10 Dấu Hiệu Sắp Sinh Trước 2 Ngày, CHUYỂN DẠ Mẹ Bầu Cần Lưu ý

Thực tế rất khó để xác định thời điểm sinh con chính xác là khi nào để có thể chuẩn bị kỹ càng mọi thứ cho cuộc vượt cạn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng lo lắng vì vào giai đoạn cuối thai kỳ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh phổ biến cho chị em dễ dàng nhận biết bé yêu đã sẵn sàng chào đời.

1. Chuyển dạ là như thế nào

Chuyển dạ là quá trình diễn ra ở giai đoạn cuối thai kỳ làm thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo của người mẹ.

Ở cuối thai kỳ, các dấu hiệu báo hiệu thời điểm sắp sinh bao gồm: Các cơn co thắt ở tử cung (xuất hiện các cơn gò tử cung) khiến phần bụng trở nên cứng và cổ tử cung bắt đầu mở rộng dần. Sau đó, mức độ đau ngày càng tăng dần và đều đặn, giữa các cơn co thắt là lúc tử cung trở nên mềm mại hơn.

Lúc đó, em bé trong tử cung vừa xoay vừa di chuyển xuống dưới, vào khung chậu của người mẹ từ lúc bắt đầu có cơn đau đầu tiên và kéo dài trong suốt thời gian thai phụ chuyển dạ. Khi cổ tử cung mở trọn 10cm cùng với sức rặn của bà bầu, thai nhi sẽ lọt dần qua khung chậu của người mẹ.

Quá trình chuyển dạ sinh con được phân chia như sau:

– Chuyển dạ đủ tháng khi tuổi thai từ đầu tuần 38 – 42. Thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có khả năng sống độc lập, khỏe mạnh ngoài tử cung.

– Chuyển dạ non tháng khi tuổi thai nhi từ tuần 22 – 27.

– Trẻ sinh già tháng khi thai lớn hơn 42 tuần tuổi.

Quá trình chuyển dạ thường diễn ra ở cuối thai kỳ

Quá trình chuyển dạ thường diễn ra ở cuối thai kỳ

2. Các dấu hiệu sắp sinh và chuyển dạ mẹ bầu nên thuộc lòng

Khi chuẩn bị “vỡ chum” cơ thể của thai phụ sẽ xuất hiện 10 dấu hiệu đặc trưng dưới đây.

2.1 Dịch nhầy ở tử cung thay đổi

Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung trong thời gian mang thai dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào khoảng tuần 37 – 40 của thai kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch và nhớt hơn. Đây là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung. Nốt nhầy bong ra nhằm dọn đường cho bé yêu sắp chào đời.

Dịch nhầy có thể có màu trong suốt, màu hồng hoặc sẫm màu kèm theo một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời. Song có không ít thai phụ phải chờ đến 1, 2 tuần sau đó mới thực sự chuyển dạ sinh con.

Nếu thai kỳ đã đủ 40 tuần và mẹ mong muốn gặp con yêu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được áp dụng các phương pháp kích thích chuyển dạ khác.

Lưu ý nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh) thì đây có thể là hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần đến viện ngay.

2.2 Đi tiểu thường xuyên

Dấu hiệu buồn tiểu thường xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ do thai nhi mới hình thành trong bụng gây kích ứng bàng quang.

Thế nhưng trong những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn cũng là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh. Nguyên nhân là do thai nhi đã tụt sâu xuống dưới khung chậu và chèn ép lên bàng quang.

2.3 Dấu hiệu sắp sinh tình trạng sa bụng dưới

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dần dịch chuyển vào khu vực xương chậu của sản phụ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng có thể xảy ra trước vài tuần hoặc vài giờ khi bạn chuyển dạ thực sự. Đây cũng là dấu hiệu sắp sinh con so (con đầu) dễ nhận biết nhất. Song nếu đây không phải lần đầu sinh nở thì dấu hiệu chuyển dạ có thể bị bỏ qua nếu bạn không chú ý đến hình dạng hay vị trí bụng bầu của mình.

Khi xuất hiện dấu hiệu sa bụng, bụng bầu tụt bạn có thể cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống lại gây áp lực lên tử cung, đè lên bàng quang khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn.

2.4 Dấu hiệu sắp sinh – Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh chuẩn xác nhất. Vỡ ối là hiện tượng các dịch lỏng chảy từ từ hay ồ ạt dưới âm đạo của thai phụ. Mẹ bầu cần lau sạch dịch ối bằng khăn giấy hoặc khăn bông mềm. Nếu nước ối có màu bất thường hoặc mùi khó chịu thì mẹ bầu nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có chỉ định kịp thời.

2.5 Tử cung luôn co thắt

Càng gần tới ngày sinh, thai nhi trong bụng sẽ tụt dần xuống. Những cơn co thắt tử cung giúp em bé dễ dàng tụt xuống âm hộ của mẹ để chui ra ngoài.

Tần suất những cơn co thắt tử cung cách nhau ít phút là một trong những dấu hiệu sắp sinh chính xác. Thai phụ cần tới bệnh viện ngay.

2.6 Đau lưng dữ dội

Hiện tượng đau lưng có thể theo mẹ đến tận cuối thai kỳ. Nhưng khi đến thời điểm sắp sinh, cơn đau lưng sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ dữ dội hơn. Ngoài ra còn kèm theo những cơn chuột rút. Đây là dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị chuyển dạ sinh con.

Theo nghiên cứu khoa học, khi mẹ bầu chuẩn bị sinh con các khớp sẽ căng ra ở lưng và khung xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho em bé trong bụng chui ra ngoài dễ dàng hơn.

2.7 Cơ thể mệt mỏi

Vào những ngày cuối của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu càng mệt mỏi hơn. Dịch chuyển, đi lại nhiều lần cũng thấy khó khăn và chỉ muốn nằm yên một chỗ. Nguyên nhân gây nên tình trạng là do thai nhi đã dịch chuyển sâu xuống khiến bụng dưới nặng nề hơn.

Dấu hiệu sắp sinh là cơ thể mệt mỏi

Dấu hiệu sắp sinh là cơ thể mệt mỏi

2.8 Thai nhi đạp liên tục

Khi chuẩn bị chào đời, thai nhi sẽ đạp liên tục trong bụng mẹ như muốn nói với mẹ rằng bụng của mẹ đã chật và tối, mẹ hãy nhanh mang con ra ngoài đi. Lý do là vì em bé ngày một lớn và diện tích trong tử cung của người mẹ không còn đủ rộng để con tiếp tục ở trong đó nên mới đạp mẹ liên tục để đòi ra ngoài.

2.9 Tiêu chảy

Những thay đổi trong hormone nội tiết tố nữ hay chế độ ăn uống… trong thời gian mang thai đều có thể khiến mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy thai kỳ. Tuy nhiên, trước khi sinh 2 ngày, tiêu chảy chính là dấu hiệu dự báo mẹ bầu nên chuẩn bị để chào đón con yêu ra đời.

Nguyên nhân là do các hormone được hình thành để tạo môi trường thuận lợi cho sự chào đời của thai nhi. Chúng sẽ kích thích nhu động ruột của mẹ hoạt động nhiều hơn, gây ra tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Điều đó có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, thế nhưng đừng quá lo lắng vì đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể.

Để giải quyết tình trạng, cách tốt nhất là mẹ hãy uống thật nhiều nước nhằm tránh mất nước. Trong trường hợp tình trạng tiêu chảy trở nên quá nghiêm trọng, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám để bác sĩ đưa ra chỉ định y khoa phù hợp.

