10 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Trước 1 Tuần Dễ Nhận Biết Nhất

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần, 1 ngày dễ nhận biết. Top 15 triệu chứng, biểu hiện có kinh nữ giới cần nắm rõ khi đến tháng (ngày đèn đỏ). Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu chi tiết về từng dấu hiệu có kinh nhé!

Có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là sự đánh dấu người con gái đã có khả năng mang thai và sinh đẻ. Trong một, hai năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định về thời gian và lượng kinh, dấu hiệu sắp có kinh cũng thường sẽ rõ rệt hơn..

Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là tình trạng ra máu ở âm đạo diễn ra theo một chu kỳ nhất định từ khi người phụ nữ bước vào độ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh thì kết thúc. Tùy vào cơ địa của mỗi người, chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ khác nhau và có độ dài trong khoảng từ 21 – 35 ngày.

Nếu quá trình thụ thai không diễn ra sau mỗi lần trứng rụng thì lớp niêm mạc tử cung dần bị bong tróc để đào thải ra bên ngoài âm đạo cùng máu & chất dịch còn sót lại trong buồng tử cung.

Thông thường, thời gian có kinh nguyệt sẽ diễn ra từ 2 – 7 ngày, lượng máu chảy ra thường nhiều hơn vào 2 ngày đầu sau đó giảm xuống rồi hết đi. Một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ mất khoảng 2 – 12 muỗng cà phê máu trong một kỳ kinh.

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng đều khiến nữ giới cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày khi phải liên tục thay băng vệ sinh sau mỗi 4 tiếng đồng hồ. Chính vì vậy, việc nắm rõ được các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sẽ giúp chị em có sự chuẩn bị tốt hơn và mang theo những phụ kiện cần thiết khi ra ngoài.

Tổng hợp 15 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết

Dấu hiệu sắp có kinh trước 1 tuần

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần, 1 ngày gồm những triệu chứng, biểu hiện như: khí hư ra nhiều, tăng kích thước vòng một, mặt nổi mụn, đau bụng kinh… Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu có kinh ở nội dung dưới đây.

1. Khí hư ra nhiều

Trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen của bạn gái gia tăng, khiến cho cơ thể ra nhiều khí hư hơn, vùng kín cũng ẩm ướt hơn bình thường.

Lưu ý: Nếu như khí hư ra nhiều mà kèm theo những dấu hiệu bất thường như mùi hôi khó chịu, khí hư chuyển màu xanh hoặc xám, ngứa ngáy vùng kín… thì có thể bạn gái đã bị viêm nhiễm phụ khoa, cần phải đi bác sĩ khám.

2. Căng tức ngực và tăng kích thước vòng 1

Căng tức ngực là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt điển hình ở nữ giới. Khoảng 1 tuần trước khi “rụng dâu”, chị em sẽ nhận thấy vùng ngực căng tức, ban đầu cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở vùng ngực nhưng sau có thể lan rộng sang vùng cận nách. Đồng thời kích thước vòng 1 cũng sẽ to hơn bình thường.

Hiện tượng này bắt nguồn do lượng nội tiết tố hormone estrogen tăng lên khiến vùng ngực sẽ có ít nhiều thay đổi. Chị em có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E như ngũ cốc, cà rốt, dầu thực vật, cà chua… để giúp cải thiện tình trạng khó chịu này.

3. Da nhờn, nổi mụn

Mỗi bạn gái đều có tính chất da mặt khác nhau, da dầu thường tiết nhờn và nổi mụn nhiều hơn so với da thường. Tuy khi, dù là da mặt như nào, khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt, da bạn gái cũng tiết ra nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn gái có thể ưu tiên các thực phẩm chứa kẽm, giúp ngăn chặn sự phát triển của da dầu và mụn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm cho da.

4. Đau vùng bụng dưới

Đau bụng dưới (đau bụng kinh) là dấu hiệu sắp có kinh điển hình ở một vài chị em phụ nữ, xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 đến 2 ngày.

