10+ Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Của Mẹ Bầu Trước 2 Ngày - 1 Tuần
Có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu khi chuyển dạ thường có những dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày đến 1 tuần, xuất hiện cơn đau bụng đẻ đầu tiên ở tuần 38 - 39 của thai kỳ. Thai phụ hãy theo dõi bài viết này để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và vật dụng cần thiết để “vượt cạn” và “nằm ổ” nhé!
Tóm Tắt Nội Dung Bài Viết [Hiện]Tổng hợp 10+ dấu hiệu sắp sinh em bé của mẹ bầu
Phụ nữ mang thai trong khoảng 9 tháng 10 ngày, thời điểm sinh em bé muộn hơn hoặc sớm hơn ngày dự sinh là hiện tượng bình thường. Mẹ bầu ngay khi nhận thấy những dấu hiệu sắp sinh đầu tiên xuất hiện hãy báo ngay với người thân và tới bệnh viện để thăm khám để chuẩn bị sinh con nhé!
1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng
Sa bụng là một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp nhất đó là sa bụng dưới, bụng bầu có biểu hiện tụt xuống. Vào khoảng 1 tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ, đầu em bé thường có xu hướng chúi xuống khu vực xương chậu để có thể chào đời.
Khi đó, các mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh qua một vài biểu hiện rõ rệt như ngực không chạm với phần trên của bụng, có cảm giác nặng ở bụng dưới, đi lại, di chuyển rất khó khăn, khó di chuyển, có cảm giác đầu của em bé đã lọt xuống phần khung của xương chậu.
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các mẹ có thể sẽ có cảm giác buồn đi tiểu liên tục do đầu của em bé đã chèn ép vào bàng quang để sẵn sàng ra ngoài gặp mẹ.
2. Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự (tử cung co thắt)
Các cơn co thắt ở tử cung là dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, thai phụ cũng có thể gặp phải các cơn co thắt nhẹ, không liên tục và đó có thể là cơn gò chuyển dạ giả Braxton-Hicks. Cơn co thắt giả này có thể diễn ra vài tuần hoặc vài tháng trước khi sinh. Vì vậy, các mẹ cần chú ý kỹ để tránh nhầm lẫn.
Mẹ bầu sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra liên tục, mạnh hơn so với bình thường, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, các cơn co thắt cũng không có dấu hiệu giảm, có dấu hiệu đau quặn. Thông thường, cơn co thắt báo hiệu mẹ bầu sắp sinh sẽ cách nhau khoảng từ 5 – 10 phút.
3. Vỡ ối
Vỡ nước ối là dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày, chị em sẽ sinh con trong từ 12 - 24 giờ sau đó. Túi nước ối là môi trường nuôi dưỡng thai nhi hoàn hảo của tạo hóa. Vỡ túi nước ối tức là hiện tượng túi chất lỏng đó vỡ ra và nước ối sẽ chảy theo đường âm đạo. Các mẹ cần phân biệt rõ chảy nước ối với chảy nước tiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi sinh em bé.
Tùy vào cơ địa của mỗi người, hiện tượng vỡ ối sẽ diễn ra khác nhau. Có người có thể cảm nhận được cơn đau nhưng cũng có người lại không có cảm giác đau đớn gì khi nước ối vỡ. Dòng nước ối có thể chảy ra ngoài mạnh và rất nhanh từ âm đạo, nhưng cũng có thể rò rỉ thành từng dòng và chậm. Một lưu ý nữa đó là, nước ối thường là loại dung dịch không có màu, không có mùi, các mẹ có thể nhận biết bằng quỳ tím.
