10 Công Dụng Của đậu Nành đối Với Sức Khỏe Bạn Không Nên Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Đậu nành là loại thực phẩm thường có mặt trong những thực đơn ăn uống lành mạnh được tư vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Nhưng lợi ích cụ thể của nó là gì, và những ai nên bổ sung đậu nành vào khẩu phần ăn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết về công dụng của đậu nành dưới đây.
Những lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe và cuộc sống sẽ khiến bạn ngạc nhiên
Đậu nành hay còn được gọi là đậu tương, là một loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và dần trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Á, thậm chí cả ở châu Âu. Ban đầu, nó chỉ được sử dụng như một loại thực phẩm thông thường. Nhưng càng về sau, người ta càng phát hiện nhiều công dụng của nó đối với sức khỏe.
1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
Không phải tự nhiên mà đậu nành được mệnh danh là “thịt” của người ăn chay. Nó có giá trị dinh dưỡng khá cao. 100g đậu nành sẽ cung cấp cho bạn:
- 173 calo
- 63% nước
- 16.6g chất đạm
- 9g chất béo
- 9.9g chất bột
- 6g chất xơ
- Nhiều vitamin A, B1, B2, D, E và nhiều chất khoáng như Natri, Canxi, Sắt, Magie, Photpho...
Với hàm lượng dinh dưỡng trên, đậu nành góp phần cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của bạn. Đặc biệt, hàm lượng đạm cực kì cao của nó giúp bổ sung phần năng lượng còn thiếu từ thịt, cá cho người có thói quen ăn chay. Đây là 1 trong những nguồn bột protein thực vật tốt nhất hiện nay.
2. Ngăn ngừa ung thư vú
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyên mọi người sử dụng 3 khẩu phần đậu nành mỗi ngày để tránh xa căn bệnh này, đặc biệt là đối với những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú. Đây là một trong những tác dụng của đậu nành đối với nữ giới mà bạn cần quan tâm. (1)
3. Hỗ trợ hoạt động tim mạch
Đậu nành chứa nhiều hợp chất giúp khống chế hoạt động của cholesterol, duy trì nồng độ cholesterol trong cơ thể ở mức ổn định. Chính điều này giúp là giảm hiện tượng huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim – những chứng bệnh do lượng cholesterol cao gây ra.
Cơ quan Kiểm tra Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ đã khẳng định bổ sung 25g đạm đậu nành vào khẩu phần ăn mỗi ngày với ít chất béo bão hòa cùng cholesterol sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Điều này lý giải vì sao ở các quốc gia người dân ưa chuộng sử dụng đậu nành, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch luôn ở mức thấp.
4. Hỗ trợ giảm béo
Hàm lượng đạm cao nhưng mức calo cung cấp không quá lớn nên được xem là một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Nguồn chất xơ dồi dào của nó còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và tạo cảm giác nhanh no, hạn chế thèm ăn, đặc biệt phù hợp với những ai đang trong quá trình ăn kiêng.
Xem thêm: Uống sữa đậu nành có giảm cân không?
5. Tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Khoảng 3-5 năm trước và 4-5 năm sau khi mãn kinh, phụ nữ sẽ gặp phải nhiều triệu chứng mãn kinh khó chịu như bốc hỏa, đổ mồ hôi, trầm cảm, suy giảm nhận thức và trí nhớ, mất ngủ, rụng tóc, da khô và mắc nhiều chứng bệnh không mong muốn.
Chất isoflarm trong đậu nành hay còn có tên gọi là estrogen thực vật sẽ giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn thời kỳ mãn kinh bằng cách hỗ trợ cân bằng hormone ở nữ giới. Phụ nữ các nước phương Đông thường ít gặp khủng hoảng bởi các triệu chứng này hơn so với phương Tây. Lý do là vì lượng đậu nành mà họ tiêu thụ hằng ngày cao hơn. (3)
6. Ngăn ngừa tiểu đường
Lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe có thể kể đến tiếp theo là khả năng phòng tránh các tác nhân gây tiểu đường. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường là do sự thiếu hụt insulin, hoặc insulin hoạt động không bình thường, làm cho lượng đường trong máu không được chuyển đến gan và các tế bào mỡ, chỉ số đường trong máu tăng cao. Chất xơ mà đậu nành cung cấp sẽ làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường và các bệnh liên quan.
7. Ngăn ngừa loãng xương
Độ chắc khỏe của xương phụ thuộc vào hàm lượng Calcium. Nghiên cứu cho thấy người dùng nhiều đạm động vật sẽ bị thất thoát một lượng lớn Calcium qua nước tiểu. Điều này lại không xảy ra đối với những người dùng các nguồn đạm thực vật như đậu nành.
