10 điều Làn Da “mách” Về Sức Khỏe Của Bạn
Có thể bạn quan tâm
Làn da là bộ phận phòng vệ cuối cùng để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân từ bên ngoài. Để bảo vệ sức khỏe cho làn da, chúng ta cần biết cách chăm sóc và phát hiện sớm khi da mắc bệnh.
Làn da có khả năng báo hiệu các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể
Đây là một thực tế, làn da có khả năng báo hiệu những bất ổn của các cơ quan bên trong cơ thể. Những biểu hiện bên ngoài của làn da chính là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. TS Wake Forest của Đại học Joseph Jorizzo, người đã từng viết về mối liên hệ giữa da và các bệnh nội khoa, cho rằng, những nguy cơ tiềm ẩn của sức khỏe được thể hiện qua làn da. Thậm chí, có nhiều căn bệnh rất nghiêm trọng mà làn da “báo hiệu” đầu tiên.
Phát ban dạng cánh bướm trên mặt
Một phát ban hình cánh bướm trên khuôn mặt là dấu hiệu đầu tiên và đặc trưng nhất của bệnh lupus ban đỏ. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và là một loại bệnh tự miễn. Đó là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, hệ miễn dịch tấn công chính các tế bào trong cơ thể. Bác sĩ da liễu Paolo Romanelli, Đại học Miami cho biết, dạng ban đỏ trên mặt có thể là một bệnh viêm da do tiếp xúc như trứng cá đỏ chẳng hạn, chỉ có xét nghiệm mới xác định được chính xác bệnh nhân có mắc lupus ban đỏ hay không.
Các mảng da dày lên, sẫm màu
Nếu trên da xuất hiện những mảng sẫm màu, mảng da dày lên, sạm đen ở vùng da cổ hay nách, hoặc bộ phận sinh dục hãy nghĩ đến khả năng bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với bệnh béo phì. Để phân biệt, cần lưu ý, nếu những đám này xuất hiện thường xuyên là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Còn những đám sạm đen xảy ra ở những nơi khác như tay, môi, bạn cần lưu ý đây có thể là do một khối u nào đó trong cơ thể và bạn cần phải đi khám ngay.
Đốm sẫm màu ở chân, bờ màu đỏ, ở giữa màu vàng
Những đám dày, sẫm màu thường cho thấy dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, những dấu hiệu này xuất hiện ở khu vực chân, nó có bờ màu đỏ, ở giữa màu vàng sáng hơn bên ngoài. Đôi khi da bị nứt, ngứa và đau. Bạn cần cẩn trọng vì đây là triệu chứng cho thấy bệnh đái tháo đường của bạn rất nặng, giai đoạn này có thể ảnh hưởng tới mắt và thận.
Ngứa, có vết tím trên da
Làn da bị ngứa, sẩn lên, những nốt phát ban màu tím hơi đỏ, thường xuất hiện ở cổ tay, mắt cá chân, phần dưới thắt lưng, cổ, chân hoặc ở bộ phận sinh dục. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm gan C. Một xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Đám da nhạt màu trên lưng
Trên vùng lưng bỗng nhiên xuất hiện những vết da nhạt màu, nếu kèm theo các dấu hiệu về da khác như mụn màu đỏ hoặc nâu ở má, mũi, hay đốm da màu tro, chúng thường có hình bầu dục – thường là dấu hiệu của bệnh di truyền hiếm gặp liên quan đến gen gây ra các khối u trong não hay nhiều bộ phận khác. Chúng đa phần lành tính.
Da biểu hiện bệnh dạ dày, ung thư
Khi lớp da trong lòng bàn tay trở nên dày hơn, có đốm trắng, tạo thành các nếp gấp, bạn có thể đang bị đau dạ dày. Tuy nhiên 90% các trường hợp có mối liên hệ với một bệnh ung thư nào đó. Khi những dấu hiệu này xuất hiện ở lòng bàn tay, có thể là ung thư phổi, nếu kết hợp với triệu chứng da dày lên, có các vết sẫm ở vùng bẹn, nách.... có khả năng bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Bàn tay, chân màu nâu gỗ
Đây là hiện tượng biến đổi màu sắc trên da, do xơ hóa hệ thống da trở thành màu nâu như gỗ. Đôi khi xuất hiện một chấm nhỏ màu vàng trong mắt. Các nhà nghiên cứu y sinh học cho biết đây là hậu quả của thuốc trong quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI), chủ yếu ở những người mắc bệnh thận.
Phát ban có vảy ở mông, lưỡi đỏ
Những đám phát ban màu đỏ, có vảy, đôi khi có loét thường gặp ở người cao tuổi. Nó thường xuất hiện ở mông, lòng bàn tay nhưng cũng có thể gặp ở những vị trí khác trên cơ thể. Nếu có kèm theo đau và đỏ ở lưỡi, đây là dấu hiệu của khối u tuyến tụy.
Một số dấu hiệu trên da không phải là bệnh nguy hiểm
Không phải tất cả các dấu hiệu trên da đều chỉ ra một căn bệnh nội khoa nào đó, nhiều khi nó chỉ là những vấn đề về da đơn thuần hoặc các bệnh về da tự hết không phải điều trị. Ví dụ như bệnh u hạt vòng chẳng hạn, bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, bệnh hay gặp ở trẻ em hơn người lớn. Đó là các mảng hình tròn, nhẫn, hình cung màu đỏ hoặc tím, có khi lan ra toàn thân, ở những chỗ da có nếp gấp. Bệnh thường không cần điều trị sẽ tự biến mất trong vòng vài tháng đến vài năm, nếu mảng đỏ lan rộng.
Bạch Dương
(Theo webmd)
Từ khóa » Da Sẫm
-
Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Nguyên Nhân Gây Sạm Da Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Khiến Da Sạm Màu Và Cách Làm Trắng Da Mặt Cấp Tốc
-
Sạm Da Là Gì? 6 Nguyên Nhân & 4 Cách Chữa Trị đơn Giản
-
Da Bị Sạm Màu | Tổng Quan Về Chức Tăng Sắc Tố Da
-
Sạm Da Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất Hiện ...
-
Sạm Da Và 6 Thắc Mắc Thường Gặp Về Da Sạm đen
-
Da Xỉn Màu, Sạm đen: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Hello Bacsi
-
Tăng Sắc Tố: Điều Gì Khiến Da Bị Sạm? - Vinmec
-
Tăng Sắc Tố Da: Nguyên Nhân, Cách điều Trị - Vinmec
-
Sạm Da: Tình Trạng Tăng Sắc Tố Trên Da - Nhà Thuốc Long Châu
-
Phân Biệt Tất Tần Tật Những đốm Sẫm Màu Trên Da | EVASHOP.COM.VN
-
Những Nguyên Nhân Chính Khiến Da Sạm đen, Xấu Xí