Vỡ ối dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều gây nguy hiểm cho thai phụ, đặc biệt là đối với trường hợp bị vỡ ối non trước tuần 37. Khi bị vỡ ối, thai phụ cần được xử lý nhanh chóng, đúng cách để bảo toàn tính mạng. Thường thì bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ cho thai phụ, tránh để lâu bởi có thể gây khó khăn cho việc rặn đẻ và dễ gây nhiễm trùng. (1)
4. Cổ tử cung giãn nở
Thai phụ có thể nhận thấy dấu hiệu sắp sinh điển hình nữa đó là sự giãn nở ở tử cung vào các tuần cuối trước khi sinh. Ở thời điểm này, tử cung bắt đầu có dấu hiệu giãn nở ra để tạo ra một con đường thuận lợi cho em bé đi qua. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận, kiểm tra dấu hiệu giãn nở của tử cung cho thai phụ.
Tùy vào từng người, tốc độ xóa mở cổ tử cung có thể diễn ra nhanh chậm khác nhau. Trung bình, 10cm được xem là độ dài thuận tiện của cổ tử cung để có một quá trình vượt cạn thành công, thuận tiện. Quá trình này được chia thành 2 giai đoạn chính. (2)
5. Tiết ra dịch nhầy ở cổ tử cung: Mất nút nhầy
Khi người phụ nữ mang thai tại cổ tử cung sẽ xuất hiện nút nhầy. Khối chất dày có tác dụng ngăn chặn, không cho các tác nhân có hại như virus, nấm, vi khuẩn... đi vào tử cung. Và đến khoảng tuần thứ 37 – 40, nếu để ý thì mẹ bầu sẽ thấy vùng kín của mình tiết ra một chất hơi đỏ hoặc màu hồng, chứng tỏ nút nhầy ở cổ tử cung không còn nữa để chuẩn bị cho việc em bé ra đời.
Chất dịch nhầy ở cổ tử cung thường có màu hồng hoặc sẫm màu, đôi khi có thêm chút máu. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà cha mẹ nên chú ý. Tuy nhiên, khoảng thời gian này ở mỗi người là khác nhau, có người chuyển dạ chỉ trong vòng vài giờ, vài ngày khi nút nhầy mất đi, nhưng cũng có một số người nhận thấy hiện tượng này xuất hiện nhiều lần. Trong trường hợp nhận thấy dịch nhầy có kèm theo nhiều máu giống như máu kinh, các mẹ hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay.
6. Mệt mỏi và buồn ngủ
Khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn so với bình thường. Thậm chí, việc đi lại, dịch chuyển của chị em cũng trở nên khó khăn hơn, chị em thường không muốn làm gì, chỉ muốn nằm một chỗ. Nguyên nhân là do em bé bắt đầu muốn ra ngoài gặp ba mẹ và đã dịch chuyển dần xuống bụng dưới của mẹ.
Khi có dấu hiệu sắp sinh, các mẹ bầu cũng luôn cảm thấy buồn ngủ, thiếu ngủ do lúc này, bụng trở nên cồng kềnh, thận khó chịu đựng được sức nặng của thai nhi khiến các mẹ dễ rơi vào trạng thái khó ngủ. Để tránh bị mất giấc ngủ, các mẹ có thể tranh thủ chợp mắt ngay khi thấy mình buồn ngủ nhé.
7. Chuột rút, đau thắt lưng
Những mẹ bầu mới sinh con lần đầu sẽ thường xuyên gặp phải dấu hiệu sắp sinh này. Khi chuẩn bị sinh, mẹ sẽ thấy mình có hiện tượng đau nhức ở lưng, hai bên háng và bị chuột rút. Nguyên nhân có thể là do các cơ khớp ở tử cung, vùng xương chậu đang dần kéo căng ra để giúp em bé chào đời một cách thuận tiện nhất. (3)
8. Giãn khớp
Để giúp em bé ra đời một cách dễ dàng, các khung xương chậu bắt đầu mở rộng hơn, và các dây chằng cũng dễ giãn ra hơn nhờ hormone relaxin. Do đó, các mẹ khi thấy mình bị giãn khớp thì cũng đừng quá lo lắng nhé.
9. Tiêu chảy
Theo kinh nghiệm dân gian, hiện tượng tiêu chảy ở những ngày cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu sắp sinh ở người phụ nữ. Nguyên nhân của hiện tượng tiêu chảy là do có nhiều hormone trong cơ thể nữ giới được sản sinh ra. Và việc sản sinh nhiều hormone lại vô tình khiến các cơ quan, trong đó có trực tràng thư giãn.