Trong đậu nành có chứa isoflavones, một chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp giảm đáng kể nguy cơ gãy xương, loãng xương. Ngoài ra, isoflarm trong đậu nành còn là gia tăng mật độ khoáng ở các đốt sống lên 1.2-1.4 lần. (4)
8. Ngăn ngừa khối u
Một số công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng người ăn nhiều đậu nành có tỉ lệ xuất hiện các loại khối u phụ thuộc vào hormone rất thấp, chẳng hạn như khối u ở vú, tử cung hay buồng trứng. Chính vì vậy, đậu nành được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói trên. (2)
Trong loại thực phẩm này còn chứa các chất làm giảm tổn thương trên tế bào và ức chế khởi phát ung thư, kích thích tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
9. Dưỡng da và tóc
Công dụng của đậu nành trong làm đẹp thường được nhắc đến là chăm sóc da và tóc. Hợp chất BBIC trong đậu nành giúp ức chế quá trình dẫn đến chứng đa xơ cứng. Do đó, bổ sung đậu nành cho cơ thể đồng nghĩa với việc bạn có thể ngăn ngừa lão hóa, đặc biệt là cho làn da, giúp da duy trì được độ đàn hồi, săn chắc. Mái tóc cũng trở nên chắc khỏe và bóng mượt hơn trông thấy.
10. Mang lại vòng 1 săn chắc cho nữ
Liệu đậu nành có thực sự làm tăng kích thước vòng 1 hay không vẫn là một vấn đề đang còn nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu nành cung cấp một hàm lượng Isoflavones, còn gọi là estrogen thực vật, ảnh hưởng đến sinh lý và sự phát triển vòng 1 của nữ giới. Ngoài ra, lượng protein khổng lồ mà nó cung cấp cũng giúp nuôi dưỡng các mô cơ vùng ngực, khiến ngực trông săn chắc và đầy đặn hơn.
Tác dụng phụ của đậu nành
Bên cạnh nhiều lợi ích tuyệt vời, chúng ta còn cần tìm hiểu về những tác hại của đậu nành nếu sử dụng không phù hợp và đúng cách.
- Gây ra dị ứng: Một số người sẽ gặp phải hiện tượng dị ứng với các thành phần của đậu nành, đặc biệt là trẻ em. Biểu hiện của dị ứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, ngứa, chóng mặt, khó thở...
- Không tốt cho người bị gout: Người bị bệnh này không nên ăn nhiều các thực phẩm như đậu nành, thịt đỏ, nội tạng, hải sản và một số loại nấm vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh diễn biến xấu đi.
- Làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: Một số dự án nghiên cứu cho rằng nam giới dùng quá nhiều đậu nành sẽ làm tăng 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt so với người sử dụng ở mức độ bình thường.
- Nam giới dùng đậu nành có bị “nữ hóa” không? Đây là một thắc mắc khá phổ biến của phái mạnh khi muốn sử dụng các sản phẩm từ đậu nành. Thật may mắn, câu trả lời là không. Do Isoflavones có cấu trúc tương tự với nội tiết tố estrogen của nữ nên thường bị hiểu lầm là gây ra những biểu hiện “nữ hóa” ở nam giới. Nhưng thực tế, Isoflavones không gây nên những tác dụng này.
Sữa Tăng Cơ AllMax Nutrition IsoFlex 5lbs (2.27kg)
2,400,000₫AST VP2 Whey Protein Isolate 2lbs (937g)
950,000₫ Hết hàng -10% -10%Sữa Tăng Cơ Thực Vật Applied Nutrition Vegan-Pro 2.1kg
1,350,000₫ 1,500,000₫ Hết hàngSữa Tăng Cơ Nutrex ISOFIT Whey Protein Isolate 2.3kg
1,650,000₫ Hết hàngSau khi đã nắm rõ về những công dụng của đậu nành cũng như những tác dụng phụ mà nó có thể mang lại, bạn hãy sử dụng hợp lý loại thực phẩm này để phục vụ cho sức khỏe của mình và gia đình nhé!
Từ khóa » đậu Nành Có Chất Gì
-
Ăn đậu Nành Có Hại Cho Sức Khoẻ Phụ Nữ Không? - BBC
-
Ăn đậu Nành Nhiều Có Tốt Không? - Vinmec
-
Thành Phần Dinh Dưỡng đậu Nành, đậu Bắp, đậu đỏ, đậu đen
-
Những điều Cần Biết Về Thành Phần Dinh Dưỡng Của đậu Nành
-
Thói Quen ăn đậu Nành Nhiều Có Tốt Không
-
Tác Dụng Của Sữa đậu Nành Có Thật Sự Bổ Dưỡng Cho Cơ Thể?
-
Thành Phần Dinh Dưỡng đậu Nành Và Những Lợi ích đối Với Sức Khỏe
-
6 Nhóm Người Không Nên ăn Nhiều đậu Nành
-
Giá Trị Dinh Dưỡng đậu Nành - Vinasoy
-
11 Lợi ích Của đậu Tương Và đậu Nành - Bách Hóa XANH
-
Sữa đậu Nành Có Tốt Không, Có Tác Dụng Gì? Uống Nhiều Có Tốt Không?
-
Nam Giới Uống Sữa đậu Nành Có Bị Vô Sinh Không?
-
Để ăn Khỏe Sống Lâu, đừng Bỏ Quên Hạt đậu Nành - Prudential
-
Bột đậu Nành Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe Và Làm đẹp?
-
Sữa đậu Nành Có Tốt Không? Công Dụng Của Sữa đầu Nành
-
Giải đáp: Uống Nước đậu Nành Có Tác Dụng Gì? - Toshiko
-
Mầm đậu Nành Là Gì? Tổng Hợp 20+ Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe