10 ĐIỀU TÔI LÀM KHI TÂM LÝ BẤT ỔN
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù tôi đã từng viết một cuốn sách về sức khoẻ tâm thần (đúng hơn là 4 cuốn), nhưng không phải lúc nào tôi cũng thấy thực sự ổn định về mặt tâm lý. Có những ngày (và thời điểm) tôi cảm thấy nghi ngờ bản thân, khuất phục trước các cám dỗ hay để cảm xúc chi phối sự phán đoán của mình. May mắn thay, biết rằng sức khoẻ tâm thần của bản thân bất ổn chính là lúc để tôi có thể rèn giũa các kĩ năng của mình.
Dưới đây là 10 điều tôi làm khi tâm lý của bản thân không vững vàng.
1. Nhớ Lại Những Khoảng Thời Gian Khó Khăn Mà Mình Đã Vượt Qua
Khi tôi nghi ngờ rằng liệu mình có thể vượt qua một điều gì đó hay không, tôi sẽ ngừng lại và nhắc nhở bản thân về những điều khó khăn mà mình đã trải qua. Trong quá khứ, tôi từng có thể tìm thấy sức mạnh nội tâm mà bản thân không hề biết rằng nó tồn tại.
Điều khó nhất tôi từng làm chính là đọc điếu văn trong đám tang của chồng mình. Anh ấy mất khi chúng tôi đều mới chỉ 26 tuổi. Đứng trước căn phòng có rất nhiều người và nói về chồng mình ở trong quá khứ khiến sự vắng mặt của anh ấy trở nên quá đỗi chân thật. Điều ấy khiến tôi thấy thật khủng khiếp.
Tôi nhắc nhở bản thân rằng nếu mình đã có thể làm điều đó, thì tôi sẽ có thể vượt qua bất kì trở ngại nào mà mình đang phải đối mặt vào thời điểm hiện tại. Việc nhìn nhận tình huống trên nhiều góc độ khiến tôi nhớ rằng mình mạnh mẽ hơn những gì mình nghĩ.
2. Hành Động Như Thể Là Tôi Cảm Thấy Mạnh Mẽ
Khi tôi ngập ngừng muốn né tránh nơi góc phòng hay từ chối một cơ hội mới vì e sợ, tôi sẽ giả vờ như mình mạnh mẽ. Việc cảm thấy lo sợ là bình thường vì vậy hãy cứ làm thôi.
Tôi thường tự hỏi bản thân, “Mình sẽ làm gì ngay bây giờ nếu tâm lý của mình vững vàng?” Sau đó, tôi sẽ hành động theo những gì bản thân mách bảo. Giả vờ mạnh mẽ khiến cho tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn.
3. Ăn Mặc Như Một Siêu Anh Hùng
Khi biết bản thân phải làm điều gì đó khó khăn, tôi sẽ mặc chiếc áo Wonder Woman. Ban đầu nó chỉ là một trò đùa. Nhưng dần dần tôi nhận ra, việc mặc một chiếc áo trông thật quyền lực khiến bản thân mình tăng thêm tự tin mỗi khi mà tôi cần nó nhất.
Và vào những ngày khi chiếc áo quyền lực ấy không phù hợp (như khi tôi phải phát biểu trong một hội nghị), tôi sẽ sử dụng những phụ kiện khiến bản thân thấy tự tin hơn và nhắc nhở thêm rằng tôi có thể tạo ra một chút sức mạnh khi cần tới chúng.
Tôi đoán rằng lí do nó trở nên hữu ích là vì chiếc áo quyền lực ấy khiến tôi vui vẻ. Và khi tôi thấy tốt hơn, tôi sẽ làm việc tốt hơn.
4. Làm Điều Gì Đó Mà Trí Não Cho Rằng Tôi Không Thể
Trí não của tôi thường sử dụng nhiều năng lượng để thuyết phục rằng tôi không thể làm một số thứ. Thỉnh thoảng nó nói rằng tôi không thuộc nơi nào đó, và khi khác, nó nói rằng tôi chẳng thể nào thử được những thứ mới mẻ.
Một trong những cách tốt nhất để chống lại những ý nghĩ tiêu cực ấy chính là chứng tỏ bản thân tôi đã sai rồi. Tôi trân trọng cơ hội để chứng tỏ rằng tôi có năng lực hơn những gì mà bản thân phán xét.
5. Thực Hành “Quy Tắc 10 Phút”
Khi mà có một điều gì đó tôi nghĩ mình nên làm, nhưng tôi lại chẳng muốn làm nó, thì tôi sẽ thực hành “quy tắc 10 phút”.
Tôi nói với bản thân rằng hãy làm điều đó trong vòng 10 phút. Và nếu tôi thật sự không muốn làm điều ấy nữa, tôi sẽ từ bỏ nó sau 10 phút này.
Việc bắt đầu thường là phần khó nhất. Vì vậy, nếu tôi có thể khiến bản thân bắt đầu, nó thường không quá khó để tiếp tục.
“Quy tắc 10 phút” giúp tôi bắt đầu với mọi việc. Kể cả khi tôi cố gắng bỏ tập thể dục hay không muốn xử lý email, việc biết rằng mình có quyền được dừng lại giúp tôi hoàn thành công việc.
6. Tập Thể Dục
Gần như mỗi ngày tôi đều chạy bộ. Và tôi thích chạy, vì khi ấy tôi cảm thấy cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn, và cũng khiến tâm trí của mình ổn định hơn.
Việc chạy bộ mang lại rất nhiều cơ hội để luyện tập cho những kĩ năng của bản thân. Trí não tôi luôn nói rằng hãy từ bỏ. Nó cố gắng thuyết phục tôi đôi chân mình đã quá mỏi để tiếp tục chạy, nó tìm một triệu lí do để tôi dừng lại.
Chạy bộ và tập tạ khiến tôi thách thức lại những ý nghĩ ấy. Nó còn làm cải thiện tâm trạng và nhắc tôi nhớ rằng bất kể những gì đang diễn ra xung quanh tôi, tôi luôn có thể lựa chọn cách chăm sóc cho bản thân mình.
7. Gọi Tên Cảm Xúc
Là một nhà trị liệu, tôi biết rằng việc gọi tên cảm xúc là một sự rèn luyện mạnh mẽ. Dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng để xác định những cảm xúc - nhất là khi chúng như một mớ bòng bong.
Nhưng, chỉ cần dành một phút để gọi tên tình trạng hỗn độn ấy như “lo lắng với một chút buồn bã” hoặc “tội lỗi cùng một chút sợ hãi” giúp trí não tôi hiểu ra mọi thứ. Và tự động, tôi cảm thấy mình có thêm một chút kiểm soát để hành động.
8. Cho Bản Thân Mình Một Lời Động Viên
Tôi thường lung lay và nghe theo sự lo âu của mình khi nó bảo tôi đừng làm một điều gì đó. Khi tôi thấy bản thân từ bỏ điều gì hoặc muốn rút lui vì sợ hãi, tôi sẽ tự động viên bản thân.
Thỉnh thoảng tôi sẽ giả vờ như mình là một huấn luyện viên nói với đội bóng là họ có thể chiến thắng một cách kì diệu khi tiếng còi vang lên. Khi khác, tôi nghĩ về những gì người tôi yêu thương có thể sẽ nói với tôi trong khoảnh khắc khó khăn. Một cuộc trò chuyện ngắn với bản thân có thể đem lại dũng khí và động lực giúp tôi tiến tới.
9. Tập Trung Vào Nhịp Thở Của Bản Thân
Tất nhiên, không phải lúc nào những lời động viên cũng trở nên hữu dụng. Giống như hầu hết mọi người, tôi đã từng trải qua chấn thương tâm lý. Và một số thứ khiến hệ thần kinh của tôi trở nên quá tải vì những lo lắng tăng vọt.
Những thời điểm ấy, một lời động viên bình thường sẽ chẳng thể nào giúp ích được. Trước tiên, tôi cần trấn tĩnh lại bản thân để cơ thể chịu lắng nghe theo lý trí.
Việc để ý đến nhịp thở của mình khiến tôi dịu đi phần nào. Và đến khi tôi bình tĩnh hơn, tôi có thể bắt đầu việc giải quyết vấn đề theo cách một lành mạnh.
10. Nghĩ Đến Việc Bản Thân Trong Tương Lai Kể Lại Chuyện Này
Khi sự sợ hãi cố gắng kìm hãm tôi làm việc gì đó, tôi nhắc nhở mình rằng bất kể việc gì tôi sẽ làm tiếp theo có thể trở thành một câu chuyện hay để kể lại.
Và câu chuyện gì khiến tôi muốn kể ra? Liệu tôi có muốn nói về khi “Tôi đã suýt làm điều đó” hay khi “Tôi đã thử một điều gì đó đáng sợ”? Kể cả khi nó không diễn ra tốt đẹp, trải nghiệm ấy ít nhất có lẽ tạo ra một câu chuyện hay sau này.
Chiến lược ấy giúp tôi nhận ra rằng cảm giác khó chịu mà tôi đang trải nghiệm bây giờ sẽ không kéo dài mãi mãi. Và nó thường giúp tôi vượt qua những sự khó chịu ấy.
11. Xây Dựng Sức Khoẻ Tâm Thần Lành Mạnh
Không cảm thấy mạnh mẽ không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Thay vào đó, những khoảnh khắc ấy là những cơ hội để làm điều gì đó giúp xây dựng sức khoẻ tinh thần tốt hơn. Tất nhiên tôi không hoàn hảo, và có những ngày tôi đưa ra những lựa chọn không hẳn là phù hợp. Thế nhưng, vẫn sẽ luôn có cơ hội khác để thử lại chỉ vài phút sau đó.
Nguồn: 10 Things I Do When I Don’t Feel Mentally Strong (By Amy Morin) - Verywell MindHãy liên hệ với số hotline 0977.729.396 của Viện ngay hôm nay để được tư vấn tận tình.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
Prof. Dr. Nguyen Thi My Loc
Prof. Agnes Florin
Assoc. Prof., PhD. Dr. Vo Van Ban
PhD. Ngo Thanh Hue
Assoc. Prof., Dr. Tran Thanh Nam
Assoc. Prof. PhD. Tran Van Cong
PHD. DR. Cao Van Tuan
PhD. Dr. Vu Thy Cam
Assoc. Prof., Dr. Le Van Hao
Prof. Dr. Christelle Maillart
Assoc. Prof., Dr. Michelline Joane Durand
PhD. Le Thi Mai Lien
PhD. Le Nguyen Phuong
M.S. Doan Thi Huong
M.S. Vu Van Thuan
M.A. Phan Ngoc Thanh Tra
M.S. Nguyen T. Dieu Anh
ASSOC. DR. BUI THI THUY HANG
M.S. Hoang T. Thanh Hue
M.S. Nguyen Thi Hoai Phuong
M.A. Vu Thuy Van
-----------------------------
Viện Tâm lý Việt - Pháp
Trụ sở Hà Nội: Số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở TP.HCM: Landmark 81, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0912.012.684 (Zalo, 24/7)
Email: daotao@tamlyvietphap.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tamlyvietphap.vnTừ khóa » Các Bất ổn Về Tâm Lý
-
Biểu Hiện Tâm Lý Bất ổn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
7 Dấu Hiệu Tâm Lý Bất ổn Khiến Bạn Dễ Gây Xung đột - Hello Bacsi
-
10 Dấu Hiệu Tâm Lý Bất ổn Và Cách Giúp Bạn Thoát Khỏi Hiệu Quả
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
12 Cách Hiệu Quả để Vượt Qua Khủng Hoảng Tâm Lý - Prudential
-
6 Dấu Hiệu Tâm Lý Bất ổn Không Nên Xem Thường
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Bất ổn Về Cảm Xúc - Báo Tuổi Trẻ
-
Các Hội Chứng Tâm Lý Dễ Mắc ở Tuổi Dậy Thì
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Bất ổn Tâm Lý để điều Trị Kịp Thời
-
Tâm Trạng Bạn Lên Xuống Thất Thường, Vì Sao? | Vinmec
-
Tâm Lý Bất ổn Là Gì? Dấu Hiệu Và Hướng Khắc Phục Hiệu Quả
-
Bất ổn Tâm Lý Tuổi Mới Lớn | VTV.VN
-
Học Trực Tuyến Kéo Dài, Học Sinh Gặp Bất ổn Tâm Lý
-
[PDF] Sức Khỏe Tâm Thần Và Tâm Lý Xã Hội Của Trẻ Em Và Thanh ... - UNICEF