10 Các Loại Cây Bóng Mát đường Phố Khuyến Khích Trồng?
Có thể bạn quan tâm
10 Các loại cây bóng mát đường phố khuyến khích trồng?
Cây xanh đường phố vô cùng quan trọng với không gian các đô thị lớn.
Việc chọn lựa các loại cây phù hợp với không gian cảnh quan thành phố là điều vô cùng quan trọng.
Cây xanh đường phố phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Cây bóng mát là cây lâu năm có rễ ăn sâu, khó bị gãy đổ, cây dáng thẳng
- Cây có tán lá, hoa đẹp, bền và ít rụng lá
- Cây không có quả thu hút côn trùng, động vật
- Cây Không có độc và gai gây thương tích cho người đi đường
- Cây Bền ít phải chăm sóc
Dưới đây là những loại cây nên được trồng tại đường phố vì có những đặc điểm trên:
Bàng đài Loan
Bàng Đài Loan là loại cây thân gỗ nhỏ, cây có thể cao từ 10-20 m.
Cây có cành thẳng, mọc vòng nhếch lên trên, tạo thành từng tầng.
Lá đơn nhỏ, bóng nhẵn, mép nguyên, có màu xanh non, nhỏ li ti trong rất đẹp mắt.
Hoa của Bàng Đài Loan nhỏ li ti trông giống như hoa nhãn, có màu trắng hơi xanh, mọc thành chùm thẳng đứng trên cùng một cuống.
Sau khi hoa tàn cây sẽ đậu những quả nhỏ, có hình bầu dục, lúc còn nhỏ có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng cam.
Vỏ và gỗ cây Bàng Đài Loan được dùng làm thuốc nhuộm. Ở Madagascar, vỏ và gỗ của cây bàng đài loan cũng được dùng để điều trị bệnh kiết lỵ.
Du nhập vào Việt Nam trong thập niên vừa qua.
ây Bàng Đài Loan thường được trồng ở một số công viên, đường phố dưới dạng thí điểm.
Vì hình dáng thẳng, tán lá đẹp, lá nhỏ li ti, khi rụng ít gây ô nhiễm nên cây được trồng lan rộng ra ở khắp mọi nơi.
Và thường được trồng ở trường học, công viên, đường phố, các khu đô thị, khu du lịch, dự án nhà ở, khu công nghiệp…
Cây Bàng Đài Loan là loại cây ưa sáng, thích hợp ở những nơi đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Đặc biệt khi trồng cây này không cần cắt tỉa thường xuyên. Tuy nhiên, khi trồng cây trên đường phố thì cần phải cắt xén cành nhánh, tôn tạo cảnh quan cho phù hợp.
Được biết hiện nay, ở một số nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc,.. Cây Bàng Đài Loan còn có giống lai khác có lá màu xanh trắng trông rất đẹp và lạ mắt.
Cây Cọ Thái
Cây cọ Thái có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ cau.
Những khóm cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan được du nhập vào nước ta khá lâu.
Cọ hiện có nhiều loại với các kích thước khác nhau.
Với những chậu cây cọ lùn dáng nhỏ nhắn rất phù hợp trồng trong nhà, để trong văn phòng làm việc rất đẹp.
Những loai cọ có kích thước to hơn phù hợp trồng làm cây công trình.
Cây thuộc dạng thân giả gỗ thực chất là những lá già tạo thành. Chiều cao trung bình của cọ khoảng 1-2m với giống cọ cao và khoảng 1m trở lại với giống cọ lùn.
Cây có hệ tán lá khá phát triển với những chiếc lá mọc trên cuống dày và dài trông giống như những chiếc quạt với nhiều thùy sâu cong cùng các đường sóng chạy dài.
Lá cọ mọc thành từng cụm tạo nên tán cây xòe rộng khá đẹp mắt. Lá cây khi non có màu xanh nhạt và sẽ đậm dần khi về già.
Chính vẻ độc đáo của những tán lá xòe ra như hình cái quạt đã tạo điểm nhấn cho không gian sống thêm sinh động hơn nên được nhiều gia đình và giới văn phòng ưa chuộng.
Trong giới phong thủy cây cảnh nói chung thì cây cọ được cho là mang lại sự may mắn, niềm vui và sự hi vọng.
Với tán lá xòe to tròn như chiếc quạt lớn xua tan điều xấu xa đen lại điềm lành và tài lộc vào cho gia chủ.
