10 Cách Huấn Luyện Chó Tại Nhà Hiệu Quả

4.7/5 - (35 votes)

Nếu đang sở hữu một chú chó, đặc biệt là chó cảnh hoặc chó nghiệp vụ thì bạn nên nghĩ đến việc chăm sóc chó và huấn luyện chó đầu tiên. Với nhiều năm kinh nghiệm thì chúng tôi khuyến khích bạn nên dạy chó khi chúng đạt 4-5 tháng tuổi. Câu hỏi đặt ra là bạn nên bắt đầu từ đâu? Cách tốt nhất để huấn luyện chó con là gì? Và làm thế nào để bạn huấn luyện một con chó trưởng thành?

Việc huấn luyện chó tại nhà có nghĩa là bạn sẽ tự dạy chó bằng các phương pháp dạy chó mà bạn biết được. Có thể là những bài tập đơn giản bằng cách sử dụng khẩu lệnh như “đứng” “nằm” “ngồi”… Các bài dạy chó tại nhà nâng cao hơn như huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, khiển chó bằng hiệu lệnh, dạy chúng biết bảo vệ tài sản, trông nom trẻ em…

trung tâm huấn luyện chó Thiên Khuyển
Trung tâm huấn luyện chó Thiên Khuyển

Có rất nhiều phương pháp huấn luyện chú chó của bạn. Cho dù bạn tự huấn luyện chó hay gửi đến các trường dạy chó thì cả 2 đều phải có những kỹ thuật huấn luyện riêng.

Nếu bạn không có thời gian để huấn luyện chú chó của mình thì có thể liên hệ với Thiên Khuyển của chúng tôi với 25 giáo án độc quyền. Là trung tâm duy nhất sỡ hữu 2 chi nhánh với diện tích hơn 4.000m2 và có 4 phân khu của một trường dạy chó chuyên nghiệp.

Nhận tư vấn nhanh Để lại thông tin

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Cách huấn luyện chó tại nhà
    • Mẹo 1: Đặt tên cho chó của bạn
    • Mẹo 2: Hãy đặt ra nội quy cho chó
    • Mẹo 3: Tạo không gian riêng cho chó
    • Mẹo 4: Giúp chó hòa nhập xã hội
    • Mẹo 5: Khen thưởng chó khi cần thiết
    • Mẹo 6: Hướng dẫn chạy lại khi được gọi tên
    • Mẹo 7: Duy trì sự lặp lại khi huấn luyện chó
    • Mẹo 8: Không khuyến khích chó chồm lên
    • Mẹo 9: Không la mắng và đánh đập chó
    • Mẹo 10: Dành thời gian cho chú chó của mình
  • Các bài tập huấn luyện chó ở nhà bạn tham khảo
  • Các dụng cụ cần thiết để huấn luyện chó ở nhà
  • Kết luận

Cách huấn luyện chó tại nhà

Việc mua và nuôi một chú chó thì rất dễ nhưng việc dạy chó lại là câu chuyện khác. Có nhiều cách huấn luyện chó tại nhà khác nhau, mỗi người sẽ áp dụng mỗi cách. Có thể tham khảo trên mạng hoặc đọc từ các bài hướng dẫn trên internet. Dưới đây là 10 lời khuyên của trung tâm dạy chó Thiên Khuyển để giúp bạn huấn luyện chó ở nhà một cách hiệu quả.

Mẹo 1: Đặt tên cho chó của bạn

Khi huấn luyện chó ở nhà thì điều đầu tiên là bạn nên đặt cho chúng một cái tên. Cách lựa chọn tên cũng có một số quy tắc nhất định theo nghiên cứu khoa học. Một tên ngắn kết thúc bằng phụ âm mạnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Một phần kết thúc mạnh mẽ, như trong tên “Jasper”, “Jack” và “Ginger”. Điều này kích thích âm thanh vao đôi tai của chó và giúp chúng chú ý hơn khi được gọi.

Lưu ý là hãy đặt tên cho chó khi chúng còn nhỏ để cái tên này như là định danh theo chúng suốt đời. Dựa vào cái tên thì chó sẽ phản ứng lại dựa trên hiệu lệnh và khẩu lệnh tiếp theo. Những chú chó lớn tuổi sẽ khó thích nghi khi được đặt tên hơn. Chúng cũng phản ứng chậm hơn và gây khó khăn cho việc huấn luyện tại nhà.

Ở Việt Nam khi đặt tên cho chó thì chúng ta tên tránh các tên có âm sắc. Đặc biệt là các âm sắc có đấu “hỏi” hoặc dấu “nặng”. Đồng thời chỉ nên tối đa khoảng 2 kí tự khi đặt tên cho chó. Tên càng ngắn chú chó càng dễ nhớ và phản ứng nhanh hơn.

Cách huấn luyện chó ở nhà
Đặt tên cho cún trước khi huấn luyện chó

Mẹo 2: Hãy đặt ra nội quy cho chó

Một điều vô cùng căn bản khi huấn luyện chó tại nhà cho người mới nuôi. Bạn cần đặt ra “nội quy” cho chú chó của mình. Tưởng chừng đơn giản nhưng chúng tôi khám phá ra điều này lại cực kỳ quan trọng. Đa số những người nuôi chó ở Việt Nam không biết đến điều này ảnh hưởng thế nào đến hành vi của chó đối với bạn. Chúng tôi nói đơn giản như việc chó hay chồm lên người cũng cho thấy việc bạn dạy chó tại nhà chưa tốt.

Ví dụ một số quy tắc cơ bản như chó có được ngồi ăn chung với chủ không? Có được ngồi trên ghế sofa không? Có được leo lên giường không? Có được ngủ bất cứ chỗ nào trong nhà không? Việc đặt ra nội quy ngay từ đầu sẽ giúp bạn có một định hướng rõ ràng về việc dạy chó. Qua đó sẽ giúp bạn huấn luyện chó ở nhà hiệu quả hơn.

Đặt nội quy cho cún ngay khi còn nhỏ

Mẹo 3: Tạo không gian riêng cho chó

Giống như con người, chó cần không gian riêng. Càng sớm càng tốt, hãy cho chó con của bạn chỗ ngủ riêng, chẳng hạn như cũi. Điều này mang lại sự thoải mái và an toàn đối với chúng. Đồng thời giúp chúng biết được chỗ ăn, ở, chỗ ngủ của mình.

Mẹo 4: Giúp chó hòa nhập xã hội

Việc giúp chó hòa nhập xã hội cũng là một cách hiệu quả để huấn luyện chó tại nhà. Bạn nên cho chó tiếp xúc với người thân và các thành viên trong gia đình. Dẫn chó đi dạo hàng ngày và cho chúng làm quen với thế giới quan bên ngoài.

Việc nhốt chó quá lâu sẽ gây ra những điều không mong muốn. Ngoài việc chú chó của bạn sẽ trở nên hung dữ và dẫn đến cắn người thì cũng sẽ khó khăn cho bạn trong việc dạy chó. Một chú chó hoạt bát, vui vẻ và thân thiện lúc nào cũng dễ dạy hơn là một chú chó hung dữ.

Mẹo 5: Khen thưởng chó khi cần thiết

Khen thưởng chó luôn và một tuyệt chiêu để dạy và huấn luyện chó tại nhà. Không quá khi nói rằng nó chính là chìa khóa. Mẹo Thiên Khuyển mách bạn là chuẩn bị sẵn các mẫu thức ăn khô ưa thích sẵn của chó. Khi chó thực hiện đúng mệnh lệnh và hoàn thành bài tập hãy thưởng cho chúng. Lặp đi lặp lại điều này nhiều lần trong buổi huấn luyện.

Ngoài việc sử dụng thức ăn thì xoa đầu hay sử dụng lời khen cũng tạo nên sử hiệu quả.

cách huấn luyện chó ở nhà
Khen thưởng chó khi huấn luyện

Mẹo 6: Hướng dẫn chạy lại khi được gọi tên

Được xem như là lệnh cơ bản khi dạy chó ở nhà. Khi đã đặt tên xong cho chó thì bạn cần dạy chó chạy lại khi được gọi tên. Hạ cấp độ của chúng và nói với chú chó của bạn sử dụng tên của chúng. Khi họ làm vậy, hãy phấn khích và sử dụng nhiều biện pháp củng cố tích cực. Lần tới, hãy thử lệnh “đến” khi chúng bị phân tâm với thức ăn hoặc đồ chơi. Khi con chó con của bạn lớn hơn, bạn sẽ tiếp tục thấy lợi ích của việc hoàn thiện lệnh này.

huấn luyện chó
Huấn luyện chó chạy lại

Mẹo 7: Duy trì sự lặp lại khi huấn luyện chó

Khi dạy chó tại nhà bạn hãy lưu ý điều này là các chú chó sống trong khoảnh khắc. Chũng sẽ dễ quên điều vừa làm hoặc bài huấn luyện vừa học nếu không được nhắc nhở và mài dũa. Vì vậy việc duy trì sự lặp lại khi dạy chó ở nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài ra khi chú chó của bạn đang làm điều gì đó xấu, hãy sử dụng kỹ thuật huấn luyện để tạo ra mối liên hệ giữa hành vi và sự điều chỉnh.

Mẹo 8: Không khuyến khích chó chồm lên

Chó con thích nhảy lên chào hỏi. Nếu không dạy nó sẽ thành thói quen. Việc chó chồm lên người vô tội vạ khiến bạn chưa dạy chú chó đến nơi đến chốn. Đặc biệt một số trường hợp chó chồm sẽ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

cach huan luyen cho
Không nên để chó chồm

Giải pháp để xử lý tính huống này như sau. Khi chó con hoặc chó của bạn nhảy lên người, không cần la lắng chó, bạn chỉ cần quay người đi hướng khác. Cũng không khen ngợi hay xoa đầu chúng cho hành động như vậy. Chó sẽ tự động quen và biết đó là hành động không được chủ nhân yêu thích.

Mẹo 9: Không la mắng và đánh đập chó

Khi huấn luyện chó tại nhà thì cần tuyệt đối kiêng kỵ việc đánh đập và quát tháo chú chó. Theo nghiên cứu khoa học thì việc la mắng và đánh chó sẽ phản tác dụng khi dạy chó. Điều này chỉ làm chó thêm hoảng sợ và không được vui vẻ tự tin khi ở bên chủ nhân. Nếu điều này diễn ra thường xuyên thì càng khó hơn. Chú chó sẽ trở nên chai lỳ và sợ sệt, việc tiếp thu các bài tập qua hiệu lệnh và khẩu lệnh gần như sẽ rất khó.

Chó là một người bạn tuyệt vời

Ở nước ngoài chó là loài động vật rất được coi trọng. Nó như một thành viên trong gia đình vậy. Chúng được đối xử một cách tôn trọng và công bằng. Việc ngược đãi chó có thể bị phạt hành chính. Thậm chỉ bị tước quyền nuôi chó và cấm luôn vĩnh viễn nhận nuôi sau này. Hi vọng trong một tương lai gần người Việt mình cũng ý thức được điều này.

Mẹo 10: Dành thời gian cho chú chó của mình

Chó con hoặc chú chó của bạn đã làm việc chăm chỉ để làm hài lòng bạn trong suốt quá trình huấn luyện của chúng. Để lại cho chúng nhiều lời khen ngợi, một món quà, một vài lời vỗ về hoặc năm phút chơi đùa. Điều này sẽ giúp chúng sẵn sàng để tham gia các buổi huấn luyện kế tiếp với sự hăng hái và sẵn sàng.

cach huan luyen cho
Nên khen thưởng khi huấn luyện chó

Các bài tập huấn luyện chó ở nhà bạn tham khảo

Có rất nhiều bài tập huấn luyện chó ở nhà bạn có thể tham khảo trên mạng và làm theo. Nhìn chung các giáo án dạy chó ở Việt Nam nước ta thì không da dạng như ở nước ngoài.

Dưới đây là một số bài tập huấn luyện chó ở nhà mà bạn có thể thực hiện để cải thiện kỹ năng và kết nối với chó của mình:

  1. Ngồi và Nằm: Đây là hai lệnh cơ bản và quan trọng. Bắt đầu bằng cách dùng một miếng thưởng để hướng dẫn chó ngồi và nằm khi bạn nói lệnh tương ứng. Khi chó thực hiện đúng, khen ngợi và thưởng cho nó.
  2. Đến Đây: Gọi tên chó và sử dụng lệnh “Đến đây.” Khi chó đến gần bạn, khen ngợi và thưởng.
  3. Điều khiển vị trí: Hướng dẫn chó di chuyển từ một vị trí này sang vị trí khác bằng các lệnh như “Ở lại,” “Đứng lại,” “Đi,” và “Quay lại.”
  4. Bỏ Đồ Vào Miệng: Dạy chó cách nắm và giữ đồ vật như một cốc hoặc quả bóng. Khi nó nắm lấy đồ vật, khen ngợi và thưởng.
  5. Lấy Đồ Vật: Dùng một đồ vật như quả bóng hoặc đồ chơi, ném đi và dạy chó lấy nó và mang về cho bạn.
  6. Không Gặp Người Lạ: Huấn luyện chó cách ứng phó với người lạ bằng cách cho chó tiếp xúc với người khác một cách nhẹ nhàng và khen ngợi nếu nó thể hiện sự bình tĩnh.
  7. Huấn luyện vị trí đi vệ sinh: Dạy chó đi vệ sinh tại một vị trí cố định ngoài trời hoặc trong nhà.
  8. Tiếng ồn và Xã Hội Hóa: Quen chó với tiếng ồn và xã hội hóa bằng cách cho nó tiếp xúc với nhiều người và tình huống khác nhau.
  9. Bài tập thể thao: Chơi các trò chơi thể thao như ném bóng, chạy đua, hoặc agility để giữ cho chó thể dục và tinh thần.

Và nhiều bài tập khác bạn có thể tham khảo ở bài giá huấn luyện chó của Thiên Khuyển để biết thêm chi tiết nhé.

Các dụng cụ cần thiết để huấn luyện chó ở nhà

  • Dây dắt: Một dây dắt là dụng cụ quan trọng để kiểm soát chó trong quá trình huấn luyện và ngoài trời. Dây dắt giúp bạn giữ chó ở gần và an toàn.
  • Miếng thưởng: Sử dụng miếng thưởng nhỏ như bánh gặm hoặc bánh quy để khen ngợi và đánh thức sự quan tâm của chó khi nó thực hiện đúng lệnh.
  • Đồ chơi: Đồ chơi làm cho quá trình huấn luyện trở nên thú vị và kích thích trí óc của chó. Bạn có thể sử dụng đồ chơi để thực hiện các bài tập như “lấy đồ vật” hoặc “bỏ đồ vào miệng.”
  • Lồng/cuống: Một lồng hoặc cuống sẽ giúp bạn định giờ cho chó, tạo một nơi an toàn cho nó và giúp kiểm soát hành vi trong nhà.
  • Clicker huấn luyện: Clicker là một dụng cụ nhỏ có âm thanh đặc biệt để khen ngợi chó khi nó thực hiện đúng hành động. Nó có thể giúp làm rõ hơn lúc nào chó đã làm đúng.
  • Bàn huấn luyện: Bàn huấn luyện là nơi bạn có thể làm việc với chó ở một địa điểm cố định để tập trung vào huấn luyện.
  • Nước phun bình phun nước: Đây là dụng cụ hữu ích để ngăn chó gặp khó khăn về việc học những lệnh liên quan đến vị trí và cách di chuyển.
dụng cụ huấn luyện chó
Dụng cụ huấn luyện chó ở nhà

Kết luận

Trên đây là tổng hợp 10 cách huấn luyện chó tại nhà của Thiên Khuyển. Hi vọng bạn đọc sẽ tìm được cách để huấn luyện chú chó của mình đúng cách. Chúng tôi cho rằng mỗi trường dạy chó sẽ có cách huấn luyện khác nhau. Tuy nhiên mấu chốt đều hướng đến làm chú chó của bạn nghe lời và trưởng thành hơn.

Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ về dịch vụ huấn luyện chó thì bạn đừng ngần ngại liên hệ với Thiên Khuyển. Trung tâm với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn cho bạn các kiến thức bổ ích để dạy chó. Như chúng tôi đã đề cập việc sở hữu một chú chó cưng thì vô cùng dễ nhưng việc dạy chúng sẽ khó hơn gấp nhiều lần.

Xin chân thành cảm ơn!

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách diệt ve chó cho cún cưng hiệu quả
  • Thông tin đầy đủ từ A-Z về chó Boxer (chó võ sĩ)
  • Chó Kangal - Giống chó có lực cắn mạnh nhất thế giới
  • Kỹ thuật huấn luyện chó Great Dane
  • Trường huấn luyện chó Phốc Sóc tại TPHCM
  • Chó Pitbull cắn chết người - Nguyên nhân và cách khắc phục

Từ khóa » Cách Huấn Luyện Chó Rottweiler Tại Nhà