tổng diện tích như đã thống kê, huyện Cam Lâm có đến 61% là địa hình đồi núi và còn lại là đồng bằng, đồi thoải. Nhắc đến Cam Lâm, người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là vùng biển xanh, vùng cát trắng và vùng đất nắng ấm chan hòa.
Theo nghiên cứu, cát trắng thủy triều nơi đây luôn nằm trong top những loại cát tốt nhất ở Việt Nam vì chứa hàm lượng Silic cao so với các vùng khác. Bãi Dài chính là khu du lịch được mệnh danh là bãi biển tuyệt đẹp với bãi cát trắng mịn xiêu lòng du khách. Vì vậy, nếu có cơ hội đến đây, bạn hãy đến chiêm ngưỡng nhé!
Khí hậu tại huyện Cam Lâm
Huyện Cam lâm có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cơ bản là nền nhiệt độ cao và lượng mưa trung bình thấp nhất tỉnh, gió Tây khô nóng nhưng không kéo dài (dưới 15 ngày/năm). Biên độ nhiệt hàng tháng dao động từ 6 – 8 độ C.
Nhiệt độ trung bình năm là 26 – 27 độ C (thấp nhất là khoảng 14,4 độ C vào tháng 01 và cao nhất là 39 độ C vào tháng 8). Số giờ nắng trung bình khoảng 2.500 – 2.600 giờ/năm.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 – 2.200mm và có sự phân hóa, đồng bằng ven biển từ 1.000 – 1.300mm, khu vực miền núi 2.400 – 2.500mm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung đến 70 – 80% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại nắng ấm.
Thủy văn
Vệ hệ thống sông, suối thì huyện Cam Lâm khá nhiều, tuy nhiên phần lớn đều là các sông suối nhỏ, ngắn và dốc. Sự phân bố khá đều về không gian và có lưu vực lớn, vị trí thuận lợi để đắp đập xây hồ chứa, treo nước đầu nguồn.
Có thể kể đến một số sông suối cung cấp nước cho đời sống như:
- Suối Dầu (nhánh phải của sông Cái Nha Trang) chảy về phía Bắc huyện Cam Lâm tổng diện tích lưu vực là 272km2;
- Suối Thượng (dài 22km) có hướng chảy từ Tây sang Đông nối với đầm Thủy Triều, diện tích lưu vực 142km;
- Suối Tà Rục (dài 23km) có hướng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam diện tích lưu vực 173km2 và các suối nhỏ khác.
Tài Nguyên Thiên Nhiên Cam Lâm Có Gì?
Tài nguyên đất
Huyện có nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ vàng, đất xám, đất phù sa, đất mùn, đất cát, đất sỏi đá, đất mặn… thích hợp cho phát triển nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã trung du. Trong đó, nhóm đất mặn có diện tích tương đối lớn, phân bố ở nhiều nơi thuộc các xã Cam Hòa, Cam Hải Tây và Cam Thành Bắc, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản.
Đất phù sa thì phân bố ở các xã đồng bằng, thích hợp cho việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất cát ở các xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây cho ra lượng cát trắng xuất khẩu, trữ lượng lớn và chất lượng cao.
Tài nguyên nước
Về nước mặt, như đã đề cập ở trên thì hệ thống sông suối ở Cam Lâm khá dày đặc, cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong khu vực. Tuy nhiên vào mùa mưa, hàng triệu mét khối nước chảy thẳng ra biển. Do vậy, một số khu vực sông, suối đã và đang được xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước và hồ thủy lợi.
Về nước ngầm, trữ lượng ít, phân bố không đều. Chất lượng nước cũng biến đổi tùy theo mức độ nông sâu, gần xa biển. Khu vực ven biển có nguồn nước ngầm ít và bị nhiễm mặn.
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng chiếm khoảng 41% diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Rừng tự nhiên ở đây thường là rừng nghèo, rừng non và rừng trung bình. Theo đó, trữ lượng gỗ sơ bộ khoảng 2,0 – 2,5 triệu m3, rừng tự nhiên có trữ lượng 1,8 triệu m3 và rừng trồng có trữ lượng 70 nghìn m3. Trữ lượng tre, nứa, lồ ô là 1,6 triệu cây.