Thai phụ sẽ cảm thấy mình dễ bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng hơn và hơi mỏi mệt, không còn sức sống khi gần đến ngày sinh. Chị em có thể cải thiện bằng cách uống nhiều nước cho cơ thể.
10. Bạn ngừng tăng hay giảm cân
Vào những tháng cuối, thai phụ thường tăng cân nhanh hơn so với các tháng còn lại. Tuy nhiên khoảng 7 ngày trước khi sinh, thai phụ sẽ bị sụt cân do lượng nước ối giảm đi và đây là một hiện tượng rất bình thường, không đáng lo ngại. Hiện tượng này được xem như là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần.
11. Đi tiểu thường xuyên
Phần lớn hiện tượng đi tiểu nhiều lần sẽ xuất hiện vào những tuần đầu tiên nữ giới bắt đầu mang thai. Nếu nhận thấy hiện tượng này vào những tháng cuối của thai kỳ thì có thể là do chị em chuẩn bị chuyển dạ.
Tuần cuối thai kỳ, đầu thai nhi đã tụt xuống sâu bên dưới và tạo sức ép lên bàng quang, từ đó khiến số lần tiểu tiện tăng lên nhiều lần trong ngày.
12. Thai nhi đạp liên tục
Thai nhi đạp liên tục cũng được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh điển hình, chính xác. Vào thời điểm này, em bé sẽ liên tục đạp như muốn nói rằng con muốn gặp bố mẹ do diện tích trong tử cung đã quá hẹp, không còn rộng rãi và em bé đã cảm thấy chật chội, cần được ra ngoài.
Ngoài ra thì cũng còn rất nhiều các biểu hiện, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khác nữa. Để tránh lo lắng, bỡ ngỡ, các mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm từ các bà, các mẹ, chị gái, chị dâu để có thể chuẩn bị tốt hơn trước khi sinh.
Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày?
Bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho rằng, mẹ bầu khi có dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày, các mẹ nên bình tĩnh, không nên lo lắng, căng thẳng và chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên đi xa
Khi có những dấu hiệu đau bụng đẻ đến gần, các mẹ tránh đi xa bởi có thể sinh bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, việc đi xa cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé như khói, bụi, còi xe, tắc đường…
- Cần nghỉ ngơi đầy đủ
Nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh vận động mạnh vào những ngày cuối trước khi trở dạ. Để giúp thư giãn, các mẹ có thể nghe nhạc, đọc sách đều được.
- Không thức khuya
Khi sắp sinh, các mẹ cũng nên ngủ nghỉ sớm, tránh thức khuya bởi thức khuya là một việc làm rất có hại đối với sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần tránh chơi game, nghe nhạc, sử dụng các thiết bị điện tử thông minh bởi chúng có chứa bức xạ không tốt đối với sức khỏe, em bé.
- Nằm nghiêng sang bên trái
Mỗi khi nằm, các mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giúp quá trình lưu thông máu đến em bé diễn ra thuận lợi, ổn định và giúp tránh áp lực vào động mạch chủ.
Tuyệt đối không nằm ngửa hoặc nằm sấp bởi sẽ dễ khiến áp lực bụng tăng lên, không tốt cho cả hai mẹ con.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết
Để đón bé yêu chào đời, mẹ nên chuẩn bị tất cả các vật dụng cần thiết như tiền bạc, giấy tờ, đồ dùng cho bé, bình sữa, quần áo, bình nước, khăn… Hiện tại, tại các bệnh viện đã chuẩn bị sẵn các đồ dùng cho mẹ và cho bé nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng.
- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Và lưu ý quan trọng cuối cùng đó là các mẹ nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, ổn định nhất để sẵn sàng chào đón bé con của mình.
Dấu hiệu sắp sinh xuất hiện, khi nào mẹ bầu nên gọi cho bác sĩ?
Khi nhận thấy mình có các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, các mẹ có thể kiểm tra số lần co thắt ở bụng bao gồm: Thời gian các cơn co thắt kéo dài và khoảng cách của mỗi lần co thắt. Thông thường, các cơn co thắt sẽ kéo dài từ 60 – 90 giây mỗi cơn và khoảng thời gian co thắt cách nhau dao động từ 15 – 20 phút. Sau đó, các cơn co thắt sẽ trở nên dồn dập, mạnh mẽ hơn cho đến khi chúng diễn ra cách nhau khoảng 5 phút. Và khi nhận thấy các cơn co thắt kéo dài từ 45 – 60 giây, chúng cách nhau khoảng 3 – 4 phút thì mẹ cần nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ.
Khi đó, các mẹ cần cung cấp đầy đủ cho bác sĩ chuyên khoa về độ dài, thời gian co thắt, mức độ co thắt, cơn đau và các biểu hiện khác (nếu có). Ngoài ra, mẹ bầu nếu nhận thấy có các dấu hiệu sắp sinh dưới đây cũng cần đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời:
- Gặp phải một số dấu hiệu, biểu hiện sinh non như âm đạo tiết ra dịch bất thường, vùng kín chảy máu, có các cơn co thắt xuất hiện trước tuần 37, đau lưng, đau bụng, đau vùng xương chậu.
- Nhận thấy có hiện tượng rò rỉ, vỡ nước ối, đặc biệt là cần báo ngay cho bác sĩ khi thấy nước ối có màu xanh lục hoặc màu vàng nâu bởi đây có thể là dấu hiệu của phân su. Bên cạnh đó, nếu thấy nước ối có màu máu thì cũng cần báo cho bác sĩ.
- Cảm nhận được em bé ít hoạt động hơn so với bình thường.
- Bụng đau dữ dội, âm đạo chảy máu, có thể bị sốt.
- Có các cơn đau ở đầu, cơn đau kéo dài và liên tục, gặp phải các biểu hiện của tiền sản giật.
Đau bụng đẻ như thế nào?
Thai phụ cần phân biệt giữa dấu hiệu đau bụng đẻ giả và đau bụng đẻ thật qua những đặc điểm sau:
Đau bụng đẻ giả (Braxton-Hick)
Phần lớn các cơn co thắt giả thường xuất hiện đột ngột, không thường xuyên, không đều đặn về cường độ, tần suất. Cơn co thắt giả cũng có thể xuất hiện không cố định, thường xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi cho đến khi các mẹ sinh con, đặc biệt là thường gặp nhiều ở những chị em đã từng sinh con.
Nữ giới có thể cảm nhận được cơn co thắt giả diễn ra ở vùng bụng dưới, không có hiện tượng tiết dịch, ra máu và tử cung cũng không giãn ra. Khi di chuyển, nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế, cơn co thắt giả có thể sẽ giảm đi và ngừng lại.
Đau bụng đẻ thật (cơn gò chuyển dạ)
Thai phụ sẽ nhận thấy vùng bụng và lưng dưới có cơn co thắt mạnh mẽ nhất, tần suất cũng dồn dập hơn, mỗi cơn co thắt thường kéo dài từ 30 đến 70 giây. Ngoài ra, mẹ bầu còn thấy có cảm giác đau quặn ở hai bên sườn, đau giống chuột rút và đồng thời, vùng kín tiết ra dịch nhầy hoặc chảy máu. Dù các mẹ có thay đổi tư thế hoặc di chuyển thì cơn co thắt cũng không giảm đi.
Những giai đoạn của quá trình đau bụng đẻ
Theo nghiên cứu, thai phụ khi nhận thấy mình có các dấu hiệu đau bụng đẻ thì đồng thời, khi đó sẽ bắt đầu trải qua 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:
🔰 Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở
Trong trạng thái bình thường, cổ ngoài và cổ trong tử cung sẽ hợp lại với nhau để hình thành nên phiên mỏng. Tất nhiên, tại cổ tử cung sẽ có một nút nhầy chặn ở cổ tử cung nên khu vực này luôn đóng kín trong thời gian nữ giới mang thai. Nút nhầy khi được thoát ra thường có lẫn một chút máu và một số mao mạch nên có thể nhận thấy chất dịch này có màu hồng.
Ở giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ:
- Thời kỳ tiềm thời
Mẹ bầu có thể thấy cơn đau bụng nhẹ, thưa, kéo dài trung bình khoảng 5 – 30 phút/cơn, nghỉ khoảng 2 – 3 phút rồi tiếp tục các cơn đau khác, có xu hướng tăng lên về tần số, cường độ. Ở thời kỳ này, cổ tử cung bắt đầu mở dần từ 2 – 3cm.
- Thời kỳ hoạt động
Với thời kỳ này, các cơn đau bụng xuất hiện nhiều lên, tăng nhanh về tần suất, cường độ và cổ tử cung lúc này đã mở trên 4cm. Trung bình, các cơn đau sẽ diễn ra khoảng 60 – 90 giây, diễn ra từ 3 – 5 phút và kéo dài đến vài giờ. Trường hợp này, mẹ bầu có thể được đưa vào phòng sinh.
🔰 Giai đoạn 2: Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài
Đây được coi là giai đoạn mẹ rặn để em bé chui ra ngoài, lúc này cổ tử cung của mẹ đã mở đến 10cm, túi ối cũng vỡ ra, đầu em bé đã chui xuống thấp. Đồng thời, khi các cơn gò tử cung hoạt động, mẹ sẽ cố gắng rặn và em bé sẽ được đẩy ra ngoài qua tầng sinh môn.
🔰 Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau
Đến giai đoạn cuối cùng, cơn đau bụng sẽ diễn ra nhẹ hơn, tử cung bắt đầu có xu hướng co lại để bánh nhau bong, xổ ra ngoài. Khi đó, bác sĩ sẽ lấy hết bánh nhau ra ngoài và tiến hành cầm máu cho thai phụ.
Phần lớn các mẹ sinh con đầu lòng thường có quá trình rặn đẻ kéo dài hơn, thường là 12 tiếng. Còn với những mẹ sinh con thứ thì thời gian này sẽ ngắn đi, thường là 8 tiếng.
Một số câu hỏi về dấu hiệu sắp sinh
🔰 Tại sao các cơn gò chuyển dạ lại gây đau?
Trong y học, tử cung của nữ giới là một bộ phận có thể co giãn linh hoạt và khi các mẹ chuẩn bị sinh, tử cung sẽ thực hiện co bóp mạnh mẽ nhằm giúp đẩy em bé ra bên ngoài. Tuy nhiên thì mức độ của các cơn đau bụng chuyển dạ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vị trí, kích thước của em bé, các cơn co thắt, tốc độ cơn co đau bụng, ngôi thai.
Những cơ ở vùng bụng cũng sẽ tạo áp lực lớn lên cơ thể, lưng, bàng quang, đáy chậu, ruột khi tử cung tiến hành co bóp. Và tất cả đó sẽ khiến nữ giới cảm thấy đau dữ dội mỗi khi rặn đẻ. Ngoài ra, hầu như nhiều chị em đều cảm thấy lo lắng, sợ hãi trước khi sinh cộng với tâm lý hồi hộp, run nên cũng sẽ khiến cơn đau đẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Để hạn chế các cơn đau đẻ, mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn nên các mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. (4)
🔰 Đau đẻ có giống đau bụng kinh hay đi ngoài không?
Về vấn đề này, một vài phụ nữ cho biết, các biểu hiện đau rặn đẻ có đặc điểm gần giống với đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các cơn đau khi sinh con thường diễn ra mạnh mẽ hơn, xuất hiện với tần suất nhiều hơn, gây ra nhiều khó chịu hơn rất nhiều. Tại vùng bụng dưới, hông và phần lưng là những vị trí mà các cơn đau diễn ra mạnh nhất. Nguyên nhân là do em bé nằm theo hướng đường sinh và đè vào các dây thần kinh nên sẽ gây ra những cơn đau đớn khó chịu cho mẹ.
Rất hiếm các trường hợp không có biểu hiện đau khi rặn đẻ. Bên cạnh đó, cơn đau bụng đẻ cũng có điểm khác nhau so với đau bụng đi ngoài. Với cơn đau bụng đẻ, cơn đau xuất hiện nhiều hơn ở tử cung, đôi khi cơn đau có thể lan sang háng, bụng, đùi. Còn với trường hợp đau bụng đi ngoài, cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực hậu môn mà thôi.
🔰 Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh?
Câu trả lời là có. Ở giai đoạn gần cuối của thai kỳ, tức là vào khoảng tuần thứ 29 – 40, lúc này em bé đã phát triển với kích thước to và tử cung của người mẹ có thể đè ép vào đường tiêu hóa, từ đó gây ra các cơn đau và cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tất nhiên, đây cũng xem là một trong những dấu hiệu đau bụng đẻ thường gặp.
🔰 Cần làm gì khi gần tới ngày “lâm bồn” mà không có dấu hiệu sắp sinh?
Theo dân gian, ngày “lâm bồn” là ngày dự kiến sinh của thai phụ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng lâm bồn đúng thời điểm dự kiến, có người có thể sinh trước, nhưng cũng có người lại sinh con sau thời gian dự kiến. Trường hợp gần đến ngày dự sinh mà các mẹ chưa thấy “động tĩnh” gì, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để kiểm tra về tim thai, nhau thai, nước ối… để xem có biểu hiện, vấn đề gì bất thường hay không, từ đó giúp phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chú ý, khi đến tuần thứ 40 của thai kỳ mà chưa thấy có dấu hiệu gần sinh nào thì cần đi kiểm tra, thăm khám cụ thể nhé.
Xem thêm: cách tính tuổi thai và ngày dự sinh chính xác nhất.
Những dấu hiệu sắp sinh thường xuất hiện trước từ 2 ngày - 1 tuần đây là khoảng thời gian quý báu giúp các bà mẹ và người thân chuẩn bị chu đáo để đón chào thành viên mới trong gia đình. Phòng khám Thái Hà tư vấn sức khỏe sinh sản miễn phí qua hotline 0325 780 327. Tác giả xin chúc các bạn mẹ tròn con vuông nhé!
https://suckhoe24gio.webflow.io
Từ khóa » Hiện Tượng Vỡ ối Tuần 39
-
Sự Thay đổi Của Bà Bầu Tuần 39 | Vinmec
-
Dấu Hiệu Vỡ ối Mà Mẹ Bầu Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Tuần 39 Mẹ Bầu Nên Biết
-
9 Dấu Hiệu Sắp Sinh ở Tuần 39 Mẹ Bầu Cần “thuộc Lòng” | TCI Hospital
-
Hiện Tượng Rỉ ối Tuần 39 Xuất Hiện Thì Mẹ Cần Phải Làm Gì? - MarryBaby
-
Mẹ Bầu Mang Thai 39 Tuần Cần Biết Những điều Gì? | Medlatec
-
Khi Xuất Hiện Hiện Tượng Rỉ ối Tuần 39, Mẹ Bầu Cần Làm Gì? - Con Cưng
-
Mẹ Vỡ ối Bao Lâu Thì Sinh Em Bé? Cách Vượt Cạn Thành Công
-
Hiện Tượng Rỉ ối Tuần 39 Có Nguy Hiểm Không, Cần Chú ý Gì?
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Dấu Hiệu Sắp Sinh ở Tuần 39 Mà Mẹ Bầu Cần Lưu ý
-
Dấu Hiệu Vỡ ối Như Thế Nào? Vỡ ối Bao Lâu Thì Sinh? | Huggies
-
Vỡ ối Và Tất Tần Tật Những điều Mẹ Bầu Cần Biết - POH Thai Giáo
-
CHIA SẺ: Vỡ ối Tuần Thứ 39 Và Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Biết