10 Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Sài đất Trong Chữa Bệnh

Nước ta được thiên nhiên ưu ái cho nhiều loại cây thuốc quý mọc dại trong tự nhiên, có rất nhiều các tác dụng trong chữa bệnh và đặc biệt là an toàn, hiệu quả và cực kì lành tính. Mỗi loại cây có rất nhiều tác dụng và cách bào chế khác nhau, dùng trong điều trị tất cả các loại bệnh. Cây sài đất là một loại cỏ mọc hoang nhưng lại mang trong mình rất nhiều tác dụng hữu ích như chữa cảm, rôm sảy, sốt, mụn nhọt, … Bài viết sau đây xin chia sẻ thêm thông tin và những công dụng của cây sài đất.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Cây sài đất là cây gì?

Cây sài đất hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: húng trám, cúc nháp, xoài đất, ngổ núi … sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (osbeck) Merr, thuộc họ Cúc.

Cây sài đất là loại cây dại mọc phổ biến khắp các vùng miền núi và trung du nhưng chắc rất nhiều bạn đọc đều thắc mắc là cây sài đất như thế nào. Đây là loại cây mọc hoang dại, khá quen thuộc với người dân ở các vùng nông thôn, ở một số nơi được dùng để ăn như một loại rau sống, một số nơi khác thì dùng làm cây cảnh, làm thuốc, ... Đây là cây thuộc dòng thân thảo, bò lan trên mặt đất, thân cây bò đến đâu thì rễ mọc đến đó. Lá cây có đặc điểm nhận dạng là 2 mặt lá đều có lông thô, lá mọc sát cây, viền lá có các răng cưa xẻ cách đều nhau. . Các bộ phận của cây bao gồm rễ, lá và phần thân đều được trưng dụng để bào chế thuốc.

Theo các nhà thực vật học, tác dụng cây sài đất là dùng làm thuốc và chúng được chia ra làm 2 loại:

  • Sài đất cây hoa vàng: loại này rất phổ biến và phân bố ở khắp nơi, hoặc ven đường các khu vực trung du và miền núi, loại cây sài đất có hoa màu vàng tươi cụm hoa chụm vào nhau trông rất thích mắt, loại này có thể dùng làm cây cảnh và làm thuốc.
  • Sài đất cây hoa trắng: hay có tên gọi là cây cúc đồng, hoa màu trắng có nhụy vàng, quả của loại này được những sợi lông cứng bao phủ xung quanh, trông khá giống hoa bồ công anh.

Thời điểm tháng 4 & 5 là thời điểm thu hoạch tốt nhất vì đây là lúc cây đang ra hoa và có dược tính mạnh nhất. Cây được thu hoạch sát gốc và đem về sử dụng lúc đang tươi hoặc phơi khô tùy nhu cầu sử dụng. Vì là loại cây mọc hoang dại và dễ nuôi nên sau khi cắt sát gốc, chỉ cần tưới nước và bón phân, cây sẽ đâm chồi mới, khoảng nửa tháng sau lại có thể thu hoạch được một mẻ mới.

Cách bảo quản cây sài đất cũng rất đơn giản. Nếu dùng sài đất dạng tươi để ăn sống thì nên dùng ngay sau khi thu hái hoặc nếu dùng để bào chế thuốc thì nên sơ chế sạch sẽ sau đó để ráo nước và cho vào túi hút chân không. Còn khi dùng sài đất dạng khô, cho thành phẩm vào túi bóng buộc kín hoặc hộp có nắp đậy kín miệng và để ở nơi cao ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.

Theo Y học cổ truyền cho biết, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, ... tác dụng của cây sài đất đem lại cho con người rất đáng kể như: thanh nhiệt, giải độc, tiêu mủ, tiêu viêm, cầm ho, mát gan, chữa viêm cơ, …

10 Công dụng tuyệt vời của cây sài đất trong việc chữa bệnh

Công dụng tuyệt vời của cây sài đất
Công dụng tuyệt vời của cây sài đất

Dân gian lan truyền những bài thuốc quý và những tác dụng của cây sài đất. Vậy cây sài đất có tác dụng gì? Cây sài đất chữa bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng tác dụng của loại cây này mang lại.

