10 Cách Chữa đau đầu Khi Mang Thai Không Cần Dùng Thuốc - Ferrovit

Theo các chuyên gia, đau đầu khi mang thai sẽ diễn ra ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ, và là hiện tượng phổ biến ở thai phụ. Đau đầu kéo dài sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mẹ và sự tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên các mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Vậy bà bầu phải làm sao? Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo những cách giảm đau đầu cho bà bầu an toàn và hiệu quả dưới đây mẹ nhé!

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Bà bầu đau đầu là triệu chứng thường gặp phải trong thai kỳ

Trên thực tế hơn 80% mẹ bầu có dấu hiệu nhức đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các biểu hiện dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và nôn. Và có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các triệu chứng bà bầu đau đầu như:

1. Sự thay đổi nồng độ hormone

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi về nồng độ hormone. Khi nồng độ hormone cao có thể khiến các mạch máu co lại và gây tình trạng đau đầu, mệt mỏi.

2. Trọng lượng của thai nhi

Vào 3 tháng cuối thai kỳ, trọng lượng của thai nhi tăng nhanh khiến cho cơ thể không lưu thông máu tốt và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra tình trạng đau đầu ở bà bầu khi mang thai.

3. Chế độ ăn uống thất thường

Nhiều mẹ bầu có thói quen không tốt như lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết gây đau đầu khi mang thai. Thường xuyên thức khuya, sử dụng các đồ uống có chất kích thích cũng gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ dẫn đến đau đầu.

4. Môi trường – Một trong những nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Ngoài ra, môi trường sống của mẹ bầu cũng ảnh hưởng cực nhiều đến việc hệ thần kinh căng thẳng, gây ra tình trạng bà bầu bị đau đầu. Cụ thể mẹ bầu sống gần môi trường nhiều tiếng ồn hoặc ô nhiễm dễ khiến tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy đau đầu.

5. Bệnh lý

Một số căn bệnh nội khoa có thể gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở phụ nữ như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…

Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

Xem ngay: Da xanh xao, nhợt nhạt nguyên nhân do đâu?

Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi thế nào?

đau đầu ảnh hưởng đến thai nhi

Tình trạng đau đầu ở bà bầu ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và bé

Đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt. Chứng đau đầu thường ảnh hưởng mẹ bầu nhiều vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng.

Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối. Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: cao huyết áp, sưng phù cơ thể, sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận, thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám chính xác.

Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

Khi nào đau đầu khi mang thai thì nguy hiểm?

đau đầu khi mang thai nguy hiểm cho thai nhi

Khi có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy thăm khám bác sĩ ngay 

Tình trạng đau đầu kéo dài khi mang thai 3 tháng đầu tiên và sẽ nhanh chóng biến mất khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng đau đầu sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu đau đầu vẫn tiếp diễn và diễn ra trên 4 giờ. Kèm với đó có xuất hiện những dấu hiệu sau đây, thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để khám cụ thể và có hướng điều trị đúng đắn trước khi sử dụng các loại thuốc đau đầu cho bà bầu.

  • Nhức đầu, đau đầu thường xuyên, các cơn đau đầu khi mang thai đột ngột khi mẹ bầu đang ngủ và tình trạng đau đầu không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sưng bàn tay, bàn chân thậm chí cả khuôn mặt.
  • Đau đầu kèm theo sốt cao, đau cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, có cảm giác tê buốt hoặc thay đổi về cảm giác, hay tri giác.
  • Đau đầu kèm đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
  • Đột ngột tăng cân.
  • Đau cổ, nghẹt mũi, đau răng, mắt mỏi.
  • Đau đầu sau khi bị chấn thương.
  • Khi đọc sách hoặc nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại xuất hiện tình trạng đau đầu ngay lập tức.

Khi thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu khi mang thai, chị em phụ nữ tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các cách an toàn dưới đây. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất

Xem ngay: Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Top 10 cách chữa đau đầu khi mang thai không dùng thuốc hiệu quả

chữa đau đầu cho bà bầu không dùng thuốc

Chữa đau đầu cho bà bầu không dùng thuốc

Dưới đây là những cách chữa đau đầu cho bà bầu đơn giản:

1. Uống trà gừng

Gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng hiệu quả. Uống một ly trà gừng nóng và nằm nghỉ ngơi 15 phút sẽ làm cơn đau đầu của bạn thuyên giảm.

2. Dùng túi chườm

Khi bị đau đầu do viêm xoang, chị em nên đặt một túi chườm ấm ấm quanh mắt và mũi. Chườm lạnh ở cổ sẽ rất hiệu quả đối với những trường hợp bà bầu đau đầu do căng thẳng, stress… Chị em có thể cho túi chườm vào lò vi sóng hoặc tủ lạnh trước khi sử dụng để làm ấm và làm mát.

3. Tắm nước nóng

Đối với một vài người chịu những cơn đau nửa đầu, họ thường đi tắm. Việc tắm có thể tạm thời làm cho đỡ đau nhức. Nếu như bạn không thể tắm, hãy vã nước lạnh lên mặt. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho những người bị đau nhức cả đầu.

4. Dùng tinh dầu

Khi mang thai bị đau đầu, mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu. Đây là giải pháp giảm đau đầu hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Một số loại tinh dầu có thể sử dụng như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu quế v.v

5. Tập thể dục

Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng để cơ thể được lưu thông thoải mái, giảm bớt áp lực sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu khi mang thai.

6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý – Chữa đau đầu khi mang thai hiệu quả

Mẹ bầu nên bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích, mẹ bầu có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói khi mang thai gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu.

Mỗi ngày sản phụ nên uống đủ lượng nước, có thể uống nước lọc, hoặc bổ sung thêm nước ép trái cây tươi… và cần hạn chế uống các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, không sử dụng đồ ăn đóng hộp, thịt chế biến sẵn, socola,…

Bổ sung một số loại thực phẩm ví dụ như sữa tươi, đậu trắng, anh đào, khoai tây,… Những thực phẩm giàu sắt như rau chân vịt, bông cải xanh, mía,.. làm giảm đau đầu khi mang thai và rất tốt cho lưu thông máu lên não.

7. Hạn chế căng thẳng

Một giấc ngủ sâu là cách tốt nhất để cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi, vì vậy mẹ bầu hãy tập trung dành nhiều thời gian vào giấc ngủ ban đêm. Khi bị đau nửa đầu, nên ngủ trong phòng tối và yên tĩnh.

8. Massage

Sự thả lỏng cơ thể, cảm giác thoải mái sẽ giúp bạn giảm đau đầu và mệt mỏi. Massage vùng đầu, vai gáy, và cả gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả hơn, đây cũng là một mẹo dân gian chữa đau đầu cho bà bầu. Để an toàn nhất cho bạn thì nên tìm đến những spa dành riêng cho bà bầu nhé.

9. Đắp khăn mát

Đắp khăn mát khi nghỉ ngơi, khi ngủ để giảm cơn đau đầu khi mang thai một cách từ từ, hiệu quả.

10. Bổ sung dưỡng chất cho bà bầu

Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể sử dụng thêm thuốc bổ cho bà bầu mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, I-ốt…

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về tình trạng đau đầu khi mang thai và cách điều trị hiệu quả.

Xem thêm:

So sánh các dạng thuốc bổ sung sắt: Loại nào phù hợp cho mẹ bầu?

Phụ nữ có thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khỏe mạnh?

Cẩm nang dinh dưỡng khi mang thai giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Nguồn tham khảo:

Headaches and Pregnancy – https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/headaches-and-pregnancy/

What can I do about headaches during pregnancy? – I’d rather not take medication – https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/headaches-during-pregnancy/faq-20058265

Từ khóa » Giảm đau đầu Buồn Nôn Khi Mang Thai