#10 Bài Thuốc Dân Gian Làm Tan/Tiêu Đờm An Toàn Cho Bé
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị đờm trong họng là hiện tượng phổ biến, tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại mang đến ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày của bé như ăn, ngủ,.. Vì vậy, bài thuốc tiêu đờm cho trẻ em là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp loại bỏ đờm nhớt trong họng bé dễ dàng, nhanh chóng mà không cần dùng đến thuốc. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân trẻ nhỏ có đờm
Thông thường, trẻ bị cảm lạnh hoặc một số bệnh lý truyền nhiễm sẽ kèm theo hiện tượng đờm trong cổ họng.
Trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh chỉ có phản xạ thở bằng mũi. Do đó, việc đờm bị bít tắc trong họng và khoang mũi sẽ gây trở ngại lớn đến quá trình hấp thụ oxy cho cơ thể, cũng như các hoạt động ăn ngủ của bé.
Trẻ bị đờm nhớt trong cổ họng thường khó loại bỏ hơn so với người lớn. Bởi trẻ còn nhỏ, lực ho chưa đủ mạnh để đẩy được đờm ra ngoài. Vì thế, bố mẹ cần để ý tới trẻ, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như ho, đằng hắng, thở khò khè,… cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh bệnh ngày một nặng.
Trẻ có đờm trong cổ họng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Trẻ bị đờm trong cổ họng không phải là một chứng bệnh nguy hiểm, thế nhưng hậu quả mà nó mang lại là khiến đường thở bị tắc nghẽn làm trẻ khó hô hấp hơn, kèm theo đó là một số triệu chứng khác như:
- Trẻ bị đờm trong cổ họng sẽ gây ho và sổ mũi gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ
- Ho là phản xạ tự nhiên để trục xuất đờm hoặc dị vật ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên, nếu cơn ho kéo dài, con sẽ bị mệt, khó chịu, dẫn đến quấy khóc nhiều hơn
- Khi trẻ có đờm trong họng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nuốt của trẻ. Đôi khi trẻ sẽ bị sặc, nôn trớ khi ăn. Tình trạng này gây ra những tổn thương về lâu về dài đến đường tiêu hóa của trẻ
Với những trường hợp nhẹ, mẹ có thể hoàn toàn chăm sóc bé tại nhà bằng một số bài thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh. Để biết chi tiết hơn về phương pháp này, hãy tham khảo những thông tin dưới đây!
Bài thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh
Sau đây là các bài thuốc dân gian giúp làm tan đờm cho bé. Ngoài sử dụng các bài thuốc, các mẹ nên kết hợp các cách tiêu đờm cho bé khác nhau để giải quyết triệt để tình trạng trẻ có đờm.
Hành tây
Bài thuốc long đờm cho trẻ sơ sinh bằng hành tây sẽ có 2 cách thực hiện khác nhau.
Cách 1: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó trộn chung với 20g đường phèn. Đem hỗn hợp này hấp cách thủy 30 phút. Khi hành còn ấm, chắt lấy phần nước cốt cho bé uống. Cách này áp dụng cho bé dưới 1 tuổi.
Cách 2: Sơ chế hành tây tương tự như trên. Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để hành nguội rồi cho thêm mật ong, chắt lấy nước và cho bé uống. Cách này có mật ong nên thường áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Mẹ cần chuẩn bị 5 – 10 lá rau diếp cá và 1 bát nước vo gạo.
Cách thực hiện cụ thể như sau: Rau diếp cá rửa sạch, giã nát, sau đó trộn với 1 bát nước vo gạo. Đun sôi hỗn hợp trên trong khoảng 20 phút rồi lọc lấy nước cho bé uống.
Mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn 1 giờ, ngày 3 lần.
Đường nâu, tỏi và gừng
Bài thuốc tan đờm cho trẻ sơ sinh này cần chuẩn bị 3 nguyên liệu: 2-3 tép tỏi, vài lát gừng, 1 miếng đường nâu và một chút nước lọc.
Đầu tiên, đun sôi đường nâu, thêm vài lát gừng, tỏi và nước lọc khoảng 10 phút. Để nguội rồi chắt lấy nước cho bé uống.
Lá húng chanh và đường phèn hoặc mật ong
Để thực hiện bài thuốc long đờm cho bé mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như: 1 nắm lá húng chanh, 1 ít mật ong hoặc đường phèn.
Đầu tiên, rửa sạch lá húng chanh, thái nhỏ rồi trộn với mật ong (trẻ trên 6 tháng tuổi) hoặc đường phèn (trẻ dưới 6 tháng tuổi). Sau đó mang hỗn hợp này đi hấp cách thủy. Đợi nguội, chắt lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần.
Đường phèn và lá hẹ
Nguyên liệu bài thuốc gồm 1 nắm lá hẹ và 1 ít đường phèn. Đầu tiên, lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Sau đó trộn chung với đường phèn rồi mang hấp cách thủy. Chắt lấy nước cho bé uống với liều lượng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng 2-3 thìa
Nước củ cải trắng luộc
Mẹ chuẩn bị 1 củ cải trắng và chút nước lọc. Củ cải trắng rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào nồi đun sôi cùng với chút nước lọc trong vòng khoảng 10 phút. Nước củ cải trắng lọc có tác dụng trị ho có đờm, ho khan. Mẹ cần cho bé uống khi nước củ cải vẫn còn ấm nhé!
Tía tô, hoa đu đủ đực và hoa khế
Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch rồi đem đi hấp cách thủy cùng với 1 chút nước. Để nguội và chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày nên cho bé dùng khoảng 1/2 thìa cafe.
Củ nghệ tươi
Mẹ cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi và 1 ít mật ong.
Nghệ tươi rửa sạch, giã nát sau đó trộn với mật ong. Chắt lấy nước cốt rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 3 thìa.
Gừng tươi
Bài thuốc tiêu đờm cho bé từ gừng tươi cũng tương tự như bài thuốc nghệ tươi. Thay vì sử dụng nghệ tươi, cách này sẽ dùng gừng tươi để trị cho bé.
Tuy nhiên, bài thuốc mẹ chỉ nên cho bé uống 2 lần mỗi ngày thôi nhé!
Rễ chanh và quất
Nguyên liệu gồm rễ chanh, quất và mật ong
Trước tiên, mẹ cần rửa sạch quất và rễ chanh, sau đó xắt nhỏ rồi đem hấp cách thủy cùng với mật ong.
Cho bé uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 2 muỗng.
Cách phòng tránh đờm trong họng cho bé
Song song với các cách làm tiêu đờm cho bé bằng bài thuốc dân gian, mẹ nên rèn cho bé thói quen sinh hoạt khoa học. Điều này sẽ giúp trẻ phòng tránh được triệu chứng đờm trong cuống họng:
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Thói quen này sẽ giúp khoang miệng của bé sạch sẽ, loại bỏ được vi khuẩn có hại bám dính
- Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra đường để ngăn chặn bụi bẩn hoặc các yếu tố dị ứng tấn công đường hô hấp của bé
- Không nên cho trẻ nằm trong phòng có điều hòa hoặc quạt máy hướng thẳng vào mặt
- Giữ ấm cho bé khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là các vùng như cổ, bụng, tay và chân
- Cho bé uống thêm nhiều nước để làm loãng đờm, loại bỏ vi khuẩn
- Bé cần được bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu để tăng cường kháng thể. Vì vậy mẹ đừng cai sữa cho bé quá sớm nhé!
- Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cung cấp đa dạng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bởi đây đều là những nhóm thực phẩm có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn và bảo vệ đường hô hấp. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới và hạn chế sự tổn thương. Hệ miễn dịch của trẻ cũng được nâng cao và dễ dàng phòng chống lại sự tấn công từ tác nhân gây bệnh
- Ngoài ra, mẹ hạn chế cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho cổ họng như: đồ cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ, các loại hạt (hướng dương, đậu phộng,…)
Trên đây là một số bài thuốc tiêu đờm cho trẻ em. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc cho bé yêu!
Lưu ý: Trẻ sơ sinh dùng mật ong sẽ không tốt cho sức khỏe. Các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Nên đọc thêm:
- Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh và lưu ý khi thực hiện
- 7 cách chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ phổ biến
- Trẻ ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Từ khóa » Các Cách Làm Tiêu đờm Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Mách Mẹ Cách Tiêu đờm ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Dễ Dàng, Hiệu Quả
-
Cách Làm Sạch đờm Trong Họng Cho Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Cách Chữa đờm Cho Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi - Máy Xông Mũi Họng
-
Cách Xử Trí Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Có đờm để đảm Bảo An Toàn Cho Bé
-
Cách Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Giúp Sạch Cổ Họng, Bé Không Còn Khò Khè
-
Cách Làm Loãng đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Nhanh Chóng Tại Nhà
-
3 Cách Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản Tại Nhà - MarryBaby
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Tiêu Đờm Cho Bé Nhanh Nhất Không Phải Ai ...
-
5 Mẹo Tiêu Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn - Hiệu Quả
-
8 Cách Chữa đờm Cho Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Tuổi Bằng Mẹo Dân Gian
-
Cách Chữa Ho đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Từ 1 đến 6 Tháng Tuổi
-
Cách Làm Tan đờm Trong Cổ Họng Cho Bé Chỉ Sau 3 Ngày - Elaphe
-
6 Cách Trị đờm Cho Trẻ Sơ Sinh đơn Giản áp Dụng Tại Nhà
-
[Chọn Lọc] Cách Tiêu đờm Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh ...