10 Cách Chữa đau Dạ Dày, đầy Hơi Chướng Bụng Hiệu Quả Thực Sự

Hầu như ai cũng từng bị đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày 1 lần nào đó trong đời. Làm thế nào để chữa đau dạ dày, đầy hơi chướng bụng một cách an toàn và nhanh chóng?

Khi bị đầy bụng, đau dạ dày, đừng vội uống thuốc, bạn hãy thử dùng một số loại thực phẩm dưới đây:

  1. Gừng làm giảm buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến khi dạ dày khó chịu. Gừng giúp điều chỉnh tín hiệu hệ thống thần kinh trong dạ dày và tăng tốc độ tiêu hóa, do đó làm giảm buồn nôn và nôn.

  • Viêm loét đại trực tràng chảy máu: phát hiện sớm để điều trị kịp thời
  • Sự khác biệt giữa các bệnh viêm gan virus A, B, C
  • Chế độ ăn cần thiết cho bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Liệu pháp mới điều trị viêm gan virus B: Thách thức và cơ hội
  • Những điều cần biết về vi khuẩn HP (Helicobacter. Pylori) dạ dày

Bạn có thể uống trà gừng hoặc cho thêm một chút gừng vào món ăn.

  1. Hoa cúc La Mã (Chamomile) làm giảm buồn nôn và khó chịu ở dạ dày

Chamomile là một loại thảo dược có hoa nhỏ màu trắng, là một “phương thuốc” truyền thống khi dạ dày bị khó chịu.

Chamomile được sấy khô và pha trà hoặc được chiết xuất làm chất bổ sung.

Uống trà hoa cúc làm giảm buồn nôn và khó chịu ở dạ dày

  1. Bạc hà giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Đối với một số người, đau dạ dày là do hội chứng ruột kích thích (IBS). IBS là một rối loạn đường ruột mạn tính có thể gây đau dạ dày, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Bạc hà có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu này.

Bạc hà an toàn với hầu hết mọi người, nhưng những người bị trào ngược axit dạ dày nghiêm trọng, sỏi thận hoặc rối loạn gan và túi mật nên thận trọng khi dùng.

  1. Cam thảo giảm khó tiêu và ngăn ngừa loét dạ dày

Các nghiên cứu cho thấy cam thảo làm dịu cơn đau dạ dày và khó chịu bằng cách giảm viêm niêm mạc dạ dày và tăng sản xuất chất nhầy để bảo vệ các mô khỏi axit dạ dày. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho những người bị đau dạ dày do axit dạ dày hoặc trào ngược axit quá mức.

Cam thảo cũng giảm đau dạ dày do H. pylori, làm lành vết loét dạ dày. Nhìn chung, cam thảo là một loại thảo mộc làm dịu đường ruột, và giúp giảm viêm và nhiễm trùng có thể góp phần gây khó chịu cho dạ dày.

  1. Hạt lanh làm giảm táo bón và đau dạ dày

Hạt lanh giàu chất xơ có thể giúp điều chỉnh nhu động ruột và giảm táo bón và đau bụng.

Ăn hạt lanh giúp giảm táo bón và đau bụng

  1. Đu đủ có thể cải thiện tiêu hóa và giảm viêm loét dạ dày

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme phá vỡ protein trong thực phẩm bạn ăn, giúp chúng dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Nếu cơ thể không sản xuất đủ enzyme tự nhiên để tiêu hóa hết thức ăn, thì ăn đu đủ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.

  1. Chuối xanh giúp giảm tiêu chảy

Dạ dày bị khó chịu do nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm thường đi kèm với tiêu chảy. Ăn chuối, đặc biệt là chuối xanh được nấu chín sẽ giúp giảm tình trạng này.

  1. Bổ sung lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt hơn

Bụng dạ ấm ách, khó chịu ở dạ dày cũng có thể là do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, mất cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn. Ăn những thực phẩm giàu lợi khuẩn (như sữa chua, dưa muối, kimchi…) hoặc bổ sung men vi sinh sẽ giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.

  1. Ăn bánh mì nhạt, cháo yến mạch giảm đau dạ dày

Ăn bánh mì nhạt, cháo yến mạch hoặc bánh quy giòn giúp làm giảm đau dạ dày, giảm buồn nôn và nôn.

Tuy vậy, các loại đồ ăn thức uống trên chỉ có tính bổ trợ, có nghĩa là chỉ giúp làm giảm chứ không điều trị được triệt để tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Người bệnh đau dạ dày nên tìm kiếm phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát như dùng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2.

Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc hành khí, hóa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này có hiệu quả thực sự, đã được nhiều thế hệ chứng minh. Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO tạo nên thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 theo đúng hướng dẫn sử dụng, để điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Vân Anh

Tin liên quan

Xuyên tiêu – Vị thuốc chữa các bệnh xương khớp, rối loạn tiêu hóa

Liệu pháp mới điều trị viêm gan virus B: Thách thức và cơ hội

Sự khác biệt giữa bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trực tràng

Từ khóa » Chướng Hơi Dạ Dày