1 Vai Trò Của đất Trong Sản Xuất Nông Nghiệp - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Thể loại khác >
- Tài liệu khác >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.83 MB, 135 trang )
ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủyếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất sản xuất nôngnghiệp, nếu không là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nàolà chính) (Hội khoa học Đất, đất Việt Nam, NXBNN, Hà Nội năm 2000)Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “ Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mụcđích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồngthủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuấtnông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối vàđất sản xuất nông nghiệp khác”.1.1.2 Sử dụng đất trong nông nghiệp1.1.2.1. Sử dụng đất bền vữngNgày nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, bởi vậy vấn đềsử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quantrọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củanhân loại. Những hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọcngày càng gia tăng là nguyên nhân của việc sử dụng đất kém bền vững, làm chomôi trường tự nhiên ngày càng bị suy thoái.Ở cấp thực địa đồng ruộng, một hệ thống canh tác là bền vững khi nókhông ngừng thỏa mãn các nhu cầu của nông dân mà không làm thoái hóa nền dựtrữ cơ bản của họ. Bền vững là một khái niệm động, bền vững ở nơi này nhưngcó thể không bền vững ở nơi khác; bền vững ở thời điểm này nhưng có thể khôngbền vững ở thời điểm khác. Mặc dù đo lường trực tiếp tính bền vững là một điềurất khó khăn, nhưng sự đánh giá nó có thể thực hiện được dựa vào những điềukiện và chiều hướng của các quá trình chi phối chức năng của một hệ nhất định ởmột địa phương cụ thể. Điều này đòi hỏi ngày càng phải cụ thể hóa, định lượnghóa sự bền vững (và không bền vững), để có thể đánh giá được các hệ canh táccụ thể.Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về "Khung đánh giá quản lýđất bền vững" đã đưa ra định nghĩa: Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợpHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 4các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xãhội với các quan tâm môi trường để đồng thời:- Duy trì và nâng cao sản lượng (năng suất);- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn);- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên, ngăn chặn sự thoái hoáđối với chất lượng đất và nước (bảo vệ);- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (có tính khả thi);- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (sự chấp nhận).Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền vữngvà là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với cácmục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ đạt một hay một vàimục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.Từ những nguyên tắc chung trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đấtđược xem là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu sau:- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trườngchấp nhận;- Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màumỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ được môi trường sinh thái đất;- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hộiphát triển (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừađảm bảo được nhu cầu của các thế hệ tương lai. Theo FAO, phát triển nôngnghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuậtnhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại vàmai sau.*) Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa làtoàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu vậtnuôi, cây trồng cho phù hợp với đặc điểm của từng loại đất, điều kiện kinh tế xãHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 5hội của từng vùng nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời bảo vệmôi trường, nâng cao độ phì của đất.- Sử dụng đất nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trêncơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho côngnghiệp và hướng tới xuất khẩu. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đấtđai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khácnhau như năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, tỷ lệ che phủ đất.- Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêuphát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái vàkhông làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cầnthiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Bền vững ởđây là sự bền vững cả về số lượng và chất lượng, có nghĩa là đất đai phải đượcbảo tồn để đáp ứng nhu cầu của hiện tại và cả tương lai. Sự bền vững của đất đaiphải gắn liền với các điều kiện sinh thái, môi trường. Vì vậy, các phương thức sửdụng đất nông lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất, đáp ứngđược các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.- Sử dụng đất nông nghiệp theo nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”.Yêu cầu sử dụng đất bền vững là sử dụng những tài nguyên có khả năngtái tạo không nhanh hơn khả năng tự tạo của chúng; Sử dụng những tài nguyênkhông tái tạo không nhanh hơn quá trình tìm kiếm tài nguyên thay thế; Khôngthải những chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thu và đồng hóa của trái đất.Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp: về kinh tế, đảm bảo đượchiệu quả cao và lâu bền; về xã hội không tạo khoảng cách lớn giữa giàu nghèo,không làm bần cùng hóa nông dân và gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng;về tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên, không làm suy thoái vàhủy hoại môi trường; về văn hóa, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy bản sắcnền văn hóa dân tộc.FAO cho rằng phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sựbảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật không bị suy thoái, kỹ thuật thíchHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 6hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội (FAO, 1976). FAO đã đưara các chỉ tiêu cụ thể trong nông nghiệp bền vững là:- Thoả mãn nhu cầu lương thực cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương laivề số lượng và chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.- Cung cấp lâu dài việc làm, thu nhập và điều kiện sống, điều kiện làm việctốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.- Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của tài nguyênthiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được mà khôngphá vỡ bản sắc văn hoá xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc khônggây ô nhiễm môi trường.- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tintrong nông dân.1.1.2.2. Sử dụng đất hiệu quảCó nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con ngườicòn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khinhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữahiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả nhưyêu cầu của công việc mang lại (Hoàng Phê và cs, 1992).Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợihướng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa làhiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong laođộng nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng sốlượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sảnphẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (Hoàng Phê và cs, 1992).Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mụcđích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tínhchất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của conngười mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra baonhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quảHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 7hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả màphải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả (Đỗ Thị Tám, 2001).Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biệnpháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợithế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong nhữnghoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nềnkinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế(Hoàng Phê và cs, 1992).Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu câytrồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nướctrên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhàhoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốncủa nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp (NguyễnThị Vòng và cs, 2001).Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vậtnuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiêncứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đólà một trong những điều kiện vô cùng quan trọng để phát triển nền nông nghiệptheo hướng sản xuất hàng hóa vừa mang tính ổn định, vừa đảm bảo sự bền vững.Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: Vấn đề đánh giá hiệu quả sửdụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó màphải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội vàhiệu quả môi trường.Ý nghĩa của hiệu quả sử dụng đất:- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụcho các mục tiêu phát triển nền kinh tế xã hội.- Nâng cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.- Làm nền tảng nâng cao hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, bảo đảmHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 8sử dụng đất bền vững.- Thưc hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội của đất nước.1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của đất trong sản xuất nông nghiệpTheo luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhómđất chính sau: Nhóm đất sản xuất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp vànhóm đất chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếuđể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng câylâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng trồng, nuôitrồng thủy sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế của xã hộiloài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Đất đai làsản phẩm của thiên nhiên, đất đai có những tính chất đặc trưng riêng khiến nókhông giống bất kì một tư liệu sản xuất nào khác, đó là: đất có độ phì, giới hạn vềdiện tích, có vị trí cố định trong không gian và vĩnh cửu với thời gian nếu biết sửdụng đúng.Đất sản xuất nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệpphát triển kinh tế của quốc gia. Đất sản xuất nông nghiệp tham gia vào quá trìnhsản suất và làm ra sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội.Nhận thức đúng được các vấn đề trên sẽ giúp người sử dụng đất có cácđịnh hướng sử dụng tốt hơn đối với đất sản xuất nông nghiệp, khai thác có hiệuquả các tiềm năng tự nhiên của đất đồng thời không ngừng bảo vệ đất và môitrường sinh thái.Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con ngườicòn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khinhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữakết quả và hiệu quả.Theo Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ (1991) hiệu quả chính là kết quả nhưyêu cầu của việc làm mang lại.Kết quả hữu ích của một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của conHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 9người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫngiữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con người mà ngườita phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đólà bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế khi đánh giá hoạtđộng sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chấtlượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượngcủa hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu câytrồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hếtcác nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mongmuốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtnông nghiệp.Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôitrên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứuáp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là mộttrong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu cótính ổn định và bền vững.Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm,bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học củaMác và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xemxét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường(Nguyễn Xuân Thành, 2001).1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp1.2.1 Khái quát về hiệu quả dụng đất1.2.1.1 Hiệu quả kinh tếHiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tớinền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù.Nó được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu nhằm phản ánh các mục tiêuHọc viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 10cụ thể của các cơ sở sản xuất phù hợp với yêu cầu của xã hội và được xác địnhbằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêuphản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanhnhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.Tuy nhiên trong khái niệm hiệu quả kinh tế chỉ hoàn thiện khi mà trong đósản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.Hiệu quả kỹ thuật: phản ánh một giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vịchi phí đầu vào.Hiệu quả phân phối: phản ánh bằng giả trị sản phẩm tăng thêm trên mộtchi phí tăng thêm.Có nghĩa cả hai yếu tố: giá trị sản phẩm/1 đơn vị chi phí cao và giá trị sảnphẩm tăng thêm /1 đơn vị chi phí tăng thêm cao.Hiệu quả kinh tế được quan tâm hàng đầu là khâu trung tâm để đạt đượccác loại hiệu quả khác. Thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính (Nguyễn DuyTính, 1995).1.2.1.2 Hiệu quả xã hộiPhản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác độngtới hiệu quả kinh tế (Quyền Đình Hà, 2005).Hiệu quả xã hội trong sử dụng đấthiện nay là phải thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, gópphần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được pháthuy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sửdụng đất phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đóbền vững hơn, ngược lại sẽ không được người dân ủng hộ.Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nôngnghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đấtnông nghiệp.1.2.1.3 Hiệu quả môi trườngHiệu quả môi trường đảm bảo tính bền vững cho hiệu quả kinh tế và hiệuquả xã hội, đang được nhân loại rất quan tâm, phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế,Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệpPage 11
Xem ThêmTài liệu liên quan
- đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang tỉnh bắc giang
- 135
- 2,442
- 6
- tong quan ve marketing chien luoc va ke hoach
- 26
- 0
- 0
- tong quan ve su phat trien cua ly thuyet va thuc
- 31
- 0
- 0
- Trắc nghiêm hợp đồng điện tử
- 6
- 230
- 0
- trac nghiem marketing va dap an
- 25
- 0
- 0
- Điều khiển logic và ứng dụng
- 263
- 506
- 1
- Do an TN mo hinh dieu khien dong co sevodung man hinh cam ung proface
- 124
- 0
- 0
- MM420 SPEED CONTROL
- 2
- 478
- 3
- Hướng dẫn thao tác với bộ điều khiển lập trình ZEN của OMRON phần 1
- 32
- 0
- 0
- Hướng dẫn thao tác với bộ điều khiển lập trình ZEN của OMRON phần 2
- 24
- 0
- 0
- Instrumentation and control fundamentals handbook volume 1 of 2
- 132
- 388
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(5.83 MB) - đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang tỉnh bắc giang -135 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đất Có Vai Trò Gì đối Với Nông Nghiệp
-
Tầm Quan Trọng Của đất đối Với Nông Nghiệp, Con Người Và Xã Hội
-
Top 15 đất Có Vai Trò Gì đối Với Nông Nghiệp
-
Đất Trồng Có Vai Trò Gì? 3 Loại đất Trồng Phổ Biến Hiện Nay - My Garden
-
Vai Trò Của đất đai - SlideShare
-
Vai Trò Của Giun đất Trong Sản Xuất Nông Nghiệp
-
Vai Trò Của đất đai đối Với Kinh Tế - Xã Hội Trong Bối Cảnh Hiện Nay
-
Đất Là Gì? Các Vai Trò Của đất.
-
Nêu Vai Trò Của Giun đất Trong Nông Nghiệp - Nguyễn Lê Tín
-
Đất Có Vai Trò Như Thế Nào Với đời Sống Con Người? - Mai Trang
-
Giun đất Có Vai Trò Gì đối Với Nông Nghiệp? - Sinh Học Lớp 7
-
Vai Trò Của đất Trong Việc điều Chỉnh Chất Lượng Không Khí - NION VN
-
Giun đất Có Vai Trò Gì đối Với Nông Nghiệp?
-
Nông Nghiệp Là Gì? Nền Nông Nghiệp Của Nước Ta Hiện Nay - Isocert
-
Vai Trò Của Nước Trong đời Sống Con Người Và Sản Xuất Như Thế Nào?