10 Biện Pháp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Của Trái Đất - ThienNhien.Net

Giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính không chỉ làm cho không gian sống bền vững hơn, mà còn giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến ban đầu của các nhà khoa học. Theo báo cáo về Khí hậu Toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 7 năm qua đang trên đà trở thành 7 năm nắng nóng nhất từ ​​trước đến nay, dựa trên dữ liệu của 9 tháng đầu năm 2021.

Trái Đất đang hướng tới sự nóng lên 2,7 độ C so với mức tiền công nghiệp. Hoạt động của con người đã thúc đẩy nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Nó giữ lại bức xạ từ mặt trời, làm bề mặt Trái Đất nóng lên và làm tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển – tất cả sẽ tạo điều kiện khiến các sự kiện thảm khốc dễ xảy ra hơn.

Dưới đây là 10 biện pháp hữu ích giúp giảm thiểu sự nóng lên của Trái Đất.

Tái sử dụng và tái chế

Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần. Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Việc đốt cháy nhiều loại rác thải làm tăng mức độ carbon dioxide trong khí quyển. Đây là tác nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, con người nên lựa chọn các sản phẩm có thể tái sử dụng thay vì vứt bỏ. Và bất cứ khi nào có thể, hãy tái chế giấy, nhựa, báo, thủy tinh và lon nhôm.

Trồng cây xanh và bảo vệ tài nguyên rừng

Hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép. Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan…

Cây cối là một phần không thể thiếu trong chu trình trao đổi khí quyển tự nhiên trên Trái Đất. (Ảnh: VTV)

Trong quá trình quang hợp, cây và các loại thực vật khác hấp thụ carbon dioxide và thải ra oxy. Một cây duy nhất sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon trong suốt vòng đời của nó. Cây cối là một phần không thể thiếu trong chu trình trao đổi khí quyển tự nhiên trên Trái Đất, một cây sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon dioxide trong suốt cuộc đời của nó.

Vì thế, biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi. Cùng với đó, nâng cao ý thức, tích cực trồng và chăm sóc rừng; không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Thay thế các loại bóng đèn truyền thống bằng đèn LED

Ánh sáng nhân tạo là nguồn tiêu thụ điện năng khổng lồ trên thế giới. Bất kì không gian nào cũng cần đến ánh sáng nhân tạo. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng các bóng đèn một cách khoa học và thông minh hơn. Việc sử dụng bóng đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang, halogen tiêu tốn một lượng điện khổng lồ, thêm vào đó sự tỏa nhiệt của chúng cũng làm cho môi trường xung quanh nóng lên.

Sử dụng bóng đèn LED giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với các loại bóng đèn khác. (Ảnh: Internet)

Việc tái chế các loại bóng đèn này cũng vô cùng khó khăn và tốn kém. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng các loại đèn LED, chúng cung cấp ánh sáng trông tự nhiên hơn trong khi sử dụng ít năng lượng hơn nhiều so với các loại bóng đèn khác.

Chỉ cần thay thế một bóng đèn sợi đốt 60 W bằng một bóng đèn CFL sẽ tiết kiệm 500.000 đ trong suốt thời gian chiếu sáng của bóng đèn. CFL có tuổi thọ dài hơn bóng đèn sợi đốt cuối 10 lần, sử dụng ít hơn 2/3 năng lượng.

Hạn chế sử dụng lò sưởi và điều hòa nhiệt độ

Hãy làm cho ngôi nhà, căn phòng được kín kẽ bằng cách sử dụng các loại cửa cách âm, cách nhiệt có thể làm giảm chi phí sưởi ấm, làm mát của bạn hơn 25%. Bạn chỉ cần cài đặt nhiệt lớn cao 2 độ vào mua đông và thấp hơn 2 độ vào mùa hè có thể tiết kiệm khoảng 2 tấn CO2 mỗi năm.

Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tiết kiệm và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tạo ra phương hướng để có thể bù đắp phần nhu cầu năng lượng còn lại bằng các hệ thống năng lượng mới được quản lý thông minh và sử dụng năng lượng tái tạo. Thủ thuật là kết hợp nhiều nguồn năng lượng và đạt đầu ra tối đa với đầu vào tối thiểu. Ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà máy điện bị tách khỏi nhà máy nước nóng sưởi ấm.

Tăng hiệu suất sử dụng năng lượng tạo để giảm thiểu Trái Đất nóng lên. (Ảnh: Siegfrie Kuttig/Alamy)

Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…

Hạn chế sử dụng túi nylon 

Túi nylon được coi như khắc tinh muôn thuở của Trái Đất bởi chúng phải tốn hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể phân hủy và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của con người. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất túi nylon còn cần dùng tới dầu mỏ, khí đốt, kim loại nặng, hóa chất, phẩm màu… đều là những thứ có hại về mọi mặt.

Hạn chế sử dụng túi nylon, bảo vệ môi trường sống của con người. (Ảnh: Internet)

Tắt nguồn điện khi không sử dụng

Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.

Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.

Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà “môi trường”… sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải.

Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Hệ thống giao thông khoa học góp phần giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. (Ảnh: cafeland.vn)

Ngoài ra, hệ thống giao thông thuận lợi cũng sẽ góp một phần nhỏ trong việc giảm tải lượng khí thải do xe cộ thải ra môi trường. Các khu công nghiệp cần quy hoạch khoa học, xử lý khí thải để giảm lượng ô nhiễm môi trường.

Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả

Việc trồng rau xanh – sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật sẽ hạn chế được các lượng chất độc hại ra môi trường. Ngoài ra, nếu ăn nhiều rau xanh, ăn ít thịt sẽ hạn chế được hoạt động chăn nuôi – nơi tác động lớn đến hiện tượng làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Ăn uống khoa học là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu lành mạnh trong đời sống của con người. (Ảnh: Internet)

Vì vậy, việc ăn uống thông minh vừa tốt cho sức khỏe, lại vừa là biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu lành mạnh trong đời sống của con người.

Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời… nhằm giảm hiệu ứng nhà kính.

Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nham thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ Trái Đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn…

Nguồn: Lan Anh/ Báo Kinh tế môi trường

Bài liên quan:

  1. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  2. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  3. Xử lý, tái chế và tái sử dụng các sản phẩm loại bỏ từ hoạt động chiếu sáng
  4. Buôn bán trái phép ĐVHD cần được xem là hình thức tội phạm nghiêm trọng nhất
  5. Các loài rùa nguy cấp trước mối đe dọa từ buôn bán và tiêu thụ
  6. Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
  7. Định giá carbon và các công cụ định giá carbon
  8. Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
  9. Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand

Từ khóa » Trình Bày Một Vấn đề Bất Kỳ Về Trái đất