1. Cây sài đất chữa rôm sảy ở trẻ em

Tác dụng cây sài đất nếu được liệt kê ra thì có rất nhiều, nhờ có một lượng lớn các thành phần phenolic, cây sài đất có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm. Vì thế, thảo dược này rất hữu ích để điều trị chứng rôm sảy ở trẻ em.

Bài thuốc trị rôm sảy trẻ em cần dùng 50g sài đất đun sôi pha nước tắm. Tắm nước và lấy bã sài đất xoa nhẹ vào vùng da rôm sảy. Tắm duy trì trong vòng 1 tuần, mỗi ngày 1 lần, có tác dụng rất tốt trong việc phòng và chữa rôm sảy ở trẻ em.

Với trường hợp rôm nổi thành đám, dùng 100g sài đất giã nát, cho thêm chút muối biển và thêm 100ml nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước uống làm 2 lần trong ngày. Có thể dùng bã sài đất đắp lên đám rôm trong vòng 30 phút để nhanh có hiệu quả hơn. Ngoài ra có thể dùng loại phơi khô, cho nửa lít nước với mỗi 50g sài đất khô sau đó sắc thuốc và đợi cô lại cho đến khi còn khoảng 200ml, uống 2 lần mỗi ngày.

2. Cây sài đất trị mụn nhọt, mẩn ngứa dị ứng

Bài thuốc trị mụn nhọt của cây sài đất gồm 20g bồ công anh, 30g sài đất, 15g lá kim ngân hoa, 10g thổ phục linh, sắc uống mỗi ngày một thang. Các nghiên cứu chỉ ra cho thấy, sài đất là loại thảo dược rất hữu hiệu trong việc trị liệu các bệnh lý ngoài da. Để có kết quả tốt hơn nữa, các bạn hãy kết hợp dùng sài đất giã nát đắp lên vết nhọt hoặc đun nước tắm.

Để cắt cơn ngứa do da bị mẩn ngứa dị ứng, ta cần: 30g sài đất, 30g kim ngân hoa, 15g kinh giới, 15g rau má, 10g lá khế. Đem rửa sạch và đun sôi các thành phần trên sau đó để nguội đến khi còn ấm thì dùng khăn thấm nước lau người để trị mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, trời khô hanh làm da mẩn ngứa, viêm da dị ứng, …

3. Cây sài đất dùng tắm bé sơ sinh

Cây sài đất dùng tắm bé sơ sinh
Cây sài đất dùng tắm bé sơ sinh

Ngoài những tác dụng hữu ích và cực kỳ lành tính để trị rôm sảy ở trẻ em, cây sài đất còn được sử dụng để tắm cho các em bé sơ sinh, rất hiệu quả và an toàn. Công đoạn chuẩn bị tắm cho bé trước tiên là đo nhiệt độ phòng và điều chỉnh phù hợp để phòng kín gió và nhiệt độ vào khoảng 27 - 28 độ C. Lá cây sài đất khoảng chừng 2 nắm, đem rửa sạch, vò nát sau đó đun sôi rồi hòa thêm nước ấm vào để tắm bé. Sử dụng khăn nhúng vào nước ấm rồi lau khắp cơ thể cho trẻ. Ở những vùng da bị rôm sảy mẩn ngứa, các mẹ cần lau nhẹ nhàng để tránh em bé bị rát và khó chịu. Tắm lại bằng nước ấm sau bước tắm lá sài đất, sau đó lau khô và giữ ấm cho trẻ. Cách này thực hiện mỗi ngày hoặc cách ngày vừa có tác dụng diệt rôm sảy vừa rất an toàn và sạch sẽ cho bé. Một lưu ý nhỏ khi tắm, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ có thể đun lá lấy nước sau đó bôi lên da tay của con để kiểm tra xem con có bị dị ứng hay không. Nước lá sài đất được sử dụng với một lượng vừa đủ sẽ tốt hơn là khi nước quá đặc gây phản tác dụng hoặc quá loãng làm giảm hiệu quả.

