10 CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN KHÔNG BỊ ÔI THIU TRONG MÙA HÈ

1. Giữ nóng thức ăn

Luôn hâm nóng thức ăn sẽ giúp chúng luôn được “an toàn” bởi cái nóng bức của thời tiết. Hãy chắc chắn rằng thức ăn của bạn đã được hâm sôi trước khi để qua đêm và cứ cách vài tiếng hãy hâm nóng chúng lại trên 75oC nhé.

Hãy chắc chắn rắng thức ăn của bạn đã được hâm sôi trước khi để qua đêm

2. Nhanh chóng bảo quản sau khi mua

Nếu bạn mua thức ăn từ cửa hàng hoặc siêu thị như thức ăn đông lạnh, thức ăn bị nguội thì hãy nên nhanh chóng đưa chúng về nhà trong các hộp bảo quản.

 thức ăn đông lạnh, thức ăn bị nguội thì hãy nên nhanh chóng đưa chúng về nhà trong các hộp bảo quản

3. Điều chỉnh lại nhiệt độ tủ lạnh để bảo quản

Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu. Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5oC và ngăn đá từ -15 đến -18oC, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô.

Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu. Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5oC và ngăn đá từ - 15 đến - 18oC

4. Để riêng thực phẩm chín và sống

Việc để thức ăn sống và chín lẫn lộn cùng nhau sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn từ thực phẩm sống lây lan sang các loại thức ăn đã được làm chín.

Để riêng thực phẩm chín và sống

Điều này rất nguy hiểm nhé. Bên cạnh đó, việc dùng chung dao và thớt cũng là một trong những thói quen hay mắc phải. Hãy làm sạch dao và thớt sau khi dùng để giữ thức ăn được an toàn vệ sinh nhé.

embed sp

5. Rã đông thực phẩm

Đừng bao giờ quá nôn nóng chế biến ngay khi thực phẩm chưa được rã đông kĩ kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước khi nấu bạn nên dành thời gian để rã đông hoặc có thể dùng lò vi sống để hỗ trợ rã đông nhanh hơn.

Nhưng cũng có một số thực phẩm được phép chế biến ngay cả khi chưa được rã đông hết, thường thì nhà sản xuất sẽ có in trên bao bì.

Đừng bao giờ qua nôn nóng chế biến ngay khi thực phẩm chưa được rã đông kỹ kể cả bên trong lẫn bên ngoài.

6. Đừng đợi thức ăn nguội rồi mới đưa vào tủ lạnh

Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi hãy nhanh chóng đưa chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Hoặc bạn có thể làm nguội nhanh hơn bằng những cách như chia nhỏ thức ăn ra thành nhiều hộp khác nhau hay ngâm chúng vào đá.

Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi hãy đưa chúng nhanh chóng đưa chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt

7. Đừng chất đầy đủ lạnh

Cho dù tủ lạnh nhà bạn vẫn còn một số khoảng trống nhỏ thì cũng đừng nên cố nhồi nhét thực phẩm vào đó để bảo quản. Thật ra, loại tủ lạnh nào cũng vậy cũng cần một số khoảng trống để tủ lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả hơn.

Thật ra, loại tủ lạnh nào cũng vậy cũng cần một số khoảng trống trong ngăn để tủ lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả hơ

8. Bảo quản thực phẩm thừa một cách an toàn

Hãy bảo quản đồ ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh và ăn chúng trong vòng 3 - 5 ngày. Nếu bạn không định ăn chúng trong vòng 3 - 5 ngày, hãy cất chúng trong ngăn đá.

embed sp

9. Hãy nên bỏ khi thực phẩm không còn dùng được nữa

Đừng tạo thói quen quá tiết kiệm đối với các thực phẩm đã không còn khả năng sử dụng. Đối với các loại thực phẩm như thịt, hải sản, cơm và mỳ ống đã nấu chín sau khi đã được đưa ra khỏi tủ lạnh 4 tiếng mà không dùng hết thì hãy nên bỏ đi.

Vì nếu bạn có đưa vào bảo quản lại thì lần sau lấy ra thì chúng cũng đã hư từ bên trong rồi.

Hãy nên bỏ khi thực phẩm không còn dùng được nữa.

10. Không nên cho thực phẩm với người khác khi bạn thấy chúng không ổn

Nếu bạn ăn phải một loại thực phẩm nào đó gây cho bạn các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, đau họng, sốt, tiêu chảy thì hãy nên đến ngay với bác sĩ và loại bỏ thức ăn đó ngay, không nên đưa cho người khác.

Vì vô tình có khả năng bạn sẽ làm người khác có những triệu chứng tương tự như bạn.

Không nên cho thực phẩm với người khác khi bạn thấy chúng không ổn

Trên đây là 10 phương pháp sẽ giúp bạn bảo quản được thức ăn lâu hơn trong những ngày hè nóng bức này. Chúng chỉ mang tính chất tương đối, hãy nên kiểm tra thức ăn thật kĩ trước khi ăn nhé!

Mời bạn đọc thêm:

  • Mẹo điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh Sharp cho phù hợp
  • Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh Samsung bền nhất

Từ khóa » Thức ăn Thường Bị ôi Thiu