Tài nguyên khoáng sản
Cam Lâm có khoáng sản nguyên liệu công nghiệp và phục vụ nhu cầu xây dựng. Cụ thể, cát trắng Thủy triều với trữ lượng 30 triệu m3 (tập trung ở các xã Cam Hải Đông, Cam Đức, Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc, Cam Hiệp Nam). Loại cát trắng này có hàm lượng silic cao, đáp ứng sản xuất thủy tinh quang học, pha lê, lộ thiên và được xuất khẩu với sản lượng 10 – 15 vạn tấn/năm.
Đá sản xuất ốp lát tập trung ở xã Suối Cát với trữ lượng khoảng 244 triệu m3, đá Granite xây dựng tập trung ở Suối Tân và Cam Hải Tây với trữ lượng 90 triệu m3, đá Ryolit và Andesit xây dựng tập trung ở Cam Hòa, Cam Tân, Suối Tân với trữ lượng lớn.
Cát xây dựng thì có nhiều ở Suối Cát, Suối Tân và Cam Đức với trữ lượng 1,5 triệu m3. Tại xã Cam Hòa phát hiện còn có mỏ quặng thiết, Cam Phước Tây có mỏ đất sét.
Hạ Tầng Giao Thông Tại Cam Lâm
Đường bộ: trên địa bàn Cam Lâm có Quốc lộ 1 chạy dọc từ Bắc đến Nam, qua các xã Suối Tân, Suối Cát, Cam Hòa, Cam Hải Tây, thị trấn Cam Đức và Cam Thành Bắc của huyện. Ngoài ra, chạy qua huyện còn có đường Nguyễn Tất Thành với chiều dài 12km chạy dọc biển, song song Quốc lộ 1 thuộc xã Cam Hải Đông. Đường liên xã có tổng chiều dài 76,35km liên thông các xã với nhau.
Đường sắt: Tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam chạy dọc tỉnh khánh Hòa và huyện, dài 149,2km qua hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong huyện có 2 nhà ga là ga Hòa Tân (Xã Cam Tân) và ga Suối Cát (xã Cam Hiệp Nam).
Đường biển: Huyện Cam lâm có 13km bờ biển (Khu vực Bắc Bán Đảo Cam Ranh) với điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, đồng thời thiết lập cảng biển dành cho du lịch.
Dân Cư Và Nguồn Lao Động
Dân số huyện Cam Lâm là 100,4 nghìn người năm 2007 và tăng lên 105,7 nghìn người năm 2014. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là dưới 1%/năm. Mật độ dân số trung bình tại đây tăng từ 182 người/km2 (năm 2007) lên 191 người/km2 (năm 2014), bằng 83,2% mật độ dân số trung bình của tỉnh Khánh Hòa.
Dân cư huyện Cam Lâm phân bố không đều, chủ yếu tập trung đông ở thị trấn Cam Đức và thưa dần ở các xã miền núi, đồi phía Tây. Song, nguồn lao động của huyện Cam Lâm khá lớn, khoảng 63-64% so với tổng số dân. Phần lớn người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Về cơ cấu lao động, những năm gần đây huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tuy vậy, tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao còn thấp.
Tài Nguyên Biển và Du Lịch huyện Cam Lâm
Được mệnh danh là vùng đất sở hữu nhiều thắng cảnh với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” đọng lại trong tâm trí của du khách biết bao ký ức tươi đẹp, đặc biệt là bán đảo Cam Ranh đi cùng với đường bờ biển e ấp uốn lượn, nằm trên đường đi đến thành phố Nha Trang và sân bay Cam Ranh, một vị trí vô cùng lý tưởng đúng không nào?
Huyện Cam Lâm có vô vàn thắng cảnh tuyệt mỹ, nổi danh với Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh có bãi biển uốn cong dài, nằm trên trục đường nối thành phố Nha Trang và sân bay Cam Ranh. Thật không ngoa khi nói rằng Cam Lâm thật đẹp, một vẻ đẹp mỹ miều tựa như bức tranh thủy mặc tô điểm bởi đất, trời, con người.