Về mặt khoa học thì do bộ lá của cây khá to nên có tác dụng thanh lọc và điều hóa không khí khá tốt.
Theo công bố của NASA thì cọ được xếp thứ 3 trong số những loại cây nên trồng trong nhà vì có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng. Nhiều người còn khẳng định họ trồng cọ trong nhà thì các loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián không thấy đến.
Vị trí trồng cây cọ cảnh hợp lý nhất đó chính là trồng trong chậu nhỏ xinh đặt trước cửa ra vào, hoặc có thể để trồng cọ thân cao trước nhà cũng khá đẹp.
Muồng Thái hay còn gọi tên khác Muồng Hoàng Yến, Osaka Hoa Vàng Cây gỗ nhỡ bán thường xanh hay sớm rụng, cao tới 10–20 m, lớn nhanh. Đường kính thân cây khoảng 40 cm. Vỏ thân màu xám trắng, vỏ thịt màu hồng dày 6–8 mm thường được dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ. Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. Lõi giàu tanin. Cành nhẵn, lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách, dài 15–60 cm với 3-8 cặp lá chét sớm rụng. Lá chét mọc đối, hình bầu dục rộng đến bầu dục dài, dài 7–21 cm rộng 4–9 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, rộng, nhẵn.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa nhưng thưa, dạng cành hoa rủ xuống dài 20–40 cm; cuống chung nhẵn, dài 15–35 cm hoặc có thể hơn. Cánh hình bầu dục mặt ngoài phủ lông mượt. Mỗi hoa đường kính 4–7 cm với 5 cánh hoa màu vàng tươi có hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn; nhị 10, bao phấn phủ lông tơ ngắn. Bầu và vòi nhụy phủ lông tơ mượt. Quả dạng quả đậu hình trụ, hơi có đốt, dài 20–60 cm hoặc hơn, đường kính quả 15–25 mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng, khi khô có vỏ cứng, có thể dùng làm thuốc xổ; thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 5-7 (Bắc bán cầu) hay tháng 11 (Nam bán cầu). Hoa nở rộ và sai hoa nên rất đẹp. Các hạt có chứa chất độc.
Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn.
Muồng hoàng yến là quốc hoa của Thái Lan và tại đây nó được gọi là dok khuen; các hoa màu vàng của nó tượng trưng cho hoàng gia Thái. Tại lễ hội hoa năm 2006, Royal Flora Ratchaphruek, được đặt tên theo loài cây này; ratchaphruek là tên gọi khác của dok khuen.
Muồng hoàng yến, được gọi là kanikkonna là hoa tượng trưng cho bang Kerala tại Ấn Độ. Hoa muồng hoàng yến có tầm quan trọng lễ nghi trong lễ hội Vishu. Nó còn được gọi là ‘amaltas’ trong tiếng Hindi và Urdu. Tại Ấn Độ, con tem 20 rupi có hình hoa muồng hoàng yến.
Ở Việt Nam, muồng hoàng yến (có nơi gọi là cây bọ cạp nước) mọc hoang dại trong các rừng thưa ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; nó cũng còn được trồng nhiều ở đô thị như Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Sài Gòn…
Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên muồng hoàng yến rất đáng được quan tâm, chú ý để phát triển nhiều hơn nữa làm cây cảnh quan, cây đường phố. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Muồng hoàng yến rất dễ bị sâu đục thân và sâu ăn lá dễ ảnh hưởng thẩm mỹ quan và tuổi thọ cây trồng.
Cây Muồng Hoàng Yến
Cây Xoài Bóng Mát
Cây Xoài là cây thân gỗ lớn cao từ 10 – 20 m. Là cây cao lớn nên cần trồng những nơi rộng và thoáng. Xoài có nhiều loại nhưng chủ yếu là nhóm Cây Xoài Ấn Độ ( hạt đơn phôi ) và nhóm Cây Xoài Đông Nam Á ( hạt đa phôi ). Lá Cây Xoài nguyên, mọc so le, dạng lá đơn, lá thuôn dài, mặt trên nhẵn bóng xanh đâm, mặt dưới màu nhạt hơn và có đường gân lá mọc nổi lên. Khi phát triển hết lá xoài có thể dài từ 25 – 30 cm, chiều rộng từ 5 – 10 cm.
Mỗi năm xoài ra 3 -4 đợt chồi tùy vào giống, thời tiết. Hoa Xoài ra theo chùm mọc ở ngọn cành, chùm xoài rất dài khoảng 25 cm, trên các chùm hoa có các bông hoa nhỏ màu vàng.
Quả Xoài thuộc quả hạch khá to, hình thận, lúc ương thì màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng trông rất đẹp mắt. Tùy từng giống xoài mà có giống chua nhưng có giống lại rất ngọt, trong quả xoài còn có các thớ sợi. Bên trong cùng là hạt xoài, hạt xoài thường dẹp và dài như quả xoài. Với cây xoài công trình nên chọn những giống ít đậu quả lá thường xanh.
Cây Viêt
Cây Viết có nguồn gốc ở các nước Châu Á nhiệt đới.
Cây Viết là cây bản địa Việt Nam, được tìm thấy nhiều ở Tây Nguyên trong các khu rừng thường xanh. Ngoài ra, cây Viết còn xuất hiện nhiều ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ,…
Cây Viết thuộc loài thực vật thân gỗ trung bình, cao từ 10-20m, thân có nhựa mủ trắng, cành nhánh nhiều tán lá sum suê. Cây Viết có lá đơn, mép nguyên mọc cách.
Lá cây viết có phiến không lông, cứng dài 12cm, rộng 6cm với màu xanh đậm láng bóng ở mặt trên, nhạt màu hơn ở mặt dưới.
Cây Viết có hoa màu trắng mọc ở nách lá, hoa có hương thơm thoang thoảng.
Quả cây Viết thuộc dạng quả mọng hình trứng dài khoảng 2cm mang 1 hạt dẹt bên trong. Quả viết có màu xanh bóng, khi chín chuyển sang màu cam, thịt quả có thể ăn được.
Cây Viết có tán lá hình trứng, gọn, xanh quanh năm, rất ít khi rụng lá. Cây đẹp dáng, tốt lá nên thường được sử dụng làm cây công trình tạo cảnh quan đô thị như: trồng từng cá thể đơn lẻ kết hợp với cây có hoa, trồng thành bồn cây, trồng thành cụm 3-5 cây trong công viên, khuôn viên trường học, kí túc xá, khu dân cư, công sở hay trồng thành hàng trên đường phố, dọc bờ sông, trồng sân vườn biệt thự…
Cây Vàng Anh
Cây Vàng Anh là loài cây có hoa biểu tượng cho Đạo Phật (cùng với cây Sa La, Mộc Lan), không khó để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chùm hoa vàng rộ ở trong các đình, chùa và cả ngay trên những con đường và các công trình.
Vàng anh là cây gỗ tầm trung, chiều cao cây từ 5-20m, đường kính thân cây tới 25cm. Dáng tán cây hình tròn, vỏ cây màu nâu xám. Cành non hơi tía sau chuyển màu xanh và già hóa nâu xẫm.
Lá vàng anh dáng kép lông chim từ 5-6 cặp lá chét, lá khi non thường rủ xuống, màu tía.
Lá chét hình trứng đến thuôn dài, đầu lá nhọn hoặc có mũi nhọn, đuôi lá tù lệch cuống, lá chét có hệ gân lông chim từ 8-11 cặp gân phụ.
Hoa cây vàng anh màu vàng, lưỡng tính hoặc đơn tính cùng gốc, cánh đài tiêu biến. Mùa hoa từ tháng 4 – 5, mùa quả từ tháng 7-10.
Vàng Anh là thân cây gỗ lớn, tán rộng tỏa ra cho bóng mát, cho hoa màu vàng đẹp quanh năm
Hình dáng cao lớn, cho hoa đẹp, tạo bóng mát và xanh quanh năm nên cây Vàng Anh được đưa vào danh sách cây xanh đô thị, thường được trồng ven vỉa hè, dọc lối đi trên đường phố, công viên…
Gỗ đóng đồ dùng thông thường (nhóm 4). Vàng anh là loài hoa trượng trưng cho Đạo Phật, được trồng nhiều trong các đình chùa.
Vỏ cây vàng anh có tác dụng điều trị phong thấp. Vàng Anh dùng làm thuốc rượu uống. Ngoài ra, cây vàng anh cũng có tác dụng làm thuốc điều kinh.
Cây Cọ Dầu
Cây cọ dầu là cây thân cột, lá có dạng lông chim có thể dài từ 3-5m, mọc vòng như bẹ dừa, các bẹ của cây sau khi rụng sẽ tạo thành vết sẹo lớn tạo thành các mắt quanh thân, các mắt này tăng dần theo chiều cao sinh trưởng của cây
Hoa mọc thành cụm, dày đặc trong rất lạ. Sau khi thụ phấn phải mất khoãng thời gian dài từ 5-6 tháng quả mới chín, khi chín có màu đỏ tươi trong rất đẹp mắt, lớp vỏ ngoài của quả có chứa nhiều dầu, cũng vì vậy mà người ta gọi cây là cọ dầu, bên trong quả có chứa một nhân có thịt màu trắng.
Người ta thường trồng cọ dầu thành một khu lớn thu hoạch quả để sản xuất dầu và xà phòng. Ngày nay cây cọ dầu còn được đưa vào trong cảnh quan, trồng dọc ở các lối đi trong công viên, có tác dụng dẫn lối và tạo bóng mát cho khu vực, hay trồng ở các tiểu cảnh nhà ở, sân vườn biệt thự, cơ quan, dự án khu đô thị góp phần tạo vẽ mỹ quan và lọc nhiều khí bụi cho môi trường…
Cây cọ dầu phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường
Cây Muồng Hoa Đào
Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai…
Cây muồng hoa đào có tán lá hình ô rộng, vỏ thân màu xám nâu, không nứt và nhiều lỗ bi, thịt vỏ màu hồng dày 6–8 mm. Cành non có lông, lá kép lông chim chẵn, cuống chung dài 10–15 cm, có lông; lá nhỏ 6-10 đôi hình bầu dục, đỉnh tù hay hơi nhọn.
Muồng hoa đào là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất sâu, dày, ẩm nên thường mọc tự nhiên ở ven bìa rừng, ven suối, chân núi.
Cụm hoa lớn, nhiều hoa, dài 15 cm hoặc có thể hơn; cuống chung có lông, cánh đài bằng nhau, lưng có ít lông, cánh tràng hình bầu dục, đỉnh tù hay họn, màu hồng tươi; nhị 10, không bằng nhau.
Quả hình trụ, hơi có đốt, dài 35 cm hoặc hơn, đường kính quả 15-20mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng có vỏ chứng, thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 7-11 tùy theo vùng, hoa mau tàn và sai hoa nên rất đẹp.
Là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường kính khỏang 60 cm. Gỗ có màu vàng tươi, tỉ trọng 0,64 thuộc nhóm gỗ tạp, kém chịu mối mọt. Tuy nhiên vẫn được dùng làm đồ gỗ nội thất.
Cùng với muồng hoa đào, Muồng Hoàng Yến hay Bọ Cạp Nước là những cây hoa đẹp được săn tìm và trồng nhiều trong các sân vườn giá trị cao
Cây Giáng Hương
Tên thường gọi: Giáng Hương, Giáng Hương Trái To, Đinh Hương
Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz
Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu)
Chiều cao: 20-30m
Đặc điểm của cây Giáng Hương
Cây Giáng Hương có nguồn gốc: Đông Nam Á (Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam), Ấn Độ. Cây phân bố ở nhiều tỉnh của Việt Nam: Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh
Cây Giáng Hương thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể cao đến 20-30m, đường kính thân từ 0,7-0,9m hoặc có thể hơn. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ có màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị vết xước.
Cây giáng hương có cành nhánh mảnh, mềm mại, có lông, cành già nhẵn.
Giáng Hương có cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9cm.
Hoa có màu vàng nghệ với cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm.
Lá kép lông chim lẻ 1 lần, dài từ 15-25cm, mang 9-11 lá chét có hình bầu dục hay hình trứng-thuôn, lá dài 4-11cm, rộng 2-5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu mũi nhọn cứng, hơi có lông.
Quả Giáng Hương tròn, đường kính từ 5-8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, bên trong có một hột, rìa xung quanh có cánh rộng và lông mịn như nhung.
Cây Giáng Hương ưa đất thoát nước, mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Gỗ cây Giáng Hương có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu, khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệt, lõi cứng hơi khó gia công.
Cây Long Não
Tên thường gọi: Long Não, Dã Hương
Tên khoa học: Cinnamomum camphora
Họ thực vật: Lauraceae (Long não).
Xuất xứ: Cây Long Não có nguồn gốc ở khu vực Đông Á gồm Đài Loan, miền Nam Nhật Bản, Đông Nam Trung Quốc.
Long Não là một loại cây thân gỗ như cây nho thân gỗ, lớn và thường xanh, có chiều cao từ 20-30m, có cây cao tới 40m với đường kính 200cm.
