10 Bài Thuốc Dân Gian Chữa đau Mu Bàn Chân đơn Giản Và Cực Hiệu ...

Những ai đã và đang bị chứng đau mu bàn chân “hành hạ” mới thấu hiểu hết những phiền toái mà hiện tượng này gây ra. Mỗi khi cử động, đi lại, người bệnh đều có cảm giác đau nhức, sưng đỏ, khó chịu… Liệu có phương pháp nào chữa đau mu bàn chân? Hãy cùng tham khảo những bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả dưới đây.

5/5 - (1623 bình chọn)
  1. 1. Đau mu bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?
  2. 2. Chữa đau mu bàn chân bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?
  3. 3. Top 10 bài thuốc chữa đau mu bàn chân hiệu quả
    1. 3.1. Chữa đau mu bàn chân bằng dây đau xương
    2. 3.2. Sử dụng ngải cứu
    3. 3.3. Áp dụng bài thuốc nước muối gừng
    4. 3.4. Lá lốt
    5. 3.5. Chữa đau mu bàn chân bằng rễ cây đinh lăng
    6. 3.6. Bài thuốc từ cây gối hạc
    7. 3.7. Chữa đau mu bàn chân bằng nghệ
    8. 3.8. Thuốc chữa đau mu bàn chân từ cây tướng quân
    9. 3.9. Chữa xương khớp đau mu bàn chân từ rễ cây trinh nữ
    10. 3.10. Chữa đau mu bàn chân từ cây hy thiêm
  4. 4. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian khi chữa đau mu bàn chân

1. Đau mu bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?

đau mu bàn chân là gì

Đau mu bàn chân đôi khi do bong gân hoặc cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.

Đau mu bàn chân là hiện tượng xuất hiện những cơn đau trên mu chân,  gây khó chịu khi đi lại, vận động. Thậm chí chỉ cần chạm nhẹ cũng gây nên cảm giác đau. Cơn đau có thể đến âm ỉ hoặc dữ dội. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy nhức mỏi ở bàn chân, sưng tấy đỏ và cảm giác đau tăng dần khi vận động như đi bộ, chạy nhảy.

Đau mu bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân, chấn thương đơn thuần như tình trạng bong gân hoặc những biểu hiện của bệnh lý xương khớp, dây thần kinh như:

  • Bệnh của mạch máu: viêm tắc động mạch, hội chứng Renaul, u cuộn mạch
  • Bệnh liên quan tới dây thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, chèn ép các dây thần kinh như hội chứng đường hầm Jogger’s foot, Tarsal tunnel syndrome, đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh thuộc xương khớp: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do gout, thoái hóa khớp, nứt xương…
  • Bệnh gân cơ, dây chằng: đau quá tải trên gân cơ, viêm cân gan chân
  • Một số bệnh lý khác như u thần kinh gian ngón chân, bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân, chồi xương khớp cổ chân.

Có nhiều phương pháp chữa trị đau mu bàn chân do chấn thương hay bệnh lý như sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, bó bột cố định mu bàn chân hoặc sử dụng những loại thuốc tây kháng viêm, giảm đau…

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng những phương pháp chữa bệnh từ những bài thuốc dân gian tại nhà đơn giản hiệu quả.

2. Chữa đau mu bàn chân bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?

Các bài thuốc dân gian trị xương khớp từ lâu đã được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng hiệu quả đặc biệt với những người bệnh ở giai đoạn khởi phát.

Đặc biệt những bài thuốc dân gian này hầu như nguyên liệu dễ kiếm, có rất nhiều loại cây ‘cây nhà lá vườn’, người bệnh có thể tận dụng trong vườn nhà. Những thảo dược này đều an toàn và lành tính vì hoạt chất trong đó hoàn toàn là tự nhiên và không gây tác dụng phụ.

Trong quá trình sử dụng các bài thuốc dân gian chữa mu bàn chân, người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, kết hợp sử dụng thuốc tây để các triệu chứng thuyên giảm nếu các cơn đau liên tục ‘ghé thăm’.

3. Top 10 bài thuốc chữa đau mu bàn chân hiệu quả

3.1. Chữa đau mu bàn chân bằng dây đau xương

Dây đau xương

Dây đau xương

Công dụng:

  • Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt lạc, dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp.
  • Nghiên cứu của Y học hiện đại, trong thành phần của dây đau xương có nhiều hoạt chất chứa Alcaloid, tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm. Do đó, đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Cách thực hiện:

  • Dây đau xương cắt thành khúc nhỏ, sao vàng rồi hạ thổ.
  • Lấy 20g sắc với nước, uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện, sau 2 tuần, triệu chứng đau mu bàn chân sẽ được cải thiện rõ rệt.

3.2. Sử dụng ngải cứu

Công dụng:

  • Theo sách y học Tuệ Tĩnh, lá ngải cứu chứa tinh dầu, cùng với chất kháng khuẩn tự nhiên và Thujone, Dehydromatricaria ester, … có tác dụng giảm đau hiệu quả. Do đó, chỉ cần áp dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị đau mu bàn chân.

Cách thực hiện:

  • Sao 1 nắm lá ngải cứu với 1 thìa muối.
  • Chờ 5 phút cho nguội bớt rồi cho hỗn hợp vào túi vải, chườm lên vùng mu bàn chân bị sưng đau, thực hiện liên tục trong 15 phút.
  • Khi thuốc nguội, bạn có thể sao lại cho nóng rồi chườm thêm 2-3 lần nữa.
  • Lưu ý, không đắp thuốc quá nóng, dễ bị bỏng da.

3.3. Áp dụng bài thuốc nước muối gừng

Nước muối gừng

Nước muối gừng

Công dụng:

  • Gừng có vị cay, tính nóng, ấm, ngoài tác dụng như chống tiêu chảy, đầy hơi, ói mửa… gừng còn có giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ gừng tươi rửa sạch, đập nát.
  • Cho gừng vào nồi nước cùng 1 nhúm muối hạt, đun trong 20 phút.
  • Chờ nước nguội bớt rồi ngâm chân để giảm sưng, đau nhức.
  • Mỗi ngày thực hiện 20-30 phút vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

3.4. Lá lốt

Công dụng:

  • Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau lưng, đau chân… Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.

Cách thực hiện:

  • Dùng 15-20g lá lốt tươi, sắc với 2 bát nước cho tới khi còn ½ bát nước.
  • Uống khi còn ấm, tốt nhất là sau bữa tối.
  • Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
  • Có thể kết hợp với rễ cây cỏ xước, bưởi bùng, vòi voi mỗi loại 30g, sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200ml. Chia thành 3 phần, uống trong ngày.

>> Xem thêm: Chữa gai cột sống bằng lá lốt có tốt không? – Chuyên gia giải đáp!

3.5. Chữa đau mu bàn chân bằng rễ cây đinh lăng

Công dụng:

  • Cải thiện được tình trạng đau mu bàn chân do bệnh xương khớp gây nên đầu thời khắc phục tình trạng sưng, viêm, cứng khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng, 2 lít nước lọc
  • Ngâm rễ đinh lăng trong nước muối trong khoảng 20 phút sau đó vớt ra để ráo nước
  • Rễ đinh lăng sau đó sao vàng sau đó sắc với nước lọc
  • Khi nước thuốc còn ½ chắt ra uống nhiều lần trong ngày.

3.6. Bài thuốc từ cây gối hạc

chữa đau mu bàn chân bằng cây gối hạc

Công dụng:

  • Kích thích quá trình lưu thông máu huyết đến các khớp xương, nâng cao sức khỏe xương khớp và làm chậm quá trình phá hủy khớp, giúp phục hồi nhanh những tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 16g rễ cây gối hạc, 16g ké đầu ngựa, 10g dây kim ngân, 8g lá thông, 12g cây đơn đỏ và 600ml nước lọc.
  • Sắc các nguyên liệu trên tới khi lượng nước thuốc còn 1/3 thì tắt bếp và chắt nước uống
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày
  • Nên kiên trì thực hiện trong khoảng 10 ngày để mang lại tác dụng.
  • Lưu ý: Cây gối hạc không nên sử dụng cho người cao tuổi có tiền sử thận yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

3.7. Chữa đau mu bàn chân bằng nghệ

Công dụng:

  • Nghệ có tác dụng giảm đau, giảm tình trạng tê cứng xương khớp, làm lành tổn thương nhanh chóng và chống viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị bột nghệ 10g, 1 lòng đỏ trứng gà và hai muỗng dầu dừa.
  • Trộn đều các hỗn hơp trên hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Nên uống ngay sau khi thực hiện và sử dụng một ngày một lần.
  • Kiên trì thực hiện trong 14 ngày.

3.8. Thuốc chữa đau mu bàn chân từ cây tướng quân

Công dụng:

  • Có tác dụng tốt trong bệnh đau nhức xương khớp, bong gân, ngã do tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g lá cẩm tươi, 20g dạ cẩm
  • Rửa sạch và giã nát hai vị thuốc này sau đó đắp trực tiếp vào chỗ khớp bị đau
  • Có thể thêm một ít muối hoặc rượu trắng xào nóng và đắp vào vị trí tổn thương
  • Lưu ý đây là bài thuốc chỉ dùng được ngoài da, không được uống.

3.9. Chữa xương khớp đau mu bàn chân từ rễ cây trinh nữ

Công dụng:

  • Rễ cây trinh nữ có vị ngọt, có tác dụng an thần, chống viêm, dịu các cơn đau đồng thời chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g rễ trinh nữ và 400ml nước
  • Rửa sạch rễ cây, thái mỏng sau đó trộn với rượu và mang đi sắc với 400ml nước.
  • Sắc tới khi còn 100ml chia chỏ làm hai lần, uống trong ngày.

3.10. Chữa đau mu bàn chân từ cây hy thiêm

cây hy thiêm

Công dụng:

  • Có vị đắng, tính hàn, được sử dụng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, nhức xương, yếu chân, toàn thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, đau lưng gối…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g hy thiêm, 50g thiên niên kiện, đường và 1 lít rượu trắng.
  • Rửa sạch các vị thuốc sau đó trộn đường và thêm rượu vào nấu thành cao
  • Ngày uống đều đặn 2 lần, mỗi lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa hoặc ăn tối.

4. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian khi chữa đau mu bàn chân

Có thể thấy, sử dụng những bài thuốc dân gian chữa đau mu bàn chân có hiệu quả trong giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên, để những bài thuốc này phát huy công hiệu, người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên tự ý sử dụng hỗn hợp các bài thuốc dân gian
  • Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trong việc chữa trị
  • Trong trường hợp những cơn đau nhức kéo dài, không nên chủ quan mà tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng tránh trường hợp đau mu bàn chân như:

  • Không nên mang vác các vật nặng, tránh tác động đến bàn chân như đi lại, vận động mạnh.
  • Chọn giày dép phù hợp, ôm chân giúp nâng đỡ chân, tránh đi giày cao gót trong thời gian dài.
  • Duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng béo phì, mất kiểm soát, gây áp lực lên các khớp.
  • Tập thể dục điều độ để tăng cường sức mạnh xương khớp. Trong trường hợp bị đau mu bàn chân nên hạn chế vận động đến khi cơn đau chấm dứt hẳn mới bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng trở lại.
  • Thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm và gừng tươi để massage, lưu thông khí huyết.
  • Bổ sung canxi và các dưỡng chất, vitamin trong chế độ ăn uống giúp xương khớp khỏe mạnh.

Đau mu bàn chân khắc phục quá dễ dàng với những bài thuốc từ bên trên đúng không nào? Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ ngay số hotline 0865 344 349 để được chuyên gia giải đáp nhé!

XEM THÊM:

  • Bị đau ở đầu gối là bệnh gì? – Những “cảnh báo” không nên bỏ qua
  • Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
  • Cách điều trị tê bàn tay hiệu quả ngay tại nhà

Từ khóa » Sưng Mu Bàn Chân Cách Chữa