10 đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn 9 Năm 2020 Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
1. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi
Những hạt đậu của mẹ
Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ không thể lo được cho mẹ già, anh cảm thấy bà như một gánh nặng thực sự khi mỗi ngày phải chăm lo cho từng miếng cơm, cốc nước. Chàng trai đã quyết định mang bà mẹ vào một khu rừng để chối bỏ trách nhệm phụng dưỡng.
Kế hoạch như đã định, tối đến, chàng trai đã thủ thỉ với mẹ rằng anh muốn đưa bà đi dạo. Anh cõng mẹ trên lưng, men theo con đường mòn trên núi và đi tít vào sâu trong rừng. Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.
Bỗng dưng chàng trai phát hiện mẹ anh đã bí mật rải những đậu tương tư trên đường đi, anh tức giận hỏi: “Sao mẹ lại làm điều này?”. Bà mẹ bật khóc và trả lời: “Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà”.
(Nguồn internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0.5 điểm)
Câu 2: Người mẹ đã bí mật rải những hạt đậu tương trên đường đi để làm gì? (0.5 điểm)
Câu 3: Tìm lời dẫn trong câu văn sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? “Trong thâm tâm chàng trai nghĩ rằng mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà, anh cứ cắm đầu đi mãi, đi mãi.” (1.0 điểm)
Câu 4: Chi tiết bà mẹ bật khóc và trả lời: Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà.”, gợi cho em cảm xúc gì? (1.0 điểm)
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1: Trong gian khó, dân gian vẫn động viên nhau rằng: “Cái khó ló cái khôn” Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của em về câu tục ngữ trên (2.0 điểm)
Câu 2 (5.0 điểm)
Thay lời nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng kể lại kỉ niệm Thu gặp cha sau tám năm xa cách.
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu văn bản:
Câu 1:
- Văn bản trên sử dụng phương thức chính là tự sự.
Câu 2:
- Người mẹ đã bí mật rải những hạt đậu tương trên đường đi để con trai bà có thể tìm được đường về nhà.
Câu 3:
- Lời dẫn: mẹ anh sẽ không thể nào tìm được đường về nhà.
- Đây là lời dẫn gián tiếp.
Câu 4:
- Chi tiết bà mẹ bật khóc và trả lời: Con ngốc lắm! Mẹ sợ không có mẹ con sẽ không tìm được đường về nhà.”, gợi cho chúng ta hiểu về tình yêu bao la của mẹ dành cho mình. Qua đó, ta cũng thấy được con cái chúng ta với sự vô tâm và hồn nhiên mãi mãi không thể nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ dành cho mình.
II. Tạo lập văn bản
Câu 1:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề đáp ứng đủ các nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu về câu nói Cái khó ló cái khôn.
- Thân bài: Nghị luận về câu nói Cái khó ló cái khôn:
+ Cái khó là hoàn cảnh khó khăn, những thử thách, những hoàn cảnh éo le trong cuộc sống.
+ Cái khôn là sự ngờ ra, là sự có được từ những cái khó.
+ Ý nghĩa câu nói là từ những khó khăn, gian khổ chúng ta sẽ có những suy nghĩ tích cực và đột phá hơn.
+ Trong học tập: khi gặp khó khăn, gian khổ trong học tập chúng ta sẽ có những sáng kiến trong cuộc sống, những sáng kiến trong học tập.
+ Trong cuộc sống: tạo động lực để phát triển, tạo những sáng kiến khi gặp những khó khăn gian khổ.
+ Trước khi làm một điều gì đó, chúng ta nên có những dự kiến những sự lường trước trong cuộc sống
+ Trong bất kì việc gì chúng ta cũng có sự lạc quan.
+ Liên hệ với bản thân.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu nói Cái khó ló cái khôn.
Câu 2:
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc tác phẩm hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung:
- Giới thiệu về bản thân, hoàn cảnh hiện tại.