Vỏ thân dày nứt nẻ, tán lá rộng. Lá mọc so le có cuống dài, ở kẽ gân chính và gân 2 bên nổi lên 2 tuyến nhỏ. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay.
Hoa cây Long Não nhỏ, màu vàng lục mọc thành chùm ở kẽ lá. Mùa hoa từ tháng 3-4. Quả mọng khi chín có màu đen. Quả chín tháng 10-11.
Long Não là cây tương đối ưa sáng, ưa khí hậu ấm và ẩm. Cây mọc tốt trên đất sét pha tầng dày, không sống được trên đất mặn, đất trũng hoặc khô hạn. Trong điều kiện thích hợp, cây Long Não có thể tái sinh từ hạt hoặc chồi tốt.
Cây Long Não được ưa trồng ở các con đường vì lá của chúng có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng làm sạch môi trường. Chúng giúp tạo ra môi trường ôzôn rất mạnh. Do đó, khi đứng ở dưới những cây này, người ta sẽ cảm thấy dễ thở, cơ thể thoải mái và thư thái.
Cây Long Não có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm. Nó được trồng cây ven đường lấy bóng mát và trồng thành rừng phòng hộ. Ngoài ra, các loại gỗ, rễ, cành non của cây Long Não được chưng cất bằng hơi nước để thu được tinh dầu. Bằng việc chưng cất phân đoạn tinh dầu thô người ta thu được các thành phần khác nhau, được sử dụng trong kỹ thuật (“tinh dầu long não đỏ”, chứa safrol), y tế (long não y tế), ướp thơm (“tinh dầu long não trắng”).
Bên cạnh đó, trong dân gian người ta sử dụng cây Long Não để chữa các bệnh như: khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, làm long đờm, lợi trung tiện, chống đầy hơi, làm ra mồ hôi, trừ lỵ…
Đặc biệt, mùi hương của Long Não được khử mùi ẩm mốc, xua đuổi ruồi muỗi. Lá Long não có thể nấu nước xông chữa cảm. Gỗ Long Não khá bền và lại chứa tinh dầu nên chống mối mọt rất tốt. Tủ đựng quần áo mà làm bằng gỗ Long Não thì côn trùng luôn tránh xa.
Trước đây, nhiều cây bị đốn hạ để sản xuất long não tự nhiên phục vụ cho việc sử dụng trong y tế, nhưng hiện nay mọi loại long não sử dụng trong thực tế có nguồn gốc tổng hợp. Từ mùn cưa và phoi bào người ta cũng có thể sản xuất ra tinh dầu long não.
Vỏ Long não ngâm rượu dùng ngậm, xúc miệng (không nuốt) để phòng, trị bệnh viêm răng, lợi. Đây là bài thuốc dân gian ở Việt Nam.
——————–
Salalagreen biên soạn
More from my site
- Cây Cau Nga My
- Cây hoa Cúc Vạn Thọ
- Chăm sóc sân vườn HD328 Vinhomes
- Những yếu tố tạo nên một sân vườn đẹp
- Cây Nguyệt Quế
- Cây hoa Cẩm Tú Cầu
Từ khóa » Cây Cảnh Trồng Ven đường
-
Các Loại Cây Xanh Đô Thị Trồng Vỉa Hè đường Phố Dễ Bắt Gặp
-
TOP 10+ Cây Hoa Vàng Trồng Ven đường Cho Cảnh Quan đẹp ...
-
Top 23 Cây Xanh Công Trình được Trồng Nhiều Nhất Hiện Nay
-
Top 8 Loài Cây Trồng Viền Thông Dụng Hiện Nay - Sài Gòn Hoa
-
15 Loại Cây Công Trình đẹp, Cây Xanh Nhanh Lớn được Trồng Nhiều ...
-
Top 10 Loại Cây Hoa Vàng Trồng Ven đường - Cây Xanh đô Thị Sài Gòn!
-
10 Loại Cây Trồng Viền Thấp, Trồng Bồn Hoa đẹp.
-
Top 13 Cây Trồng Viền Bồn Hoa đẹp, Phổ Biến - Cây Cảnh
-
Danh Mục Cây Trồng Đường Phố Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Các Loại Cây Xanh Trồng đường Phố - Green Trees
-
20+ Cây Bụi Trồng Vỉa Hè đẹp Mắt, Phổ Biến Cho Các Khuôn Viên
-
Các Loại Cây Xanh Đô Thị Đường Phố Được Sử Dụng Nhiều
-
Cây Hoa Trồng Ven đường