Sở hữu đường bờ biển dài 13km, trong đó riêng khu vực Bãi Dài đã chiếm khoảng 10km. Thiên nhiên chan hòa với những sự “ban tặng” từ tạo hóa với làn nước xanh mát, bờ cát trắng mịn thu hút số lượng lớn du khách đến thăm hàng năm.
Câm Lam quy tụ hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng có quy mô lớn
Với thế mạnh thềm lục địa lớn, có bãi cát dài ven biển, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, Cam Lâm hết sức thuận lợi trong việc phát triển du lịch biển đảo, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và các ngành kinh tế biển.
Theo đó, 13km bờ biển trong đó khu vực Bãi Dài (Cam Hải Đông) là “1 trong 10 bãi biển đẹp nhất hành tinh”, thuộc khu vực bán đảo Cam Ranh nằm dọc bờ biển 10km. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái, hình thành bãi tắm an toàn và đẹp đẽ cho du khách. Có thể nói, sau Nha Trang thì du lịch Cam Lâm đang là điểm đến hấp dẫn nhất của du khách trong và ngoài nước.
Các Resort đẳng cấp quốc tế được xây dựng tại Cam Lâm
Đặc biệt là trong những năm gần đây, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đã chứng kiến sự xuất hiện “thần kỳ” của hàng loạt khách sạn, resort đẳng cấp 5 sao quốc tế. Với hơn 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng số vốn đăng ký 29.341 tỷ đồng. Trong đó nhiều dự án đã chính thức đi vào hoạt động.
Tính toán sơ bộ cho thấy mỗi năm, Cam Lâm thu hút hơn 1 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 20 lần so với năm 2015. Lượng khách lưu trú đạt gần 670.000 lượt (khách quốc tế hơn 360.000 lượt).
>> Thông tin chi tiết và danh sách các dự án bất động sản Cam Ranh và Cam Lâm đã và đang triển khai cùng những nhận định đầu tư đều có tại: DuAnCamRanh.Vn
Đến nơi đây trong chuyến hành trình của mình, bạn không nên bỏ qua các địa điểm nổi tiếng như Bãi Dài, Đầm Thủy Triều. Không phải vô cớ mà những nơi này luôn có mặt trong danh sách những nơi vẫn còn giữ lại được vẻ hoang sơ tự nhiên trong thời buổi hiện đại như hiện nay.
Hãy đến với Cam Lâm, bạn sẽ đắm mình trong ca khúc của miền Trung thân yêu với lời nhạc gợi lên hình ảnh trong xanh của thiên nhiên, giai điệu du dương của tiếng gió, tiếng sóng. Tất cả hòa quyện hoàn hảo vào nhau đem đến cho bạn chuyến du lịch lý tưởng nhất.
Du Lịch Cộng Đồng, Du Lịch Sinh Thái Ngày Một Phát Triển
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu ôn hòa, vẻ đẹp sắc nước hương trời tạo điều kiện vô cùng thuận lợi thu hút chào mời hàng triệu lượt lớn khách du lịch chọn nơi đây để nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, nơi đây còn được biết đến với hình thức du lịch sinh thái cộng đồng cũng phát triển không kém.
Như đã giới thiệu bên trên, vì lợi thế địa hình nên nhiều du khách tìm đến Cam Lâm để thỏa niềm đam mê bộ môn thể thao leo núi, khám phá địa điểm du lịch, tìm hiểu thiên nhiên, chứng nhân lịch sử.
Đường lên đỉnh núi Hòn Bà Cam Lâm – Ảnh st
Phải kể đến núi Hòn Bà nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển, nơi có khí hậu vô cùng mát mẻ, được trồng rất nhiều giống cây quý hiếm, địa điểm lưu giữ các dấu tích về quá trình lịch sử, cuộc đời sử sách được lưu tên các nhà bác học, các anh hùng nổi tiếng.
Song song đó, huyện còn có lợi thế phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, khám phá rừng tự nhiên, thể thao leo núi… Địa bàn huyện Cam Lâm bảo tồn và lưu giữ nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử. Trong đó, 2 di tích cấp quốc gia là Chùa Linh Sơn và Mộ Yersin tại xã Suối Cát, 4 di tích cấp tỉnh gồm đình Cam Tân, đình Thủy Triều, đình Cửu Lợi và đồn Cửu Lợi.