2.10 Giảm cân hoặc ngừng tăng cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn thường giữ ở mức ổn định thậm chí có thể sụt cân. Đây là điều bình thường, bạn không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng của em bé trong bụng. Nguyên nhân có thể do lượng nước ối giảm đi để chuẩn bị cho bé yêu chào đời.

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi có dấu hiệu sinh con trước 2 ngày

Khi xuất hiện những dấu hiệu sinh con trước 2 ngày, mẹ bầu cần phải lưu ý một số vấn đề sau: không nên đi xa, nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya, nằm nghiêng sang trái, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho dấu hiệu sắp sinh và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.

3.1 Không nên đi xa

Vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên đi xa vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khói bụi ở ngoài trời hay những tiếng còi xe ầm ĩ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

3.2 Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu cũng không nên vận động mạnh và nghỉ ngơi nhiều hơn ở những ngày cuối của thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể nghe nhạc và đọc sách để cải thiện sức khỏe tinh thần.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ để có đủ sức khỏe chuẩn bị vượt cạn

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ để có đủ sức khỏe chuẩn bị vượt cạn

3.3 Không thức khuya

Trong khoảng thời gian, mẹ bầu nên chủ động ngủ sớm để có đủ sức khỏe chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Thêm vào đó, mẹ không nên thức khuya để lướt mạng cũng như hạn chế sử dụng điện thoại hay máy tính bảng vì bức xạ không tốt của các thiết bị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé trong bụng lẫn thai phụ.

3.4 Nằm nghiêng sang trái

Vào những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để máu lưu thông dễ dàng và vận chuyển đủ tới thai nhi. Quan trọng nhất là mẹ bầu không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp vì dễ gây áp lực lên bụng, tạo nguy hiểm cho mẹ và con.

3.5 Dấu hiệu sắp sinh chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như các loại hồ sơ, giấy tờ, tiền bạc, quần áo sơ sinh… để tránh trường hợp khi chuyển dạ bị bối rối.

3.6 Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Khi xuất hiện những dấu hiệu chuẩn bị sinh trước 2 ngày, mẹ bầu hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để sẵn sàng đối mặt với những cơn đau khi chuyển dạ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên dành thời gian nghiên cứu về các phương pháp hít thở, rặn đẻ đúng cách để có thể sinh con dễ dàng hơn.

4. Một số dấu hiệu nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi

Bên cạnh những dấu hiệu sắp sinh kể trên, một số thai phụ còn đối mặt với nhiều hiện tượng nguy hiểm trong thời gian mang bầu đó là:

– Dấu hiệu sinh non: Bất cứ dấu hiệu sinh nào diễn ra trước tuần thai 37 đều có thể là sinh non. Sinh non rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, khi em bé chưa đủ ngày thai.

– Khi vỡ ối, nước ra có màu xanh lục hoặc vàng nâu thì rất có thể nước ối đã bị lẫn phân su. Nếu bé nuốt phải nước ối sẽ làm tăng nguy cơ đe dọa an toàn của thai nhi.

– Chảy máu hay dịch âm đạo ra màu đỏ như kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu khi gặp phải cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để kiểm tra.

– Cảm nhận thai nhi hoạt động ít hơn ngay cả khi cận kề ngày sinh. Thông thường vào những ngày chuẩn bị sinh bé sẽ hoạt động nhiều và liên tục hơn. Vì thế nếu cảm thấy bé quá yên tĩnh bạn nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để thực hiện kiểm tra thai nhi.

– Sản phụ cảm thấy đau đầu, hoa mắt, sốt hoặc cơ thể bị sưng phù nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ. Nếu trường hợp xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mẹ và bé.

Sản phụ bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu nguy hiểm

Sản phụ bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu nguy hiểm

5. Thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về dấu hiệu sinh học

Dưới đây là những giải đáp thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về các dấu hiệu chuẩn bị sinh con.