Nguyên nhân làm nữ giới cảm thấy đau vùng bụng dưới trước khi hành kinh là do các hormone sinh dục nữ tiết ra nhiều hơn, khiến tử vung co thắt và gây đau vùng bụng dưới.

Bạn có quan tâm: Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất

5. Đau mỏi vùng lưng dưới

Trước chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chị em tiết ra số lượng lớn hormone prostaglandin, là nguyên nhân gây co bóp tử cung, khiến chị em đau vùng bụng dưới, đau mỏi lưng.

Trong trường hợp chị em bị đau mỏi lưng thường xuyên, không có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là chị em mắc các bệnh liên quan đến cột sống, xương khớp hoặc sỏi thận…

6. Tâm trạng bực bội, cáu gắt

Do phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (đau ngực, đau bụng, đau lưng, da nổi mụn…) nên tâm trạng chị em thường trở nên cáu bẳn, tức giận vô cớ, chán nản, vui buồn thất thường.

Tâm trạng trở nên bực bội, cáu gắt… là một trong những dấu hiệu có kinh nguyệt khá phổ biến ở hầu hết nữ giới.

7. Dấu hiệu ở đường tiêu hóa

Các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc chướng bụng cũng có thể được coi là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Một số người chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết nhưng một số có thể kéo dài cho đến khi "rụng dâu" và thậm chí trở nên trầm trọng hơn.

8. Đầy hơi, chướng bụng

Vào sát những ngày hành kinh, nồng độ estrogen và progesterone thường có xu hướng giảm xuống, từ đó khiến các mô bị giữ lại và lượng muối, nước cũng bị tích tụ lại nhiều hơn bình thường. Hậu quả là khiến vùng bụng có dấu hiệu to lên kèm hiện tượng chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.

9. Ham muốn tình dục giảm sút

Ham muốn tình dục của nữ giới có tính chu kỳ, thường tăng cao vào tuần thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt và giảm dần vào giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Điều này được giải thích là: Trước khi hành kinh, hormone nội tiết giảm sút, niêm mạc âm đạo khô nên hầu như chị em không muốn quan hệ tình dục.

10. Cảm giác thèm ăn

Dấu hiệu sắp có kinh này khá giống với dấu hiệu mang thai. Cụ thể, một số chị em chuẩn bị tới ngày hành kinh có cảm giác thèm ăn thêm một số loại hoa quả, bánh kẹo.... nhiều hơn những ngày bình thường. Tuy nhiên, thói quen ăn uống sẽ không thay đổi quá rõ rệt như với biểu hiện có thai.

11.  Mất ngủ

Khoảng 1 tuần trước khi xuất hiện kinh nguyệt, chị em thường bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh giấc do hàm lượng Tryptophan trong cơ thể bị thiếu hụt.

Nữ giới bị thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của các bạn. Vì vậy, chị em có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu hàm lượng Tryptophan như pho mát, thịt gà, đậu nành, sữa, hạt vừng, chuối, trứng, cá…

12. Đau đầu và đau nửa đầu

Theo nhiều nghiên cứu, có đến hơn 50% các trường hợp có biểu hiện đau đầu, đau nửa đầu trước khi đến mùa dâu rụng. Bởi lượng estrogen có tăng giảm thất thường khiến rất nhiều chị em gặp phải biểu hiện này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, chất lượng học tập, công việc.

13. Nhiệt độ cơ thể tăng

Khoảng 14 ngày trước khi đến ngày "đèn đỏ", nữ giới có thể cảm thấy thân nhiệt tăng do ảnh hưởng từ hiện tượng rụng trứng. Bạn sẽ cảm thấy hơi sốt cho đến khi kinh nguyệt xuất hiện.

Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ không chỉ là dấu hiệu sắp có kinh trước 2 tuần mà có thể là dấu hiệu của cảm cúm, nhiễm trùng, thậm chí là covid - 2019...