Nhà làm việc bác sĩ Yersin trên đỉnh Hòn Bà
Có thể thấy, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Sự cất cánh của du lịch quyết định bước chuyển mình ngoạn mục của Cam Lâm đầy nắng và gió, thoảng hương thơm của những trái xoài vừa chín tới.
Giá Trị Tiềm Năng Bất Động Sản Cam Lâm Khánh Hòa
Tính đến thời điểm hiện tại, Khánh Hòa là tỉnh thành đang được chính quyền nhà nước đầu tư khẩn trương về các dự án bất động sản và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.
Điển hình chính là tiến độ xây dựng sân bay Quốc tế Cam Ranh, là nguồn động lực thúc đẩy cho nền du lịch Khánh Hòa phát triển ngày một hùng mạnh hơn. Song song đó là chính sách đầu tư đoạn đường cao tốc Bắc – Nam và các dự án nổi tiếng đến từ các doanh nghiệp bất động sản trải dài khắp Cam Lâm Khánh Hòa.
Và Bãi Dài Cam Lâm chính là địa danh đã và đang san sẻ bớt sự thu hút du lịch từ Nha Trang và hứa hẹn lớn mạnh trong tương lai gần nhất. Đặc biệt là khi đoạn cao tốc Bắc Nam được đưa vào hoạt động góp phần tạo nguồn động lực giúp bất động sản và du lịch nơi đây gia tăng, phát triển tốc độ hơn.
Dự đoán của các chuyên gia bất động sản, Cam Lâm Khánh Hòa chẳng bao lâu sẽ trở thành khu du lịch tiềm năng, sầm uất nhất khu vực và kiến tạo nên đà phát triển vượt bậc cho bất động sản lên ngôi.
Đến Với Cam Lâm, Bạn Nên Thưởng Thức Món Đặc Sản Nào?
Khám phá hết sự hấp dẫn từ không khí, đất trời, cảnh vật thì khi đến với Cam Lâm Khánh Hòa, mọi người đừng quên thưởng thức hết tất tần tật những thứ quà đặc sản nơi đây nhé!
Như đã chia sẻ bên trên, vì vị trí địa lý và khí hậu lý tưởng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Bên cạnh những sản phẩm vốn nổi tiếng được mệnh danh là đặc sản của Khánh Hòa như yến sào, trầm hương thì đã có những sản phẩm vượt qua khỏi địa phương và vươn đến nước ngoài.
Khi đến Khánh Hòa, bạn nhất định phải thưởng thức các loại đặc sản nổi tiếng như xoài Cam Lâm, rong nho Khánh Hòa, bánh tráng xoài, tổ yến… Hoặc đây cũng chính là thức quà ý nghĩa dành tặng những người thân yêu sau một chuyến đi xa.
Du khách có thể đến với các khu du lịch Cam Lâm một cách dễ dàng, bởi nơi đây chỉ cách sân bay vài km. Chưa kể, đây còn là quê hương của đặc sản xoài cát, xoài tứ quý, xoài canh nông và xoài Hoà Lộc. Người ta nói xoài ở Cam Lâm thơm và ngọt đặc biệt không nơi nào sáng bằng.
Xoài Úc Cam Lâm Có Hình Dạng đặc Biệt Hương Thơm Ngát
Qua những thông tin vừa chia sẻ về địa danh này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về vùng đất bạt ngàn này rồi đúng không nào? Hãy đến với Cam Lâm Khánh Hòa, bạn sẽ được tận hưởng được vẻ đẹp chan hòa của đất, biển, con người miền Trung nơi đây.
Mảnh đất hình chữ S của chúng ta đẹp lắm, hãy đi đến cùng trời cuối đất và khám phá, tích góp thêm nhiều kỉ niệm, hình ảnh đẹp khi bạn còn có cơ hội! Cam Lâm luôn mở rộng vòng tay đón chờ bạn đến vi vu và tìm hiểu những giá trị tốt đẹp.