5.1 Đau đẻ giống đau bụng kinh hay đi ngoài không

Thực tế, đau đẻ cũng gần giống với đau bụng kinh hay đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, tần suất và mức độ khó chịu của cơn đau chuyển dạ sẽ nhiều hơn. Mức độ đau tăng mạnh dọc ở phần lưng, hông và gây khó chịu ở vùng bụng dưới. Do tư thế nằm của trẻ hướng theo đường sinh và đè lên dây thần kinh nên khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau cao độ.

Hiếm có cơn chuyển dạ nào mà không gây đau đớn cho người mẹ. Mặt khác, đau bụng đi ngoài thường là những cơn đau ở mức độ nhẹ. Điều khác biệt giữa đau bụng chuyển dạ sinh con với đau bụng đi ngoài là vị trí đau. Thường đau bụng đi ngoài cơn đau sẽ nghiêng về phía hậu môn và gây khó chịu ở vị trí đó. Còn cơn đau vượt cạn sẽ xuất hiện nhiều ở tử cung, gây khó chịu ở cả bụng, háng và đùi.

5.2 Các cơn đau đẻ có cảm giác như nào? Cách để giảm cơn đau đẻ

Mỗi mẹ bầu sẽ có cảm giác đau đẻ khác nhau và mức độ đau ở mỗi lần mang thai cũng không giống nhau. Tuy nhiên nhìn chung các cơn đau đẻ gây cảm giác khó chịu, đau phần lưng, bụng dưới cùng với sức ép lên xương chậu.

Ngoài ra, một số mẹ bầu còn cảm thấy đau 2 bên sườn và bắp đùi. Họ cho biết cơn đau chuyển dạ giống như bị chuột rút mạnh khi đến kỳ kinh nguyệt, hoặc cơn đau quặn thắt ruột khi tử cung từ từ giãn rộng để cho bé yêu thuận lợi lọt lòng.

Cách để giảm các cơn đau đẻ: Một số mẹo nhỏ mẹ bầu có thể áp dụng để giảm đau, dễ sinh mà không cần tiêm thuốc hỗ trợ như: Tập thở, đi bộ, chườm ấm, ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc vòi hoa sen, thư giãn theo cách riêng như nghe nhạc, xem phim, massage…

5.3 Buồn nôn có phải dấu hiệu của chuyển dạ

Câu trả lời là có. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 nếu xuất hiện triệu chứng bụng cồn cào và hay nôn khan thì có thể thai phụ sắp chuyển dạ. Bởi vì ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh khiến tử cung bị chèn ép vào đường tiêu hóa, gây ra cảm giác buồn nôn, nôn. Đây là dấu hiệu nhận biết mẹ bầu chuẩn bị sinh con.

5.4 Cần làm gì khi đến ngày lâm bồn mà không có dấu hiệu chuyển dạ

Không phải em bé nào cũng sẽ ra đời đúng theo ngày sinh dự kiến, mà có thể sinh trước hoặc sau ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Trong trường hợp gần đến ngày sinh (tuần 40 – 42 của thai kỳ) mà không xuất hiện dấu hiệu sinh em bé, mẹ bầu cần đến khám lại bác sĩ sản phụ khoa để được kiểm tra tim thai, nước ối, nhau thai… nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để kịp thời can thiệp, hạn chế tối đa các biến chứng.

Ngoài những lần siêu âm thai định kỳ, từ tuần thứ 40 trở đi nếu đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu rõ ràng thì mẹ bầu nên khám thai 2 – 3 ngày/lần.

Cần khám thai thường xuyên nếu đến gần ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ

Cần khám thai thường xuyên nếu đến gần ngày sinh mà không có dấu hiệu chuyển dạ

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến các chị em những dấu hiệu sắp sinh phổ biến, dễ nhận biết. Mẹ bầu cần nắm rõ những kiến thức để sẵn sàng chào đón con yêu ra đời an toàn và khỏe mạnh.

Từ khóa » Gần Ngày Sinh Có Dấu Hiệu Gì