- Hồi tưởng về quá khứ:
+ Chiếc lược ngà làm gợi nhớ lại chuyện năm 8 tuổi.
+ Cảm xúc hối hận, tự trách bản thân về việc năm xưa đã lạnh nhạt, hỗn láo với ba.
+ Cảm xúc buồn, thương khi nhận ra ba và cũng là lần cuối được thấy ba.
- Hiện tại:
+ Kể lại cảm xúc, nỗi nhớ của hiện tại và gửi đến bạn đọc niềm trân trọng ba mẹ khi còn chưa muộn.
+ Tự hứa với ba sẽ sống tốt, hoàn thành các nhiệm vụ để ba được an lòng.
- Khẳng định tình cảm của mình dành cho người cha kính yêu.
2. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 2
TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Phần I (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
1. Nhận biết
Nêu tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm chứ đoạn trích trên?
2. Nhận biết
Ghi lại 1 câu ghép, chỉ ra ít nhất 2 trạng ngữ trong đoạn trích trên? Công dụng của dấu ngoặc kép trong dòng “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” là gì?
3. Vận dụng
Nhân vật tôi đóng vai trò gì trong tác phẩm? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện? Vì sao nhân vật tôi lại “cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều”?
4. Vận dụng cao
Từ hiểu biết trong cuộc sống và tác phẩm trên, hãy trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử? (Viết thành đoạn văn khoảng 20 câu).
II. Phần II (5.0 điểm)
Đọc những câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
(Trích Đồng chí – Chính Hữu)
1. Thông hiểu
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ chứa các câu thơ trên? Giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”?
2. Vận dụng
Nêu tên tác giả khác em đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 tập 1 có cùng chủ đề với bài thơ trên? Nêu ít nhất hai điểm khác biệt về nội dung, hình thức của nhan đề hai bài thơ đó?
3. Vận dụng cao
Đoạn thơ trên đã cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí giữa những người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp. Em hãy làm rõ đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12-15 câu.
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2
I. Phần I
1. Gợi ý:
- Tác phẩm: Chiếc lược ngà.
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng.
- Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được sáng tác năm 1966 khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
2. Gợi ý:
- Trạng ngữ: Một ngày, Không bao lâu sau
- Câu ghép: Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.
- Tác dụng dấu ngoặc kép: đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp.
3. Gợi ý:
- Nhân vật tôi là bác Ba – đồng đội của ông Sáu và đây cũng là người kể chuyện trong tác phẩm.
- Tác dụng việc chọn vai kể:
+ Làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện bởi người kể chuyện đồng thời cũng là một người trong cuộc chứng kiến những sự việc xảy ra.
+ Người kể chuyện dễ dàng đan xen vào những bình luận, những cảm xúc, suy nghĩ hết sức thấu đáo để người đọc có thể hiểu và đồng cảm với câu chuyện.
+ Người kể chuyện có nhiều cơ hội tìm hiểu đi vào thế giới nội tâm nhân vật một cách sâu sắc.
- Vì: khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều cũng là lúc chiếc lược sắp hoàn thành, tâm nguyện, nỗi dằn vặt trong lòng người đồng đội – anh Sáu cũng sẽ vơi bớt. Là một người đồng đội, một người bạn thân chứng kiến điều đó khiến anh Ba cũng cảm thấy vui và yên lòng.
4. Gợi ý:
- Giới thiệu vấn đề: Tình phụ tử.
- Bàn luận:
+ Tình phụ tử có thể hiểu là tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng.
=> Tình phụ tử là một tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ mà bất cứ ai cũng cần phải trân trọng.
- Ý nghĩa tình phụ tử:
+ Cha là người sinh ra và nuôi lớn ta trưởng thành.
+ Cha là trụ cột vững chắc cho ta nương tựa.
+ Cha là tấm khiên chắn, bảo vệ ta trước mọi biến cố cuộc đời.
+ Cha chắp cho ta đôi cánh để ta có thể bay cao, bay xa.