4. Cây sài đất dùng trong thanh nhiệt, tiêu độc

Tác dụng cây sài đất được phát huy hiệu quả trong thanh nhiệt và tiêu độc. Cách dùng đó là lấy 1 nắm lá sài đất rửa thật sạch và ăn sống như các loại rau thơm. Kết hợp ăn kèm với thịt, cá, tôm, … trong những bữa ăn hàng ngày để có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp đào thải độc tố, thanh nhiệt, mát gan hiệu quả.

Bài thuốc thanh vị nhiệt thang, ta cần có: 16g sài đất, 12g thạch môn, 16g thục địa, 10g rễ cỏ xước, 16g thạch cao. Tất cả các thảo dược trên đem sắc ngày 1 thang chia làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng điều trị chứng hôi miệng, nhiệt miệng lưỡi, sưng mủ chân răng, đau bụng cả lúc đói và no, …

5. Cây sài đất dùng chữa thông sữa tiêu viêm

Viêm tắc tuyến sữa là hiện tượng tuyến sữa bị tắc, do vậy sữa không thể chảy ra được. Hiện tượng này xảy ra ở các sản phụ những ngày sau sinh hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Bài thuốc sau của cây sài đất có tác dụng chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tia sữa bị tắc: 30g sài đất, 30g bồ công anh, 16g huyền sâm, 12g xuyên khung, 16g sa tiền tử, 12g thông thảo, 16g kim ngân hoa, 12g, hoàng cầm, 8g chỉ thực, 16g liên kiều, 8g thanh bì, 8g sài hồ, 16g thạch cao, 6g tạo giác thích. Cách dùng đem tất cả thảo dược trên sắc chung, ngày 1 thang, chia 2 lần uống mỗi ngày.

Trị giảm sưng vú: 20g sài đất đem giã nhuyễn đắp lên tuyến vú bị viêm sưng đỏ, ngày đắp 2 lần mỗi lần khoảng 60 phút sau đó rửa sạch lại với nước sạch.

Lưu ý, phụ nữ mang thai và cho con bú, đang nuôi con bằng sữa mẹ cần hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa hoặc các lương y bốc thuốc nam có uy tín trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây sài đất.

6. Cây sài đất trong chữa cảm cúm, hạ sốt

Cây sài đất trong chữa cảm cúm, hạ sốt
Cây sài đất trong chữa cảm cúm, hạ sốt

Công dụng của cây sài đất có rất nhiều, trong số đó là công dụng chữa cảm cúm. Bài thuốc chữa cảm cúm bằng cây sài đất như sau: kết hợp 10g sài đất, 10g kinh giới, 10g cam thảo đất, 30g kim ngân hoa, 10g lá tía tô, 2g mạn kinh và 3g lá sinh khương đun cùng với 4 chén nước sạch. Đun trên bếp với lửa nhỏ liu riu cho đến khi còn một nửa, chia làm 2 phần uống trong ngày. Sử dụng liên tiếp trong vòng 3 ngày để thấy rõ được hiệu quả. Để triệu chứng cảm cúm nhanh khỏi hơn, các bạn có thể dùng sài đất, tía tô, kinh giới và cúc tần đun lên dùng xông người, cơ thể thoát mồ hôi ra nhiều sẽ giúp giải cảm tốt hơn.

Cây sài đất có tác dụng rất hữu ích trong việc điều trị hạ sốt. Phương thức đầu tiên đó là lấy 50g sài đất tươi giã nát rồi pha với nước sạch, lọc bỏ bã để lấy nước uống và uống ngày 2 lần. Nên uống ngay khi đang lên cơn sốt cao. Phần bã được lọc sẽ dùng để đắp chườm lên trán, lòng bàn tay, chân, 2 bên nách, bẹn để trị sốt cao.

Trong trường hợp sốt xuất huyết, công dụng của cây sài đất được phát huy triệt để. Thành phần gồm: 15g sài đất, 15h cỏ nhọ nồi, 15g rễ cỏ tranh, 10g lá cối xay (sao vàng), 12g bồ công anh, 12g kim ngân hoa, 8g hoa hòe. Tất cả thảo dược trên đem sắc chung với 3 lát gừng tươi, chia làm 2 lần uống trong ngày và uống khi nước thuốc ấm.

7. Cây sài đất chữa viêm bàng quang

Viêm bàng quang hay còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang, đây là loại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do các loại vi khuẩn trong bàng quang gây nên. Bài thuốc nam từ cây sài đất chữa viêm bàng quang như sau: kết hợp 35g sài đất, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất cùng 20g mã đề, đun tất cả các thảo dược trên cùng với 1 lít nước. Sắc thuốc với lửa vừa cho đến khi còn lại khoảng ⅓ là được. Lọc bỏ bã lấy nước uống ngày 2 bữa, sau ăn trưa và tối khoảng 30 phút.

8. Cây sài đất chữa viêm gan, vàng da

Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm gan, vàng da ở người lớn, chủ yếu là do chức năng của gan, mật, tụy vì một lý do hoặc tác động nào đó mà hoạt động bất thường. Sau đây là bài thuốc hiệu quả chữa vàng da, viêm gan bằng cây sài đất. Kết hợp 20g sài đất, 20g thổ phục linh, 12g cam thảo, 20g kim ngân đun lên lấy nước. Sắc khoảng 200g nước cốt sau đó chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần 100g. Phương pháp này nếu thực hiện kiên trì sẽ giúp thanh lọc một phần tình trạng viêm gan, nhiễm độc gan sau một tháng.

Một bài thuốc khác nữa dùng để chữa viêm gan, vàng da đó là 10g sài đất khô, 10g nhân trần và 5g kim ngân hoa. Tất cả các thảo dược trên đem rửa sạch, để ráo nước sau đó nấu lên. Nước thuốc được lọc ra sẽ dùng khoảng 4 - 5 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả.

9. Cây sài đất trong điều trị các vấn đề về mắt, tóc

Cây sài đất trong điều trị các vấn đề về mắt, tóc
Cây sài đất trong điều trị các vấn đề về mắt, tóc

Bên cạnh những công dụng trên, sài đất còn được sử dụng để tăng cường thị lực, trị chứng loạn thị và các chứng giật nhãn cầu như quáng gà. Các công dụng của cây sài đất trong việc chữa các bệnh về tóc, kích thích tóc mọc dày hơn, điều trị các chứng thiếu máu, xuất huyết, bệnh phù chân voi, các bệnh giun sán, vết rắn cắn, …

10. Cây sài đất có tác dụng nhuộm màu tự nhiên

Ngoài các tác dụng chữa bệnh và kích thích mọc tóc, cải thiện rụng tóc, lá cây sài đất còn được ứng dụng trong việc nhuộm tóc màu xám, nước ép của loại lá này cũng được dùng để làm một loại mực xăm, màu được tạo ra là màu xanh đen và không thể xóa đi được. Phần gốc của cây sài đất khi giã nát ra có màu đen và được dùng làm thuốc nhuộm vải.

Một số lưu ý khi sử dụng cây sài đất:

  • Không nên tự ý sử dụng và lạm dụng cây sài đất, cần phải hỏi kĩ ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp các loại thảo dược và sử dụng.
  • Sử dụng cây sài đất với liều lượng vừa đủ để có được tác dụng hiệu quả hơn.
  • Khi cơ thể xảy ra hiện tượng dị ứng với các thành phần của dược liệu, nên tạm ngưng và đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra kịp thời.
  • Cần chú ý trong việc bảo quản thuốc để tránh ẩm mốc, hư hỏng, làm giảm chất lượng thuốc. Đồng thời, chúng ta cũng không nên dùng thuốc đã để qua đêm vì khi đó thuốc đã biến chất và tác dụng của thuốc đã giảm đi đáng kể.
  • Để tránh kích ứng dành da nhạy cảm, trước khi đắp sài đất, các bạn có thể thử đắp lên tay trước, nếu không có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện trong khoảng 24h, ta có thể sử dụng sài đất để đắp lên vết ngứa, dị ứng, …
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Bởi lẽ hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu y khoa nào đề cập đến tính an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
  • Với những bạn không có sẵn các dược liệu, nên tìm mua ở các quầy thuốc nam uy tín để đảm bảo chất lượng.

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin và những công dụng tuyệt vời của cây sài đất. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích và thông thái hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/

Từ khóa » đất Có Công Dụng Gì