10 Cây Cầu đang Và Sẽ Xây Dựng Qua Sông Hồng ở Hà Nội

Hiện nay, Hà Nội đã có 8 cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy giai đoạn 1, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang.

Đầu năm nay, thành phố đã khởi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ vốn ngân sách. Công trình được xây dựng song song và cách cầu Vĩnh Tuy 1 khoảng 21,25 m về phía hạ lưu sông Hồng.

[Infographic] Ngoài cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ xây thêm bao nhiêu cầu vượt sông Hồng? - Ảnh 2.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã khởi công vào đầu tháng 1. (Ảnh: Hạ Vũ).

Cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe); điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.

Đến thời điểm này, việc thi công đang triển khai trên toàn bộ công trường thuộc phạm vi 5 gói thầu của dự án và dự kiến cầu được hoàn thành vào năm 2023.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài 9 cây cầu kể trên, Thủ đô sẽ xây thêm 9 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4); Thăng Long mới (Vành đai 3); Tứ Liên; Thượng Cát, Ngọc Hồi (Vành đai 3,5); Trần Hưng Đạo; Phú Xuyên; Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).

Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cách đây vài ngày, UBND TP Hà Nội có quyết định chấp thuận giao CTCP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

[Infographic] Ngoài cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ xây thêm bao nhiêu cầu vượt sông Hồng? - Ảnh 1.

Vị trí dự kiến xây cầu Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Hạ Vũ).

Dự án có điểm đầu tại ngã 5 Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên.

Tổng chiều dài cầu Trần Hưng Đạo khoảng 5,5 km, chiều rộng bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Đoạn cầu dẫn phía Hoàn Kiếm có quy mô một làn xe đi thẳng vào đường Trần Hưng Đạo và 4 làn xe rẽ tiếp cận vào đường đê Trần Khánh Dư; đoạn cầu dẫn phía Long Biên có quy mô 4 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 8.900 tỷ đồng

Đối với cầu Mễ Sở, hồi đầu năm, cử tri Hà Nội kiến nghị thay đổi thiết kế và tên gọi cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) với huyện Văn Giang (Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa. Cử tri cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt qua sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở.

{{Ngoài cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ xây thêm bao nhiêu cầu vượt sông Hồng? - Ảnh 1.

Vị trí xây cầu Mễ Sở. (Ảnh: Hạ Vũ).

Trả lời việc này, đại diện Bộ GTVT cho hay, cầu Mễ Sở thuộc Vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Toàn tuyến Vành đai 4 đã được Chính phủ đã giao bộ này nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Do đó, các cơ quan liên quan sẽ nghiên cứu phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở theo điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí, cảnh quan để lựa chọn phương án bảo đảm tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc. Sau khi đầu tư hoàn thành cầu, Bộ Giao thông Vận tải mới nghiên cứu về tên gọi.

Cuối tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 13,8 km, chiều rộng là 17 m với tổng mức đầu tư khoảng 4.881 tỷ đồng. Điểm đầu dự án là nút giao QL1 với đường Vành đai 4 thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội). Điểm cuối là nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường Vành đai 4, thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).

{{Ngoài cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ xây thêm bao nhiêu cầu vượt sông Hồng? - Ảnh 2.

Vị trí cầu Hồng Hà thuộc địa bàn huyện Đan Phượng. (Ảnh: Hạ Vũ).

Với các cây cầu còn lại, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cầu Hồng Hà dài 6 km, lộ trình triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.

Cầu Hồng Hà có vị phía bắc nằm tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía nam tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Cầu giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, nằm giữa trường THCS Liên Hồng và thôn Bồng Lai.

Cầu Vân Phúc dài 4 km, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2030. Cầu Vân Phúc nối trục Bắc - Nam (tại huyện Phúc Thọ) với tỉnh Vĩnh Phúc. Mới đây, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết sẽ phối hợp TP Hà Nội xây dựng cầu Vân Phúc với chiều dài cầu khoảng ba km, rộng 20,5 m.

Các cầu còn lại gồm cầu Phú Xuyên dài 5 km, dự kiến triển khai giai đoạn 2020 - 2025; cầu Ngọc Hồi dài 4 km, làm trong giai đoạn 2025 - 2030 và cầu Thăng Long mới dài hai km, dự kiến xây dựng sau năm 2020.

[Infographic] Ngoài cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội sẽ xây thêm bao nhiêu cầu vượt sông Hồng? - Ảnh 5.

Từ khóa » Các Cầu Bắc Qua Sông Hồng ở Hà Nội