14. Cơ thể mệt mỏi

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt không hề dễ chịu, chúng khiến toàn thân chị em mệt mỏi ảnh hưởng lớn đến công việc, học tập và chất lượng cuộc sống. Chị em nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giản, đi ngủ sớm và ăn uống đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt bổ sung các thực phẩm có chứa nguyên tố sắt) để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, chị em có thể gặp phải một số dấu hiệu có kinh khác như: bủn rủn tay chân, chuột rút, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt…

15. Xuất hiện tình trạng hoa mắt và chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt có thể là dấu hiệu có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe thường gặp như căng thẳng, stress, bị sang chấn tâm lý, làm việc quá sức, bị thiếu máu, tụt huyết áp...

Trong một vài trường hợp, đây cũng là biểu hiện mà nữ giới sắp tới ngày rụng dâu. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do nồng độ hormone trong cơ thể bị suy giảm nhanh chóng khiến cơ thể chưa kịp thích nghi.

Đừng quá lo lắng, biểu hiện này sẽ hết đi ngay khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

🔰 Lưu ý: Các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau tùy theo từng người, có thể xảy ra với một người nhưng lại không với người khác. Hơn nữa, chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy, điều quan trọng là chuẩn bị sẵn các vật dụng và trang bị tâm lý vững chắc cho bé gái.

Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai ở nữ giới

Phân biệt dấu hiệu có kinh và dấu hiệu mang thai

Những điểm giống nhau của dấu hiệu sắp có kinh và có thai

  • Căng tức ngực
  • Ra huyết âm đạo
  • “Khó tính” hơn
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Chướng đau phần bụng dưới

Tuy nhiên, những biểu hiện trên vẫn có sự khác biệt về mức độ thay đổi và thời gian diễn ra.

Khác biệt giữa dấu hiệu sắp có kinh & có thai

Đặc điểm Dấu hiệu sắp có kinh Dấu hiệu mang thai
Cảm giác căng tức ngực Trong vài ngày Diễn ra trong thời gian dài
Chảy máu âm đạo Kinh nguyệt ra nhiều, trong thời gian từ 3 - 7 ngày Máu báo thai ra ít, trong thời gian từ 1 - 2 ngày
Thay đổi tâm trạng Diễn ra trong thời gian ngắn, kết thúc khi chu kỳ mới bắt đầu Diễn ra trong suốt thai kỳ, chỉ kết thúc sau ngày sinh nở
Cơ thể mệt mỏi Cảm giác mệt mỏi kèm theo khó ngủ, chỉ xảy ra trong vài ngày Ít nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể kéo dài suốt thai kỳ
Buồn nôn, nôn ói Không có Khoảng 50 - 90% thai phụ có cảm giác buồn nôn
Cảm giác thèm ăn Thường thèm ăn đồ ngọt Thường thèm ăn đồ chua, cay.... Nhạy cảm với một số loại mùi
Hiện tượng đau bụng, chuột rút Xuất hiện khoảng 24 - 48 giờ trước khi có kinh Xuất hiện trong những tuần đầu của thai kỳ

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu

Khi bé gái vào độ tuổi dậy thì (thường từ 8 đến 14 tuổi) cơ thể bắt đầu có sự thay đổi như: núm vú phát triển, mọc lông nách, lông mu và xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên. Nguyên nhân do sự gia tăng của 2 loại hormone estrogen và progesterone gây ra những thay đổi đáng kể về thể chất và tâm lý. Những dấu hiệu có kinh lần đầu khá giống với nội dung đã đề cập ở trên, tuy nhiên có một số biểu hiện đến sớm dưới đây:

  • Vòng ngực bắt đầu phát triển từ 2 năm trước khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện.
  • Huyết trắng bắt đầu xuất hiện từ 6 tháng - 1 năm trước khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện.

Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh

Sau khi sinh, chị em thường quan tâm xác định thời điểm kinh nguyệt trở lại và những dấu hiệu cho thấy chu kỳ này đang trở lại. Điều này rất quan trọng để phụ nữ có thể có sự chuẩn bị và lên kế hoạch cho tương lai của mình về sinh sản.

Để xác định thời điểm kinh nguyệt trở lại sau khi sinh, phụ nữ cần xem xét liệu mình có đang cho con bú hay không và tần suất bú của trẻ. Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt sau sinh có thể được dựa trên những yếu tố sau:

  • Nữ giới không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc thời gian cho con bú ngắn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn chỉ sau vài tháng sau khi sinh. Cụ thể, nếu không cho con bú, kinh nguyệt sẽ trở lại sau khoảng 6 - 8 tuần sau sinh.
  • Chị em nuôi con bằng sữa mẹ, thì kinh nguyệt sẽ tạm thời không xuất hiện. Điều này xảy ra do cơ thể người mẹ tiết ra một hormone gọi là prolactin, có tác dụng kích thích sản xuất sữa mẹ và đồng thời ức chế hoạt động của các hormone sinh sản, làm cho trứng không rụng và kinh nguyệt không xuất hiện.

Sau khi sinh, phụ nữ cần chú ý đến việc kinh nguyệt trong lần trở lại đầu tiên có thể khác biệt so với trước đây. Ví dụ, có thể xuất hiện những khác biệt nhất định như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt mới có thể ngắn hơn hoặc dài hơn lúc trước.
  • Chị em có thể cảm thấy đau bụng kinh nhẹ hoặc nặng hơn thường lệ.
  • Số lượng kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn có thể do lượng niêm mạc tử cung bong ra nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm, lượng máu chảy sau sinh nhiều hơn có thể do các biến chứng liên quan đến tuyến giáp hoặc adenomyosis.
  • Có thể xuất hiện các cục máu đông nhỏ

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa phụ sản

Theo lời bác sĩ chuyên khoa phụ sản làm việc tại phòng khám đa khoa Thái Hà cho biết: Việc nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nguyệt ở nữ giới giúp bạn gái chuẩn bị sẵn sàng tâm lý và có những điều chỉnh phù hợp hơn trước khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Chuẩn bị sẵn trong túi xách của mình băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon, quần lót… để có thể sử dụng.
  • Mặc loại quần lót thoáng mát, dễ thấm mồ hôi.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, cần thay băng vệ sinh hoặc tampon đều đặn 4 tiếng/lần.
  • Chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh, dành nhiều thời gian hơn cho nghỉ ngơi.
  • Kiêng ăn đồ cay nóng, không uống rượu bia và không đi bơi trong thời gian này.

Trên đây là nội dung bài viết top 15 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần, giúp chị em phụ nữ chuẩn bị sẵn tâm lý và các vật dụng cần thiết để trải qua "ngày đèn đỏ" nhẹ nhàng hơn. Nếu còn vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng liên hệ với bác sĩ tại phòng khám phụ khoa 11 Thái Hà qua khung chat hoặc hotline 0325 780 327 để được giải đáp.

Từ khóa được người dùng tìm kiếm: dấu hiệu có kinh | dấu hiệu sắp có kinh | dấu hiệu tới tháng | dấu hiệu sắp có kinh trước 1 ngày | dấu hiệu kinh nguyệt | dấu hiệu có kinh nguyệt | dấu hiệu đến tháng | dấu hiệu sắp có kinh và có thai | dấu hiệu sắp có kinh nguyệt | dấu hiệu sắp đến tháng | đau lưng mấy ngày thì có kinh | ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh | dấu hiệu có kinh trước 1 tuần | dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ | biểu hiện sắp có kinh | biểu hiện có kinh | triệu chứng có kinh | dau hieu sap co kinh nguyet | triệu chứng sắp có kinh nguyệt | dấu hiệu có kinh và mang thai | rụng dâu là gì

Nguồn tham khảo nội dung:

  1. PMS vs. pregnancy symptoms - Ngày truy cập 10/4/2023
  2. Symptoms of pregnancy: what happens first? - Ngày truy cập 10/4/2023
  3. First trimester pregnancy: what to expect - Ngày truy cập 10/4/2023
  4. PMS Symptoms vs. Pregnancy Symptoms - Ngày truy cập 10/4/2023
  5. PMS vs. Pregnancy: How to Tell the Difference - Ngày truy cập 10/4/2023

Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Có đau Bụng Không