- Trách nhiệm con cái với cha:
+ Yêu thương, kính trọng cha.
+ Phụng dưỡng khi cha già yếu.
- Phê phán những hành vi đánh đập, hành hạ cha.
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
II. Phần II
1. Gợi ý:
- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- “Đôi tri kỉ”: đôi bạn thân thiết (hiểu bạn như hiểu mình).
---- Còn tiếp -----
3. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 3
TRƯỜNG THCS BÙI HỮU NGHĨA
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Đọc – hiểu văn bản (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Nêu các hình thức trau dồi vốn từ? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2 (3.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời yêu cầu ở dưới.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”.
a. Đoạn thơ trên, thuộc bài thơ nào? Của nhà thơ nào?
b. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
c. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?
II. Phần tạo lập văn bản (5.0 điểm)
Đề: Hãy tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với anh bộ đội Cụ Hồ trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
----- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3
I. Phần Đọc - hiểu văn bản:
Câu 1:
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
- Rèn luyện để nắm thật đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
Câu 2:
a. Gợi ý:
- Đoạn thơ trên thuộc bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
b. Thể thơ: Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ.
c. Đoạn thơ thể hiện : Hình ảnh những chiếc xe không kính. Bom đạn của chiến tranh ác liệt thời đó đã khiến cho những chiếc xe không chỉ không có kính mà còn trần trụi hơn nữa không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước.
- Đồng thời cho thấy người chiến sĩ lái xe có thái độ ung dung, lạc quan đã bình thản coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm và gian khổ.
II. Phần tạo lập văn bản:
a. Về nội dung:
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của bài văn tự sự; tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện của mình với những anh bộ đội Cụ Hồ trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu.
- Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, cụ thể ở đây là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
b. Về hình thức:
- Viết đúng bài văn tự sự, có yếu tố biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận; đủ bố cục ba phần; đảm bảo tính hoàn chỉnh;
- Diễn đạt, lập luận chặt chẽ, hợp lý; sắp xếp ý, dẫn chứng hợp lý; làm sáng tỏ vấn đề; chữ viết rõ ràng; đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp.
c. Dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa em và anh bộ đội trong tác phẩm “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.
+ Suy nghĩ chung của em về anh bộ đội Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp khi gặp anh bộ đội, nhân vật trong bài thơ: Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là hình ảnh đẹp, biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
+ Giới thiệu giới hạn vấn đề: Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1.
- Thân bài:
+ Anh bộ đội xuất thân từ nông dân; họ yêu quê hương mình tha thiết, nhớ quê hương đến quặn lòng khi phải xa quê nhưng họ vẫn sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.
+ Trích dẫn các câu thơ có liên quan trong việc cảm nhận, phân tích các từ ngữ, hình ảnh (các biện pháp nghệ thuật).
+ Những người lính cách mạng trải qua nhiều gian lao, thiếu thốn tột cùng, đó là những cơn sốt run người, trang phục mỏng manh giữa mùa đông giá lạnh. Nhưng gian lao thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, làm sáng lên nụ cười của người lính (sốt run người, cơn ớn lạnh, áo rách, quần vá, chân không giày, miệng cười buốt giá); những chi tiết về cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính được tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ cường điệu, được chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao.
+ Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết: sự cảm thông, chia sẻ, kề vai sát cánh hoàn thành nhiệm vụ.
+ Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.
+ Học sinh tưởng tượng, cảm nhận về sự gắn kết giữa ba hình ảnh: Khẩu súng, vầng trăng và người lính giữa rừng hoang sương muối.
+ Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích giặc của chính tác giả nhưng hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra từ những liên tưởng phong phú hay đó chính là sự kết hợp giữa chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
+ Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình đồng đội, tình yêu Tổ quốc.
- Kết bài:
+ Kết thúc cuộc gặp gỡ và trò chuyện.
+ Tác dụng to lớn của văn học: giúp chúng ta cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp của con người, hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội, đối với cuộc đời.
4. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 4
TRƯỜNG THCS GIO HẢI
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Tiếng Việt: (2.0 điểm)
Khoanh tròn các đáp án em cho là đúng:
Câu 1. Các thành ngữ: “nửa úp nửa mở, nói nước đôi” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì:
A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
B. Có thể thêm “rằng” hoặc ‘là” trước lời dẫn
C. Có thể lược bỏ 1số từ ngữ không cần thiết
D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào
Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố :
A. Núi Vọng phu .
B. Cỏ Ngu mĩ.
C. Lòng chim dạ cá .
D. Ngọc Mị Nương.
Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?
A. Một;
B. Hai;
C. Bốn;
D. Năm
Câu 5. Từ “đầu” trong dũng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long.
B. Đầu sỳng trăng treo.
C. Đầu non cuối bể.
D. Đầu súng ngọn giú.
---- Còn tiếp -----
5. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 5
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”.
b. Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 10 câu) cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 2. (3.0 điểm) Đọc câu thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu:
[...] Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
....
(Ngữ Văn 9, tập 1, trang 81 – NXB Giáo dục, 2007)
a. Chép theo trí nhớ 7 câu thơ tiếp của đoạn trích.
b. Đoạn thơ em vừa chép trích từ văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?
c. Viết đoạn văn khoảng 5 câu nêu ngắn gọn nội dung đoạn thơ trên trong đó có dùng một lời dẫn trực tiếp (Chỉ rõ lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn).
Câu 3. (5.0 điểm)
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
6. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 6
TRƯỜNG THCS PHẠM VIẾT CHÁNH
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I: (6.5 điểm)
Tình bà cháu là tình cảm vô cùng gần gũi và thiêng liêng. Trong bài thơ “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt đã viết:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2005)
1. Đoạn thơ trên có hai hình ảnh đã xuất hiện ở khổ đầu tiên. Đó là những hình ảnh nào? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? (1.0 điểm)
2. Xét về cấu tạo, từ “lận đận” trong câu thơ trên thuộc từ loại nào? Giải thích nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
7. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 7
TRƯỜNG THCS PHÚ HƯNG
Số câu: 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
8. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 8
TRƯỜNG THCS SƠN ĐÔNG
Số câu: 3
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
9. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 9
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
Số câu: 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
10. Đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 số 10
TRƯỜNG THCS TĂNG BẠT HỔ
Số câu: 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Từ khóa » đề Thi Văn Thcs 2020 Lớp 9
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Văn Mới Nhất
-
TOP 7 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Văn Năm 2021 (Có Ma Trận, đáp án)
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 9 Mới Nhất - Tìm đáp án
-
Đề Thi Ngữ Văn Lớp 9 - Đọc Tài Liệu
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Ngữ Văn Năm Học 2020 - 2021
-
Tổng Hợp đề Thi Học Kì 2 Văn 9 Cả Nước Năm 2020 - 2021
-
Top 15 đề Thi Văn Thcs 2020 Lớp 9
-
Bộ 10 đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 9 Năm 2020-2021 (Có đáp án)
-
Đề Thi Học Kì 2 Môn Văn Lớp 9 Năm 2019 -2020 Chọn Lọc Có đáp án
-
10 Đề Thi Thử Học Kì 2 Môn Văn Lớp 9 Có đáp án - Ôn Luyện
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 9 Môn Văn | - Trang 2
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 9 Năm 2020 - 2021
-
2 Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Văn Lớp 9 Năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)
-
Bộ 10 đề Thi Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 9 Năm 2020-2021 (Có đáp án)
-
25 đề Thi HSG Môn Ngữ Văn Lớp 9 Có đáp án - ABCD Online
-
Tuyển Tập 50 đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Lớp 9 - TuhocOnline
-
Đề Thi Học Kì 2 Năm 2021 Môn Văn Lớp 9 THCS Tân Lập
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 9 Môn Ngữ Văn Năm 2021-2022 - Hoc247