10 Cách Từ Chối Khéo Léo Giúp Người Cả Nể Nhất Cũng Có Thể Nói Không
Có thể bạn quan tâm
Bạn có thể dễ dàng đưa ra lời từ chối với bạn bè, đồng nghiệp không? Nghe thì có vẻ đơn giản song sự thật là rất nhiều người khó có thể đưa ra được lời từ chối.
Nhiều người chọn cách cố gắng chấp nhận yêu cầu của người khác để tránh xảy ra xung đột hay sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên những cái gật đầu một cách miễn cưỡng này thường khiến chúng ta khó chịu khi phải làm những việc chúng ta không muốn. Trang Brightside đã đưa ra 10 cách từ chối rất khéo léo để ai cũng có thể nói "không" vẫn vẫn giữ được mối quan hệ.
1. Cố gắng hiểu mục đích của câu từ chối
Trước khi xây dựng mối quan hệ với những người khác, bạn nên hiểu điều gì là quan trọng và điều gì không quan trọng đối với bạn.
Để thực hiện được việc này, hãy lập danh sách những người, sự việc và sự kiện mà bạn muốn dành thời gian của mình. Nếu bạn chưa biết bản thân cần ưu tiên cho điều gì thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc từ chối yêu cầu của họ. Bạn sẽ luôn cảm thấy mâu thuẫn về việc từ chối của mình có đúng hay không.
2. Đưa ra một sự lựa chọn
Đây có lẽ là cách dễ nhất để bạn nói lời từ chối. Khi bạn muốn từ chối giúp một người nào đó, hãy đưa cho họ một giải pháp thay thế. Điều này vừa giúp bạn có thể nói "không" mà vẫn cung cấp thông tin hữu ích cho người kia.
Ví dụ, nếu bạn không thể gặp một người bạn tối nay và bạn đã không gặp họ trong một thời gian dài, hãy sắp xếp một cuộc hẹn khác.
3. Thể hiện sự áy náy
Nếu bạn không thể giúp một ai đó, hãy cho họ thấy rằng bạn luôn lắng nghe và hiểu họ muốn gì. Điều nên làm là nói với họ rằng bạn hiểu rằng họ đang ở trong một tình huống khó khăn, bạn tuy không thể giúp được song luôn chúc họ thuận lợi, may mắn.
Điều này sẽ giúp đối phương cảm thấy tốt hơn và việc từ chối của bạn cũng trở nên dễ dàng hơn.
4. Nói "không" với yêu cầu, không phải với người đó
Đừng lo lắng rằng việc từ chối của bạn sẽ xúc phạm đến người đó, phải đồng ý mới có thể giữ được mối quan hệ với họ. Thực tế là bạn từ chối giúp đỡ chỉ có nghĩa là bạn không thể giúp đỡ trong tình huống đó chứ nó không có nghĩa là bạn ích kỷ.
Tất nhiên, việc từ chối nên được nói ra một cách lịch sự, khéo léo. Sự kiên quyết sẽ khiến người khác hiểu rằng bạn thực sự không thể giúp đỡ.
5. Giải thích lý do
Không phải ai cũng có thể từ chối làm điều gì đó mà không giải thích lý do. Người mong sự giúp đỡ từ bạn luôn muốn một vài lý do cho việc từ chối đó.
Bạn không cần đưa ra một lời giải thích dài dòng và chi tiết, chỉ cần nói cho họ biết về hoàn cảnh tại sao bạn từ chối giúp đỡ. Có thể bạn đang vội đi gặp bác sĩ hoặc bạn quá mệt mỏi và bạn cần nghỉ ngơi, hay đơn giản là vì những lý do riêng khác. Hãy trung thực với người đó.
6. Thực hành nói “không”
Tất cả những mẹo trên đây sẽ chỉ là kiến thức giấy vở nếu bạn không thể thực hành nói "không". Bạn là người cả nể? Vậy thì hãy bắt đầu với những tình huống đơn giản có ít rủi ro nhất.
Ví dụ: hãy nói “không”với một người phục vụ món tráng miệng trong quán cà phê hay khi ở nhà một mình, bạn có thể lặp lại từ "không" 10 lần. Điều này sẽ làm cho bạn tự tin trong các tình huống trong tương lai.
7. Dùng lời khen để từ chối
Để từ chối giúp ai đó, hãy biến nó thành một lời khen. Điều này sẽ khiến người bị từ chối thấy dễ chịu hơn nhiều phần.
Ví dụ: bạn có thể nói “Cảm ơn vì đã nhớ đến tôi” hay “Tôi thực sự rất cảm kích vì bạn đã hỏi tôi trước” hay đơn giản là một lời chúc may mắn.
8. Sẵn sàng để đưa ra lựa chọn
Đôi khi thật khó để nói "không". Đó không phải vì chúng ta sợ người cần giúp giận dữ mà bởi vì chúng ta không muốn mất một cơ hội thú vị. Khi đó, bạn nên đưa ra lựa chọn khác để giảm bớt tính chất phản đối của câu nói.
9. Hãy kiên quyết khi bị nài nỉ
Một số người rất kiên trì đến nỗi họ sẽ không ngừng nhắc đi nhắc lại cho đến khi đạt được sự đồng ý. Điều này phần lớn là đúng với người thân trong gia đình. Trong trường hợp này, hành động tốt nhất của bạn là hãy lặp lại câu trả lời.
Điều này không có nghĩa là bạn không có lòng từ bi. Hãy ôm họ, nhưng đừng để câu trả lời của bạn biến thành "có thể" và cuối cùng là “có”.
10. Đừng mất quá nhiều thời gian để trả lời
Nói lời từ chối quả không dễ dàng song khi bạn mất quá nhiều thời gian để đưa ra câu trả lời, bạn nói "có thể" rồi sau đó lại nói "không" thì tốt hơn hết là nên nói không ngay từ đầu. Về lâu dài, một sự từ chối rõ ràng sẽ lịch sự hơn nhiều. Đừng cố gắng làm quá nhiều thứ cùng một lúc.
9 cách người thông minh đối phó với người "độc hại" Đối phó với người "độc hại" cần sự thông minh và khéo léo, không để họ làm ảnh hưởng tiêu cực đến ta, biến ta thành người "độc hại". Bấm xem >>Từ khóa » Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Người Khác
-
Cách Từ Chối Tình Cảm Người Khác Một Cách Khéo Léo - Mindalife
-
6 Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Mà Không Gây Tổn Thương
-
Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Của Con Trai, Con Gái Khéo Léo, Tế Nhị
-
Cách Từ Chối Tình Cảm Của Một Người Tránh Làm Họ Tổn Thương
-
Cách để Khéo Léo Từ Chối Một Chàng Trai Qua Tin Nhắn - WikiHow
-
3 Cách Làm Sao để Từ Chối Tình Cảm Một Cách Khéo Léo - Tâm Lý NQH
-
Mách Bạn Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Tế Nhị Và Khéo Léo | DBK Việt Nam
-
Làm Thế Nào để Từ Chối Người Khác? - CafeBiz
-
Cách Từ Chối Tình Cảm Khéo Léo để Người ấy Không Cảm Thấy "đau"?
-
Cách Từ Chối Khéo Tình Cảm Của Con Trai - 2DEP
-
9 Cách Khéo Léo để Từ Chối Khi Người Yêu đòi Quan Hệ - Hello Bacsi
-
Những Câu Từ Chối Lời Tỏ Tình Hay Và Khéo Léo Nhất
-
Cách Từ Chối Tình Cảm Một Cách Khéo Léo - Gia đinh Ngày Nay
-
7 Cách Từ Chối Lời Mời Khéo Léo - VnExpress Đời Sống