Bản Đồ Quy Hoạch Cam Lâm đến năm 2030
Tháng 4 năm 2021, UBND huyện Cam Lâm đã công bố Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2030 tần nhìn đến năm 2050. Theo đó bản quy hoạch này có giá trị cho đến khi quy hoạch mới được lập và công bố.
Theo Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Đến Năm 2030, huyện Cam Lâm định vị các phương châm khái quát về tiến triển khung giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối trên toàn khu vực, nối liên kết vùng trong tỉnh Khánh Hòa; định vị các công trình kiến trúc có cấp độ quốc gia, cấp tỉnh hoặc liên vùng, hoặc nội vùng.
Tải ngay file đầy đủ tại: Bản Đồ Quy Hoạch Cam Lâm Đến Năm 2030
Xác định khung giao thông toàn khu vực, nối kết giữa các thành thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, nối kết vùng với đầu mối quốc gia ( sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ , bến bãi. ). Đề xuất tuyến và qui mô các trục hành lang giao thông toàn cầu, đất nước, giao thông nội tỉnh, nội vùng để tăng hiệu quả khai thác các quỹ đất mới tại vùng huyện.
Xác nhận mạng lưới, quy mô tuyến, quy mô công trình đầu mối kết nối chuỗi giao thông trong huyện tới các thành thị, điểm người dân nông thôn và các khu vai trò đặc trưng ( đường bộ , bến bãi…. ).
Tạo nên hệ thông giao thông công cộng gần gũi môi trường , tiết kiệm năng lượng. Một số đề nghị chính về giao thông thành thị và nông thôn ; cân nhắc yêu cầu đảm bảo an toàn và sử dụng các tuyến đường đối ngoại ngang qua thành thị và các khu vực nông thôn. Kết nối giao thông đường bộ, đường thủy nội địa tiếp cận khu vực và các địa điểm gần đó. Đề xuất các điểm đỗ xe tập trung, cam kết bán kính đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển xe cộ trên khu vực huyện.
Về măt chuẩn bị kỹ thuật, đề nghị các giải pháp cao độ nền và thoát nước trên ý kiến trân trọng đại hình vốn có, tránh nguy hại về lũ, úng ngập, tránh các nguy hiểm thiên tai. ; Xác định các yêu cầu giới hạn hoặc các giải pháp và nhắc nhở thu thập quỹ đất những khu vực địa chất vốn có ( vùng dọc con sông, dọc biển , vùng đồi núi dốc. ). ; các yêu cầu về cao độ xây dựng và hướng giải quyết chính cho những khu vực xây dựng tập trung, nhiều thành thị lớn về lưu vực, hướng thoát nước chính , phương án phòng ngập lụt, tai biến địa chất. Ghép với chuỗi thủy lợi của vùng.
NHẬN FILE THÔNG TIN & BẢNG GIÁ CÁC DỰ ÁN ĐẤT NỀN – BIỆT THỰ
ĐANG BÁN TẠI BÃI DÀI CAM LÂM
Từ khóa » Cam Lâm đến Nha Trang Bao Nhiêu Km
-
Đôi Nét Về Thị Trấn Cam Đức, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa
-
Cam Lâm Cách Nha Trang Bao Nhiều Km
-
Từ Nha Trang đi Cam Ranh Bao Nhiêu Km? Đi Như Thế Nào??
-
GIỚI THIỆU VỀ CAM LÂM | CHẠM KHÁNH HOÀ
-
Từ Cam Ranh đi Nha Trang Bao Nhiêu Cây Số? - Wiki Hỏi Đáp
-
Từ Nha Trang đi Cam Ranh Bao Nhiêu Km - Cẩm Nang Du Lịch Việt Nam
-
Bãi Dài Cam Lâm Cách Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh Bao Xa?
-
Từ Nha Trang đi Cam Ranh Bao Nhiêu Km? - Du Lịch Ba Lô
-
Cao Tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm Sẽ Hoàn Thành Sớm ...
-
Đường Cao Tốc Nha Trang – Cam Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cam Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bãi Dài - Bãi Biển Đẹp Hoang Sơ Trữ Tình Nhất Nha Trang 2022
-
Đặt Vé Xe Từ Nha Trang - Khánh Hòa đi Cam Lâm